MỤC LỤC Trang
Phần thứ nhất:ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 7
2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 8
Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
I. Kĩ thuật biên soạn đềkiểm tra 15
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra 15
Bước 2. Xác định hình thức đềkiểm tra 15
Bước 3. Xây dựng ma trận đềkiểm tra (bảng mô tảtiêu chí của đềkiểm tra) 16
Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận 37
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm 40
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đềkiểm tra 44
II. Ví dụ minh họa 44
Ví dụ 1. Xây dựngma trận đề kiểm tra học kì I,Địa lí6 44
Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I,Địa lí7 51
Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì I,Địa lí8 57
Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra học kì II,Địa lí9 62
Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Về dạng câu hỏi 68
2. Số lượng câu hỏi 68
3. Yêu cầu về câu hỏi 69
4. Định dạng văn bản 69
5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi 70
6. Sử dụng câu hỏi của môn học trong thư viện câu hỏi 71
Phần thứ tư:HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Nhiệm vụ của chuyên viênbộ mônvà báo cáo viên cốt cán 72
2. Đối với cán bộ quản lí 73
3. Đối với giáo viên 73
Phụ lục 73
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Kiểm tra đánh giá môn Địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo các loại hình vận tải (%)
Khối lượng hàng hoá vận chuyển
Loại hình vận tải
1990 2002
Tổng số 100,00 100,00
Đường sắt 4,30 2,92
Đường bộ 58,94 67,68
Đường sông 30,23 21,70
Đường biển 6,52 7,67
Đường hàng không 0,01 0,03
(không kể vận tải bằng đường ống)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình vận tải ở
nước ta, năm 1990 và 2002.
b) Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao ? Loại hình
nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?
Câu 24. Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế- xã hội
nước ta ?
Câu 25. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại,
dịch vụ lớn nhất cả nước?
Câu 26. Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương ?
113
Câu 27. Kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta. Tại sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp lại chiếm tỉ trọng cao trong các hàng xuất khẩu ?
Câu 28. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta, giai đoạn 1990 –
2005 (đơn vị : %)
Năm
Nông - lâm
- thuỷ sản
Công nghiệp
- xây dựng Dịch vụ
1990 38.7 22.7 38.6
1991 40.5 23.8 35.7
1995 27.2 28.8 44
1999 25.4 34.5 40.1
2000 24.6 36.7 38.7
2002 23 38.5 38.5
2004 21.8 40.2 38
2005 21 41 38
a) Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 -2005.
b) Cho biết :
- Việc giảm tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp nói lên điều gì ?
- Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào phát triển nhanh ? Thực tế này phản ánh điều gì ?
- Thực hành soạn câu hỏi và bài tập, sử dụng câu hỏi và bài tập để dưa vào ma trận đề kiểm tra
114
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Thông tin phản hồi của hoạt động 1
I. Định hướng chỉ đạo đổi mới KTĐG
1. Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD
- Việc đổi mới phải đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu
kém trên cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn
nước ta.
- Các cấp quản lý GD chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới đến các trường
học, các tổ chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả.
2. Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn
- Đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên môn, là
nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc.
- Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG, cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh
nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc.
- Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả
từng giải pháp cụ thể: kinh nghiệm ra đề sao cho bảo đảm chất lượng, kinh nghiệm kết hợp hình thức tự luận với
trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.
3. Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG
Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo,
biết đổi mới PPHT, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập.
4. Đổi mới KT-ĐG phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy
học
115
- Đổi mới KT-ĐG gắn liền với đổi mới PPDH của GV và đổi mới PPHT của HS, kết hợp đánh giá trong với
đánh giá ngoài. Ở cấp độ thấp, GV có thể dùng đề kiểm tra của người khác (của đồng nghiệp, do nhà trường cung
cấp, từ nguồn dữ liệu trên các Website chuyên ngành) để KT-ĐG kết quả học tập của HS lớp mình. Ở cấp độ cao
hơn, nhà trường có thể trưng cầu một trường khác, cơ quan chuyên môn bên ngoài tổ chức KT-ĐG kết quả học tập
của HS trường mình.
- Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS.
- Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng
cấp CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.
5. Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH
Khi đổi mới KT-ĐG bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường
sư phạm thân thiện, tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới công tác quản lý.
6. Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá
1. Các công việc cần tổ chức thực hiện
- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn
học và các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG.
- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học
- Về đổi mới KT-ĐG: Nhận diện về KT-ĐG trong PPDH tích cực và cách áp dụng;
- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức tự
luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; cách khai thác nguồn dữ
liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, ngân hàng đề kiểm tra, đề thi trên các Website chuyên môn.
116
- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và khai thác chuẩn KT-KN của chương trình môn học
- Về ứng dụng CNTT: sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản lý chuyên,
tránh lạm dụng CNTT;
- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV;
2. Phương pháp tổ chức thực hiện
3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:
b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:
- Trách nhiệm của nhà trường
- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:
- Trách nhiệm của GV:
Thông tin phản hồi hoạt động 3
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng,
thái độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS,
của tập thể lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tốn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập
của HS; cần tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của
chính mình;
- Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách quan về các kết quả học
tập của HS so với mục tiêu cụ thể dặt ra cho từng giai đoạn nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc
đánh giá kết quả học tập của HS;
117
- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt được mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục
cố gắng, phấn đấu trong học tập mà còn có tác dụng giúp GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của
hoạt động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự
HS đạt được kết quả mong muốn. Các kết quả kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lí giáo dục,
chỉ đạo chuyên môn cũng như việc xây dựng và hoàn tất chương trình, sách giáo khoa;
- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp
cho con em.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra có các hình thức sau:
1. Đề kiểm tra tự luận;
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù
hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập
của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập
với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần
tự luận.
118
Thông tin phản hồi hoạt động 7
BIÊN SOẠN CÂU HỎI
Mã nhận diện câu hỏi : ______
MÔN HỌC: _____________
Thông tin chung
* Lớp: ___ Học kỳ: ______
* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________
KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ
1. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học
Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông đối với từng môn học,
theo khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương
trình và phù hợp với sách giáo khoa.
Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho
mỗi chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho
mỗi chuẩn cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong
bước I, các ví dụ minh họa xem phần biên soạn đề kiểm tra ở phần II.
Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng.
Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
119
Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế
một mẫu đại diện các học sinh.
Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi.
- Thiết kế một hệ thống ngân hàng câu hỏi trên máy tính
- Cách thức bảo mật ngân hàng câu hỏi
- Cách thức lưu trữ và truy xuất câu hỏi
- Cách thức xây dựng đề kiểm tra
- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi
File đính kèm:
- Tai lieu tap huan KTDG mon dia li 2011.pdf