Tài liệu môn Âm nhạc lớp 4

Sau 6 năm thực hiện đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông, cùng với các môn khác, môn Âm nhạc ở Tiểu học cũng đã thu được kết quả đáng khích lệ, nó được đổi mới một cách cơ bản từ lớp 1 đến lớp 5, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung và mục tiêu giáo dục môn Âm nhạc nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng một chương trình, một bộ SGK trên phạm vi toàn quốc cũng còn có những bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số: 16 / 2006 QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ trên, Vụ Giáo dục Tiểu học chỉ đạo các bộ môn biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm đưa ra một bộ tài liệu Chuẩn về Kiến thức và kĩ năng, đảm bảo cho tất cả HS trên các vùng miền của đất nước đều được học và học được, phù hợp với trình độ tiếp nhận của các em. Trên cơ sở đó, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã được điều chỉnh để giúp GV và HS trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình một cách dễ dàng hơn.

Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng Âm nhạc phần Yêu cầu cần đạt nêu ra những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và Kĩ năng của môn học mà HS ở bất cứ vùng miền nào cũng đạt được.

Đối với Lớp 4, có ba nội dung là Hát, Tập đọc nhạc và Phát triển khả năng Âm nhạc.

Nội dung Hát có yêu cầu cần đạt cao hơn so với các lớp 1, 2, 3. Cụ thể ở những tiết ôn tập có ghi Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca, cùng với các hoạt động khác như: hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, hát kết hợp với vận động phụ họa cũng cao hơn một chút. Riệng nội dung Tập đọc nhạc thì chỉ ở những nơi có điều kiện mới dạy.

Nội dung Phát triển khả năng âm nhạc GV thực hiện đơn giản như ở các lớp 1, 2, 3. GV có thể kể hoặc đọc cho HS nghe một vài câu chuyện , cho các em nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, nghe một vài ca khúc hoặc một vài bài dân ca, GV có thể hát cho HS nghe để HS biết và cảm nhận. GV cần nghiên cứu kĩ nội dung để tìm cho mình một cách làm đơn giản nhất, dễ hiểu nhất để dạy cho HS, tránh nặng nề diễn giải dài dòng, khiến HS khó tiếp thu.

Ở những nơi có điều kiện, nội dung Hát yêu cầu HS phải Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đồng thời HS cần biết tên một số nhạc sĩ nổi tiếngsáng tác những ca khúc được học, kết hợp với các hoạt động như: gõ đệm vận động phụ họa, tró chơi, Nội dung Tập đọc nhạc, GV sẽ thực hiện theo quy trình các bước như đã dạy trong những năm qua.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu môn Âm nhạc lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu học cũng đã thu được kết quả đáng khích lệ, nó được đổi mới một cách cơ bản từ lớp 1 đến lớp 5, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học nói chung và mục tiêu giáo dục môn Âm nhạc nói riêng. Tuy nhiên, việc áp dụng một chương trình, một bộ SGK trên phạm vi toàn quốc cũng còn có những bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số: 16 / 2006 QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 05 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ trên, Vụ Giáo dục Tiểu học chỉ đạo các bộ môn biên soạn tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm đưa ra một bộ tài liệu Chuẩn về Kiến thức và kĩ năng, đảm bảo cho tất cả HS trên các vùng miền của đất nước đều được học và học được, phù hợp với trình độ tiếp nhận của các em. Trên cơ sở đó, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã được điều chỉnh để giúp GV và HS trên phạm vi cả nước thực hiện chương trình một cách dễ dàng hơn. Trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng Âm nhạc phần Yêu cầu cần đạt nêu ra những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và Kĩ năng của môn học mà HS ở bất cứ vùng miền nào cũng đạt được. Đối với Lớp 4, có ba nội dung là Hát, Tập đọc nhạc và Phát triển khả năng Âm nhạc. Nội dung Hát có yêu cầu cần đạt cao hơn so với các lớp 1, 2, 3. Cụ thể ở những tiết ôn tập có ghi Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca, cùng với các hoạt động khác như: hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm, hát kết hợp với vận động phụ họa cũng cao hơn một chút. Riệng nội dung Tập đọc nhạc thì chỉ ở những nơi có điều kiện mới dạy. Nội dung Phát triển khả năng âm nhạc GV thực hiện đơn giản như ở các lớp 1, 2, 3. GV có thể kể hoặc đọc cho HS nghe một vài câu chuyện , cho các em nhận biết một số nhạc cụ dân tộc, nghe một vài ca khúc hoặc một vài bài dân ca, GV có thể hát cho HS nghe để HS biết và cảm nhận. GV cần nghiên cứu kĩ nội dung để tìm cho mình một cách làm đơn giản nhất, dễ hiểu nhất để dạy cho HS, tránh nặng nề diễn giải dài dòng, khiến HS khó tiếp thu. Ở những nơi có điều kiện, nội dung Hát yêu cầu HS phải Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, đồng thời HS cần biết tên một số nhạc sĩ nổi tiếngsáng tác những ca khúc được học, kết hợp với các hoạt động như: gõ đệm vận động phụ họa, tró chơi, Nội dung Tập đọc nhạc, GV sẽ thực hiện theo quy trình các bước như đã dạy trong những năm qua. Phần Ghi chú gồm những yêu cầu dành cho HS ở những vùng có điều kiện hơn về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Âm nhạc là cơ sở để quản lí dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS, khuyến khích GV chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, SGK nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả dạy học môn Âm nhạc ở tiểu học. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: TUẦN TÊN BÀI DẠY YÊU CẦU CẦN ĐẠT GHI CHÚ (Nơi có điều kiện) 1. Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, Cùng ca múa dưới ánh trăng. Biết hát kết hợp vỗ tay (gõ đệm) hoặc vận động theo bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Nhớ một số kí hiệu ghi nhạc đã học. 2. Học hát : Bài Em yêu hòa bình. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 3. Ôn tập bài hát : Em yêu hòa bình. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Nhận biết các nốt Đo, Mi, Son, La trên khuông nhạc. Biết đọc nốt nhạc theo cao độ và tiết tấu. 4. Học hát : Bài Bạn ơi lắng nghe. Kể chuyện âm nhạc : Tiếng hát Đào Thị Huệ. Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. Đây là bài dân ca của dân tộc Ba-na ở Tây Nguyên. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. 5. Ôn tập bài hát : Bạn ơi lắng nghe. Giới thiệu hình nột trắng, bài tập tiết tấu. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Tập biểu diễn bài hát. Biết giá trị độ dài của hình nốt trắng. Biết thể hiện hình tiết tấu có nốt đen và nốt trắng. 6. Tập đọc nhạc : TĐN số 1. Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát đã học. Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc : Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà. Biết đọc bài TĐN số 1. 7. Ôn tập 2 bài hát : Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe. Ôn tập : TĐN số 1 Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Tập biểu diễn bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1. 8. Học hát : BàiTrên ngựa ta phi nhanh. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 9. Ôn tập bài : Bài Trên ngựa ta phi nhanh. Tập đọc nhac : TĐN số 2. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 2. 10. Học hát : Bài Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. 11. Ôn tập bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em. Tập đọc nhạc: TĐN số 3. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 3. 12. Học hát : Bài Cò lả. Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết đây là bài dân ca của đồng bằng Bắc Bộ. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 13. Ôn tập bài : Cò lả. Tập đọc nhạc : TĐN số 4. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 4. 14. Ôn tập 2 bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em. Nghe nhạc. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. 15. Học hát : (Dành cho địa phương tự chọn) Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 16. Ôn tập 3 bài hát : Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe, Cò lả. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Tập biểu diễn bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 17. Ôn tập 2 bài TĐN: sồ 2, sồ 3. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca một số bài hát. Tập biểu diễn bài hát. Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bàiTĐN só 2, số 3. 18. Tập biểu diễn bài hát. Tập biểu diễn một số bài hát đã học. 19. Học hát : Bài Chúc mừng. Một số hình thức trình bày bài hát. Biết đây là bài hát nước ngoài. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết đây là bài hát của nước Nga, nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời Việt. Biết một số hình thức hát như đơn ca, song ca. 20. Ôn tập bài hát : Chúc mừng. Tập đọc nhạc : TĐN số 5 Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 5. 21. Học hát : Bài Bàn tay mẹ. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 22. Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ. Tập đọc nhạc : TĐN sô 6 Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 6. 23. Học hát : Bài Chim sáo. Biết đây là bài dân ca. Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết đây là bài dân ca của dân tộc Khơ-me Nam Bộ. Biết gõ đệm theo phách. 24. Ôn tập bài hát : Chim sáo. Ôn tập TĐN số 5, số 6. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo bài TĐN số 5, số 6. 25. Ôn tập 3 bài hát : Chúc mừng, Bài Bàn tay mẹ, Chim sáo. Nghe nhạc. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát. Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 3 bài hát. Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời. 26. Học hát : Bài Chú Voi con ở Bản Đôn. Biết hát theo giai điệu và lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phạm Tuyên. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 27. Ôn tập bài hát : Chú Voi con ở Bản Đôn. Tập đọc nhạc : TĐN số 7. Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 7. 28. Học hát : Bài Thiếu nhi thế giới liên hoan. Biết hát theo giai điệu và lời 1. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 29. Ôn tập bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan. Tập đọc nhạc : TĐN số 8 Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết đọc bài TĐN số 8. 30. Ôn tập 2 bài hát : Chú Voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới liên hoan. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca . Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp. 31. Ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học. Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 7, số 8. 32. Học hát : (Dành cho địa phương lựa chọn) Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca. 33. Ôn tập 3 bài hát. Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát trong học kì II Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết hát vận động phụ họa theo bài hát. 34. Ôn tập 2 bài TĐN Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca một số bài hát đã học trong học kì II. Biết đọc nhạc, ghép lời ca và kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp bài TĐN trong học kì II. 35. Tập biểu diễn. Tập biểu diễn một số bài hát đã học. Tập biểu diễn một những bài hát đã học.

File đính kèm:

  • docChuan KTKNMon Am nhacLop 4.doc
Giáo án liên quan