BÀI 1
LỊCH SỬ THỊ XÃ UÔNG BÍ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Uông Bí là vùng đất cổ;
- Nhân dân Uông Bí kiên cường chống Pháp và được giải phóng ngày 24/4/1955;
- Ngày 28/10/1961 thị xã Uông Bí được thành lập và từ đó đến nay thị xã ngày một đổi mới và phát triển
* Tự hào về quê hương Uông Bí, có ý thức bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử của địa phương.
10 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu hướng dẫn giảng dạy lịch sử địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân dân Uông Bí không chịu khuất phục đã kiên cường đấu tranh và giành thắng lợi. Ngày 24/4/1955 thị trấn Uông Bí hoàn toàn giải phóng.
4. Hoạt động 4: Thị xã Uông Bí thành lập và phát triển không ngừng (Làm việc cặp đôi và cả lớp)
- Cho HS trao đổi trong bàn:
1. Thị xã Uông Bí được thành lập bao giờ?
2. Từ đó đến nay thị xã phát triển như thế nào?
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV kết luận: Ngày 28/10/1961 thị xã Uông Bí được thành lập, khi đó thị xã còn nhiều khó khăn. Cùng với sự đổi mới của đất nước Uông Bí ngày càng phát triển.
6. Hoạt động 6: (Làm việc cả lớp)
- GV chốt lại nội dung bài và cho HS rút ra ghi nhớ.
- Liên hệ.
- Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu tiếp về Uông Bí để thể hiện tình yêu với quê hương
BÀI 2
HAI LẦN CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA
ĐẾ QUỐC MĨ
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Sơ lược diễn biến hai lần nhân dân Uông Bí chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ;
- Ý nghĩa của hai lần chiến thắng đế quốc Mĩ phá hoại thị xã Uông Bí;
* Tự hào về Uông Bí anh hùng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tài liệu lịch sử Uông Bí
- Tranh ảnh tư liệu về hai lần nhân dân Uông Bí chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ (nếu có)
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: (Giới thiệu bài-Nêu vấn đề)
Giáo viên có thể giới thiệu bài và nêu vấn đề theo cách:
Trình bày vắn tắt về tình hình thị xã Uông Bí lúc bấy giờ và lí do vì sao Mĩ bắn phá thị xã Uông Bí, từ đó giới thiệu vào bài.
+ Nêu nhiệm vụ bài học- Câu hỏi định hướng:
1. Nêu sơ lược diễn biến hai lần nhân dân Uông Bí chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ?
2. Hai lần chống đế quốc Mĩ phá hoại thị xã Uông Bí thắng lợi có ý nghĩa gì?
2. Hoạt động 2: Nhân dân Uông Bí chống đế quốc Mĩ bắn phá lần thứ nhất (Làm việc nhóm và cả lớp)
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK đoạn “ Tháng 8 năm 1965 . Mĩ phải ngừng ném bom không điều kiện miền Bắc” và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Mĩ đã đánh phá thị xã Uông Bí lần thứ nhất như thế nào?
+ Nhân dân Uông Bí làm gì để chống đế quốc Mĩ bắn phá thị xã lần thứ nhất?
+ Lần thứ nhất chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Cho đại diện các nhóm trình bày, hỏi:
? Đế quốc Mĩ rải truyền đơn, tiền giả, kích động phần tử xấu, phao tin đồn nhảm nhằm mục đích gì?
- GV chốt lại và chuyển ý:
3. Hoạt động 3: Nhân dân Uông Bí chống đế quốc Mĩ bắn phá lần thứ hai (Làm việc cặp đôi và cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần còn lại trong SGK, thảo luận cặp đôi các câu hỏi sau:
1. Nhân dân Uông Bí đã chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ như thế nào?
2. Cuộc chống Mĩ bắn phá lần hai thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Cho đại diện các nhóm trình bày
- GV chốt lại và chuyển ý
4. Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- GV chốt lại nội dung bài và cho HS rút ra ghi nhớ.
- Liên hệ.
- Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu tiếp về Uông Bí để thể hiện tình yêu với quê hương
Lịch sử Quảng Ninh
BÀI 1
LỊCH SỬ QUẢNG NINH
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết sơ lược về lịch sử tỉnh Quảng Ninh:
- Truyền thống kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm giải phóng quê hương của nhân dân Quảng Ninh;
- Những thành tựu (kinh tế, du lịch) của tỉnh Quảng Ninh;
-Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc;
* Có ý thức bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử có giá trị của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam. Các hình minh họa trong SGK
- Tư liệu về di tích lịch sử; Văn hóa – Xã hội; Điều kiện để phát triển kinh tế(của tỉnh Quảng Ninh)
- Phiếu thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: (Giới thiệu bài-Nêu vấn đề)
- Cả lớp hát bài “Quảng Ninh quê em”
- Cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam và chỉ vị trí tỉnh Quảng Ninh.
- GV giới thiệu bài - Câu hỏi định hướng:
1. Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giải phóng quê hương của nhân dân Quảng Ninh như thế nào?
2. Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu gì?
2. Hoạt động 2: Nhân dân Quảng Ninh kiên cường chống giặc phong kiến phương Bắc (Làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS đọc SGK “Từ đầu . những sự kiện lớn của dân tộc”, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:
? Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc đời sống của người dân Quảng Ninh như thế nào?
? Để giữ gìn các phong tục cổ truyền của ông cha người dân Quảng Ninh đã làm gì?
- GV nêu kết luận: Dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc đời sống của người dân Quảng Ninh vô cùng cực khổ nhưng với truyền thống yêu nước người dân Quảng Ninh đã không ngừng đấu tranh để giải phóng quê hương
3. Hoạt động 3: Nhân dân Quảng Ninh kiên cường kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (Làm việc nhóm và cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn từ “Ngày 12/3/1883 . Thống nhất đất nước”, thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
1. Khi bị thực dân Pháp xâm lược đời sống của nhân dân tỉnh Quảng Ninh như thế nào?
2. Người dân Quảng Ninh đã làm gì để chống lại thực dân Pháp xâm lược?
3. Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, quân và dân Quảng Ninh đã thu được những kết quả gì?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước lớp:
- GV hỏi: ? Cuộc tổng đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ năm 1936 nhằm mục đích gì?
- GV nêu kết luận: Với truyền thống kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân Quảng Ninh đã kiên cường, anh dũng đấu tranh, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lẫy lừng giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho dân tộc
4. Hoạt động 4: Quảng Ninh trong công cuộc đổi mới (Làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS đọc phần còn lại trong SGK, quan sát hình 2.
? Từ năm 1986 trở lại đây Quảng Ninh có những thay đổi gì?
? Em còn biết thêm những công trình lớn nào của Quảng Ninh?
- GV kết luận: Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Nam Ninh-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội và đưa Quảng Ninh ngày càng phát triển trong công cuộc đổi mới của đất nước.
5. Hoạt động 5: (Nếu còn thời gian) Trò chơi: Quảng Ninh quê hương tôi
- GV chia lớp thành 3 nhóm (chia nhóm theo yêu cầu), đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi: Mỗi nhóm đã được phân công chuẩn bị một bài thi hùng biện theo chủ đề (Di tích lịch sử; Văn hóa – Xã hội; Điều kiện để phát triển kinh tế). Mỗi nhóm cử 1 bạn làm Ban giám khảo.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV yêu cầu BGK nhận xét, sau đó tuyên dương nhóm nói tốt.
6. . Hoạt động 6: (Làm việc cả lớp)
- GV chốt lại nội dung bài và cho HS rút ra ghi nhớ.
- Liên hệ bảo vệ môi trường:
- Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu tiếp về Quảng Ninh để thể hiện tình yêu với quê hương
BÀI 2
YÊN TỬ - DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH THẮNG
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Yên Tử là một di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của thị xã Uông Bí đã được Nhà nước xếp hạng;
- Nêu sơ lược về hệ thống chùa Yên Tử;
- Tự hào về Yên Tử;
* Có ý thức bảo vệ và giữ gìn những di tích lịch sử có giá trị của địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ thị xã Uông Bí. Hình minh họa trong SGK
- GV, HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Yên Tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: (Giới thiệu bài-Nêu vấn đề)
Giáo viên có thể giới thiệu bài và nêu vấn đề theo cách:
- Cho HS quan sát bản đồ Uông Bí và chỉ vị trí Yên tử
- GV giới thiệu bài - Câu hỏi định hướng:
Yên Tử là cội nguồn của Phật giáo Việt Nam và là một điểm du lịch hấp dẫn. Hành hương về Yên Tử là đến với non xanh, nước biếc kỳ thú, hữu tình và chiêm bái chốn cửa Phật thanh cao. Là công dân của thị xã Uông Bí chắc hẳn các con rất muốn biết:
1. Vì sao Yên Tử được công nhận là di tích lịch sử?
2. Vẻ đẹp của Yên Tử như thế nào?
2. Hoạt động 2: Yên Tử - di tích lịch sử ( Làm việc cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Xưa, Yên Tử. chiến trường miền Nam, sau đó lần lượt hỏi các câu hỏi sau:
? Yên Tử còn có tên gọi khác là gì?
? Yên Tử gắn liền với tên tuổi của vị vua nào?
?Yên Tử có vai trò gì trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước?
- GV nêu kết luận:
3. Hoạt động 3: Vẻ đẹp của hệ thống chùa Yên Tử (Làm việc nhóm và cả lớp)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 kết hợp đọc đoạn từ “Vẻ đẹp của Yên Tử nặng 60 tấn” trong SGK, thảo luận nhóm câu hỏi sau:
? Theo sơ đồ hình 1 và nội dung bài, hãy giới thiệu về hệ thống chùa Yên Tử và vẻ đẹp của một vài địa điểm trong quần thể danh thắng đó?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước lớp (Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi hướng dẫn viên du lịch).
- GV cho Hs quan sát thêm một số hình ảnh của Yên Tử xưa và Yên tử ngày nay.
*? Em có nhận xét gì về Yên Tử xưa và Yên Tử ngày nay?
? Để giữ gìn và bảo tồn Yên Tử, chúng ta phải làm gì?
- GV nêu kết luận: Yên Tử là một ngọn núi đẹp nổi tiếng ở nước ta với những con suối trong vắt, lững lờ như vải lụa uốn quanh những rừng trúc, rừng tùng xanh bạt ngàn, thấp thoáng ẩn hiện là những ngọn tháp và đền chùa cổ kính. Nơi đây xưa kia là kinh đô Phật giáo với phái thiền Trúc Lâm nổi tiếng mà người sáng lập là một anh hùng dân tộc - vua Trần Nhân Tông (1258-1308).
4. Hoạt động 4: (Làm việc cả lớp)
- GV chốt lại nội dung bài và cho HS rút ra ghi nhớ.
- Yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu tiếp về Yên Tử.
File đính kèm:
- lich su dia phuong.doc