Với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng đề ra trong thời gian qua của ngành giáo dục như: “Ba không” hay “Tránh ngồi nhầm lớp” để đảm bảo chất lượng giáo dục được nâng cao, ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ giáo viên, trang bị cơ sở vật chất dạy và học, bổ sung tài liệu sách báo phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thì việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc quản lý đào tạo cũng đã được bàn thảo rất nhiều trong các hội thảo khoa học về giáo dục, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà CNTT đang phát triển với tốc độ rất nhanh.
Tuy nhiên theo báo cáo thống kê mới nhất của Bộ giáo dục thì việc thực hiện ứng dụng CNTT trong đào tạo tại các trường THCS và Tiểu học trên cả nước là rất thấp, chỉ đạt 30% trên tổng số trường. Con số là quá khiêm tốn so với tiềm năng của ngành CNTT trong nước. Từ những bất cập hạn chế đó tháng 9 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã ban hành Quyết định lấy năm 2008 – 2009 là năm của Giáo dục tin học.
Thực hiện xu hướng chung của ngành giáo dục và để giúp cho công tác quản lý, giảng dạy của cán bộ giáo viên trong nhà trường được đơn giản thuận tiện và đạt hiệu quả, Công ty CP đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam(VIETEC) đã phát triển và hoàn thiện dòng sản phẩm phầm mềm ProSoft đáp ứng đầy đủ cho công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường:
ProSoft.EOS: Hệ thống quản lý giáo dục
ProSoft.ESCI: Phần mềm quản lý thông tin Phổ Cập Giáo Dục - Chống Mù Chữ.
ProSoft.QA: Phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục.
ProSoft đã được triển khai đại trà trên toàn quốc với 2 phần mềm là ProSoft.ESCI và ProSoft.QA. Thực hiện triển khai ProSoft các đơn vị đánh giá rất cao lợi ích và hiệu quả đạt được.
Khách hàng đặt niềm tin và hợp tác truyền thống với VIETEC không chỉ bởi các sản phẩm ổn định mà còn là sự tận tình trong công tác hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng. Hy vọng chúng tôi sẽ được phục vụ Quý trường góp một phần nhỏ vào sự nghiệp cao quý của ngành giáo dục.
Hy vọng được đón tiếp Quý vị tại
Công ty CP đầu tư phát triển và chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vietec)
Địa chỉ: Nhà số 2, ngõ 62, đường Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội.
Trân trọng!
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4342 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê phổ cập giáo dục – chống mù chữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o diện danh sách đơn vị
Thêm đơn vị: Tài khoản quản trị cấp Tỉnh/thành phố sẽ nhấp chuột vào biểu tượng để thêm (Hình minh họa)
Hình 6: Thêm mới đơn vị
Điền đầy đủ thông tin vào từng ô tương ứng, sau đó click vào để hoàn tất
Sửa danh mục đơn vị: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với từng đơn vị cần sửa. Thay đổi lại chính xác thông tin sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Xóa danh mục đơn vị: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với danh mục cần xóa, sau đó nhấp vào để hoàn tất.
Lưu ý: Tất cả các Quận/huyện đã phát sinh dữ liệu sẽ không xóa được, muốn xóa được Quận/huyện cần phải xóa các dữ liệu trong nó trước.
Tạo danh sách trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
Tài khoản cấp Tỉnh/thành phố sẽ có chức năng tạo ra các trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, ví dụ như trường THPT, Trung tâm GDTX, trường PT Dân tộc nội trú ...
Thêm trường: Tài khoản cấp Tỉnh/thành phố sẽ vào Danh mục à Danh sách trường sau đó nhấp chuột vào màn hình hiển thị như hình dưới.
Hình 7: Thêm mới trường
Điền đầy đủ thông tin vào các dòng tương ứng, sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Sửa danh mục trường: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với từng trường cần sửa. Thay đổi lại chính xác thông tin sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Xóa danh mục trường: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với danh mục cần xóa, sau đó nhấp vào để hoàn tất.
PHẦN 4: CÁC MỤC RIÊNG THEO CẤP HUYỆN
Cấp Quận/huyện đăng nhập bằng tài khoản do cấp Tỉnh/thành phố tạo và cấp quyền quản trị cho Quận/huyện phố đó. Ví dụ: Tài khoản của huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai sẽ là lc_sapa
Tạo danh sách Xã/phường
Tài khoản quản trị cấp Quận/huyện sẽ vào Danh mục à 4. Danh sách Phường xã.
Thêm mới Phường xã: Nhấp chuột vào biểu tượng Thêm mới để thêm mới một Phường xã tương ứng của đơn vị (Hình minh họa)
Hình 8: Danh sách Phường xã
Sửa danh sách Phường xã: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với từng Phường xã cần sửa. Thay đổi lại chính xác thông tin sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Xóa danh sách Phường xã: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với danh mục cần xóa, sau đó nhấp vào để hoàn tất.
Tạo danh sách đơn vị
Tài khoản quản trị cấp Quận/Huyện sẽ tạo ra các tài khoản quản trị cấp Phường xã trong phần này.
Tài khoản quản trị cấp Quận/Huyện sẽ vào Danh mục à 3. Danh sách Đơn vị, màn hình hiển thị giao diện như hình dưới.
Hình 9: Danh sách đơn vị
PHẦN 5: CÁC MỤC RIÊNG THEO CẤP XÃ
Cấp Phường xã đăng nhập bằng tài khoản do cấp Quận/huyện tạo và cấp quyền quản trị cho Phường xã đó. Ví dụ: Tài khoản của xã Hai Bà Trưng, Huyện Thăng Long sẽ là tl_dd_haibatrung
Tạo danh sách thôn xóm
Tài khoản Phường xã sẽ vào Danh mục à Danh sách thôn xóm
Thêm mới thôn xóm nhấp chuột vào Thêm mới thôn xóm để thêm mới một thôn xóm (hình minh họa).
Hình 10: Thêm mới thôn xóm
Lần lượt thêm danh sách tất cả thôn xóm ở trong xã.
Sửa danh sách thôn xóm: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với từng xóm cần sửa. Thay đổi lại chính xác thông tin sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Xóa danh sách thôn xóm: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với danh mục cần xóa, sau đó nhấp vào để hoàn tất.
Tạo danh sách trường học
Tài khoản cấp phường xã sẽ có chức năng tạo ra danh sách các trường Mầm non, Tiểu Học, THCS, trường liên cấp 1,2
Thêm trường: Tài khoản cấp Phưỡng xã sẽ vào Danh mục à Danh sách trường sau đó nhấp chuột vào màn hình hiển thị như hình dưới.
Hình 11: Thêm mới trường
Điền đầy đủ thông tin vào các dòng tương ứng, sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Lưu ý: Chức năng gộp xã dành cho các phường xã có trường học và được cấp trên quyết định trường đó cho các học sinh trong độ tuổi của xã khác học tại trường mình.
Sửa danh mục trường: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với từng trường cần sửa. Thay đổi lại chính xác thông tin sau đó nhấp chuột vào để hoàn tất.
Xóa danh mục trường: Người dùng sẽ nhấp chuột vào biểu tượng tương ứng với danh mục cần xóa, sau đó nhấp vào để hoàn tất.
Nhập phiếu điều tra trên hệ thống.
Chọn menu “2.Phiếu điều tra” ta sẽ nhìn thấy các nút chức năng ngay dưới menu ở bên phải khung làm việc (hình 12). Và phía dưới là liệt kê danh sách các phiếu điều tra hiện có và dưới cùng là đối tượng trong phiếu điều tra đang được chọn (hình 13).
Hình 12: Tải phiếu điều tra
Trước khi nhập dữ liệu phải có thông tin dữ liệu trước. Chọn “Phiếu điều tra” để tải về à in ra thành phiếu để đi thu thập số liệu.
Hình 13: Danh sách các phiếu điều tra
Nhập phiếu điều tra bằng tay
Chọn “Thêm mới” hệ thống hiển thị như hình dưới để thêm vào hồ sơ điều tra.
Hình 14: Thêm phiếu điều tra
Sau khi điền đầy đủ thông tin chọn lưu lại hệ thống thông báo có thêm các đối tượng cho phiếu điều tra mới không, chọn “OK”, hệ thống hiển thị giao diện nhập đối tượng như hình 15.
Hình 15: Thêm đối tượng
Điền thông tin và chọn lưu lại hệ thống sẽ hỏi có muốn thêm đối tượng trong phiếu điều tra nữa không như hình dưới. Nếu muốn thêm đối tượng nữa cho phiếu điều tra vừa rồi thì chọn “OK”.
Hình 16: Thông báo
Điền thông tin và chọn lưu lại hệ thống sẽ hỏi có muốn thêm đối tượng trong phiếu điều tra nữa không như hình dưới. Nếu muốn thêm đối tượng nữa cho phiếu điều tra vừa rồi thì chọn “OK”, không thì chọn “Cancel”.
Nhập phiếu điều tra bằng file Excel.
Vẫn trong phần nhập phiếu này chúng ta để ý tới mục chọn ‘Thôn xóm’, chọn một thôn xóm cụ thể như hình dưới thì danh sách nút chức năng có thêm nút ‘Nhập từ excel’.
Hình 17 : Nhập phiếu từ excel
Trước tiên chọn ‘Tải file mẫu’ về và nhập thông tin phiếu điều tra vào file excel đó theo số liệu đã đi thu thập. Các thông tin nhập vào tương tự như phần nhập trên hệ thống phía trên .
Sau khi nhập xong lưu tệp mẫu đã nhập dữ liệu (nhớ chỗ lưu tệp trên máy). Chọn vào nút ‘Nhập từ Excel’, cửa sổ hiện ra để chọn tệp mẫu đã lưu trên máy. Sau khi chọn tệp và kích nút Open và chờ trong giây lát để hệ thống phân tích và lưu dữ liệu lên máy chủ. Sau khi up xong hệ thống hiển thị ra danh sách các phiếu điều tra ở phía trên và các đối tượng thuộc phiếu điều tra đang được chọn ở phía dưới danh sách như hình dưới.
Hình 18 : Hiển thị danh sách phiếu điều tra
Có thể thêm, xửa hay xóa đối tượng hoặc cả phiếu điều tra bằng cách sử dụng các nút chức năng (hình 18).
PHẦN 6 : CÁC CHỨC NĂNG
Quản lý người dùng
Quản lý nhóm quyền
Nhóm quyền là nhóm các quyền hạn được phép thao tác với các chức năng cho phép của tài khoản quản trị ở cấp bậc tương ứng trên hệ thống.
Trên menu 3. chon ‘Nhóm người dùng’, chọn thêm mới nhóm người dùng như hình dưới.
Hình 19 : Quản lý nhóm người dùng
Sau khi chọn thêm mới nhóm màn hình hiển thị như hình dưới. Có các thẻ phân quyền làm việc. Muốn nhóm được phép làm gì thì tích chọn vào chức năng đó. Sau khi chọn các chức năng cần thiết cho nhóm thì chọn lưu lại.
Hình 20: Thêm mới người dùng
Quản lý tài khoản sử dụng.
Tài khoản sử dụng là tài khoản đăng nhập vào hệ thống để làm việc. Với mỗi tài khoản được cấp sẽ được thiết lập thuộc nhóm quyền nào thì chỉ được phép làm việc trong quyền hạn của nhóm quyền đó. Phải thiết lập nhóm người dùng trước khi muốn thêm tài khoản sử dụng.
Trên menu 3. Chon ‘Người dùng’. Màn hình hiển thị giống hình dưới, chọn ‘Thêm người dùng’ để thêm tài khoản đăng nhập sử dụng.
Hình 21 : Quản lý người dùng
Sau khi chọn ‘Thêm người dùng’ hệ thống hiển thị cho phép nhập vào thông tin người dùng và cho phép chọn nhóm quyền như hình dưới.
Hình 22 : Thêm mới người dùng
Khi tạo tài khoản thành công, người được cấp tài khoản có thể đăng nhập vào hệ thống bình thường như ở ‘Phần 1’.
Menu ‘Kiểm tra đối tượng’.
Chức năng này nhằm xác định lại các kiểu dữ liệu đã đưa vào hệ thống có hợp lệ hay sai sót gì không. Để làm được điều này hãy chọn menu ‘4.Kiểm tra’ và màn hình hiển thị như hình dưới. Chọn đối tượng muốn kiểm tra và nhấn nút kiểm tra
Hình 23: Kiểm tra đối tượng PCGD
Menu ‘Tìm kiếm’.
Hình 24 : Tìm kiếm đối tượng PCGD
Menu ‘Thống kê’.
1. Mầm non.
Hình 25 : Thông kê Mầm non
2. Tiểu học
Hình 26 : Thống kê Tiểu học
3. Trung học cơ sở
Hình 27 : Thống kê THCS
4. Trung học phổ thông
Hình 28 : Thống kê THPT
5. Chống mù chữ
Hình 29 : Thống kê Mù chữ
6. Thống kê khác
Hình 30 : Thống kê khác
Danh sách chuyển đến, chuyển đi.
Hình 31 : Danh sách chuyển đến, chuyển đi
Thống kê số lượng dân số.
Hình 32 : Thống kê số lượng dân số
Thống kê số lượng hộ gia đình.
Hình 33 : Thống kê số lượng hộ gia đình
Trong các mục báo cáo thống kê cho phép thống kê tổng hợp các dữ liệu theo các yêu cầu báo cáo thống kê hiện có và sau này có thể bổ xung thêm. Chỉ cần chọn vào menu báo cáo thống kê tương ứng để in ra báo cáo theo yêu cầu.
Góc trên cùng bên phải mỗi mục báo cáo thống kê có menu chức năng cho phép cập nhật dữ liệu mới nhất để in hoặc trích xuất ra file Excel như hình sau.
Hình 34 : Cập nhật thống kê
PHẦN 7. SAO LƯU PHỤC HỒI DỮ LIỆU
Trong bất kỳ hệ thông thông tìn nào cũng có những lúc sảy ra tình trạng mất mát dữ liệu không kiểm soát được do sơ ý của người sử dụng hay các tình huống khách quan khác. Vì vậy hệ thông cung cấp chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu với mục đích tạo sự đơn giản và thoải mái nhất tới người dùng.
Hình 35 : Sao lưu phục hồi CSDL
Sao lưu dữ liệu.
Chọn menu ‘1.1.DB/Trích xuất dữ liệu’ chọn để sao lưu lại tất cả dữ liệu hiện thời có trên hệ thống. Nhằm mục đích an toàn mất mát thông tin sau này. Nếu trường hợp người sử dụng vô tình xóa mất một dữ liệu quan trọng mà nó tồn tại trước thời điểm sao lưu thì hoàn toàn có thể phục hồi lại được.
Sau khi chọn chức năng sao lưu dữ liệu hệ thống cho phé lưu tệp sao lưu lên máy tính cá nhân của người dùng.
Phục hồi dữ liêu.
Trong trường hợp mất mát dữ liệu mà dữ liệu đó có tồn tại từ thời điểm sao lưu trở về trước thì có thể phục hồi lại được.
Chọn menu ‘1.2.Gửi dữ liệu’ , Chọn và tìm tới file đã được sao lưu và lưu trữ khi trước để phục hồi lại dữ liệu. Sau khi chọn xong thì chờ trong giây lát để hệ thống cập nhật lại thông tin từ file đã chọn.
______o0o______
HẾT
File đính kèm:
- Tai lieu huong dan su dung phan mem pho cap 2014.doc