BÀI 1
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
MỤC TIÊU
Nắm được những vấn đề lí luận cơ bản về công tác chủ nhiệm lớp và yêu cầu đối với người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Có kĩ năng lập hồ sơ chủ nhiệm lớp.
Có mối quan hệ tốt với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, Ban đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng.
NỘI DUNG
Những vấn đề cơ bản về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay:
1. Nhiệm vụ, chức năng chung của người giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học; quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm đối với Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
2. Nhiệm vụ cụ thể của giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học
3. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục ở địa phương trong giai đoạn hiện nay.
46 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn chủ nhiệm lớp cấp tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập. Bạn giải quyết như thế nào:
Cách 1: Xin lỗi HS và đi thu lại bài tập đó và phát lại bài tập theo yêu cầu
Cách 2:
- Bạn yêu cầu HS xem bài tập vừa phát và hỏi học sinh phát hiện được điều gì?
- Yêu cầu HS bảo quản bài tập đó để hoạt động sau sẽ dùng.
- Phát bài tập đúng với yêu cầu.
Câu hỏi:
Bạn sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao
Ngoài 2 cách trên bạn có cách giải quyết khác không
CÔ ĐÃ SAI
Trong giờ sinh hoạt tập thể, cô giáo tổ chức cuộc thi đố vui có thưởng (phần câu hỏi và đáp án do cô giáo chuẩn bị). Sau khi đọc câu hỏi, cô giáo gọi học sinh trả lời, một học sinh trả lời đúng rồi mà cô cứ bắt trả lời lại nhiều lần với lý do gần đúng rồi. Các em học sinh trong lớp vẫn ngoan ngoãn đưa tay xin trả lời. Các câu trả lời sau của các em có sửa chút ít về ngôn từ nhưng nội dung vẫn không thay đổi. Cô giáo vẫn cho là chưa đúng. Cả lớp bắt đầu xôn xao. Nghi ngờ cô xem lại câu hỏi và đáp án trả lời mới thấy mình đã sai.
Trong tình huống đó có thể có hai cách giải quyết:
1. Cô cố tình nói là sai để thử các em.
2. Cô đã nhầm và các em đúng. Tất cả các em trả lời đúng đều xứng đáng nhận phần thưởng.
Câu hỏi:
Bạn sẽ chọn cách giải quyết như thế nào? Vì sao?
2.4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS
CÔ CHẤM ĐIỂM KHÔNG CÔNG BẰNG!
Khi tan học, cô giáo chủ nhiệm nghe thấy hai học sinh lớp mình nói nói chuyện với nhau: Hôm nay bạn Hoa đọc thế mà cô cũng cho điểm 10, trong khi bạn Thủy đọc tốt hơn lại chỉ được 8 điểm. Đúng là cô không công bằng.
Câu hỏi
Bạn nên xử lí ra sao khi nghe học sinh nói như vậy?
Bài học rút ra từ tình huống trên là gì?
ĐƯỢC KHEN KHI ĐI HỌC MUỘN
Đầu năm cô Hoa đã cho học sinh tìm hiểu nội qui trong đó có qui đinh không được đi học muộn. Và cô đã thống nhất với cả lớp, nếu đi học muộn sẽ bị phạt. Trong những tuần tiếp theo cô Hoa thực hiện đúng qui định đó, ai đi học muộn đều bị phạt. Hôm nay khi có một học sinh đi học muộn, sau khi hỏi lý do cô Hoa lại tuyên dương em trước lớp. Lúc đó cả lớp đều “nhao nhao” thắc mắc.
Câu hỏi
- Theo bạn vì sao cô Hoa lại làm như vậy?
- Trong trường hợp đó bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào?
2.5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v)
PHỤ HUYNH BAO CHE KHUYẾT ĐIỂM CHO CON
Dũng được gia đình nuông chiều. Em ham chơi, nhiều lần đi học muộn, vi phạm nội qui làm ảnh hưởng đến lớp. Trong lớp hay nói chuyện , làm việc riêng. Nhiều lần giáo viên chủ nhiệm lớp nhắc nhở mà em chưa sửa chữa khuyết điểm. Giáo viên chủ nhiệm lớp buộc phải mời gia đình em đến gặp để trao đổi tìm biện pháp giúp đỡ em. Khi gặp giáo viên chủ nhiệm, gia đình lại có thái độ bao che khuyết điểm cho con. Họ đưa ra đủ lí do: nào con đi học muộn, hay không chuẩn bị bài do bận công việc gia đình...
Câu hỏi
Trước tình trạng như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp nên có cách tác động đến gia đình và bản thân em Dũng như thế nào cho có hiệu quả?
TÂM SỰ
Trang là một học sinh khối lớp 5 có năng khiếu hát. Nhà trường quyết định đưa em vào danh sách đội tuyển văn nghệ của trường. Nhưng khi em báo tin vui với cha mẹ em thì cha mẹ em kiên quyết không đồng ý mà chỉ muốn em tập trung vào việc học các môn học vì năm nay là năm cuối cấp. Em rất buồn và muốn bạn, giáo viên chủ nhiệm, giúp đỡ em thuyết phục bố mẹ.
Câu hỏi:
Bạn có đồng quan điểm với bộ mẹ của em Trang không? Vì sao
Bạn sẽ thuyết phục cha mẹ của em Trang như thế nào?
“CÀNG HỌC CÀNG NGU”
Bạn là giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Một hôm đến thăm gia đình học sinh, vì mấy hôm nay em không đi học. Khi chuẩn bị gõ cửa để vào nhà thì nghe thấy trong nhà tiếng phụ huynh đang mắng học sinh ‘Thầy cô giáo dạy như thế nào mà sao càng đi học, càng học nhiều lại càng ngu đi thế này”
Câu hỏi:
Bạn suy nghĩ gì về câu nói của phụ huynh?
Trong tình huống đó bạn sẽ giải quyết như thế nào?
2.6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt
“ NGHỈ HỌC”
Trong lớp của cô Hồng có một học sinh bị bệnh “tự kỷ”, trong các tiết học em không học được gì chỉ ngồi chơi một mình. Giờ ra chơi em thường xuyên bị các bạn trêu chọc. Khi biết tình hình đó, phụ huynh của em xin phép cho em nghỉ không đi học nữa. Cô Hồng rất mừng vì thế là “thoát nợ” nên đồng ý với gia đình ngay.
Câu hỏi:
Bạn có tán thành cách giải quyết của cô Hồng không? Vì sao
Nếu là các bộ quản lý của cô Hồng, bạn sẽ làm gì?
ĐIỂM KIỂM TRA
Trong khi chấm bài kiểm tra, bạn thấy bài làm có bài của em Hùng là một trường học sinh học ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra lại rất tốt, đạt điểm 10, trong khi bài kiểm tra cũng có bài tương đối khó.
Câu hỏi:
Bạn có suy nghĩ gì với trường hợp đó không hay vẫn chấm điểm như bình thường?
Khi trả bài kiểm tra bạn xử lý như thế nào?
XÂY DỰNG BÀI TẬP THSP
HĐ 2
NHIỆM VỤ
Bằng kinh nghiệm của bản thân, đưa ra các yêu cầu khi xây dựng tình huống;
Đánh giá các yêu cầu khi xây dựng tình huống trong tài liệu. Từ đó đưa ra nhận xét về việc vận dụng vào trong thực tiễn.
THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG
Yêu cầu khi xây dựng bài tập THSP
Khi xây dựng bài tập THSP trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm cần tuân thủ các yêu cầu chung của việc xây dựng từng THSP cũng như xây dựng hệ thống THSP. Các yêu cầu đó là:
1.1. THSP được xây dựng phải phù hợp và phục vụ cho việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ giáo dục học sinh
Đây là yêu cầu quan trọng nhất, đảm bảo cho quá trình xây dựng từng THSP đi đúng hướng. Yêu cầu này đòi hỏi THSP phải chứa đựng những thông tin có liên quan đến tri thức, kinh nghiệm về công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp, để trong quá trình giải quyết tình huống, giáo viên sẽ có cơ hội hình thành, củng cố, phát triển trí thức, kĩ năng và thái độ cần thiết, phù hợp với công tác giáo dục HS ở nhà trường tiểu học.
1.2. THSP phải mang tính khái quát
Tính khái quát trong tình huống thể hiện ở chỗ, việc giải quyết những tình huống này phải mang lại cho GV những bài học kinh nghiệm, những kĩ năng chung để từ đó GV có thể vận dụng giải quyết những vấn đề cùng loại hoặc có liên quan thể hiện trong các tình huống muôn màu muôn vẻ của thực tiễn công tác giáo dục HS ở tiểu học.
1.3. THSP phải mang tính phổ biến.
THSP phải chứa đựng vấn đề bức xúc cần giải quyết, thường xảy ra trong công tác giáo dục HS của người GV ở trường tiểu học . Để từ việc giải quyết những tình huống này, GV sẽ có khả năng thích ứng nhanh chóng với các vấn đề cần giải quyết thông thường trong công tác giáo dục . Ngoài ra , cũng cần xây dựng cả những tình huống thỉnh thoảng hoặc ít khi gặp trong công tác giáo dục, để khi giải quyết những THSP, GV biết cách giải quyết nhiều loại THSP và sẽ không bị bất ngờ đối với bất kì loại tình huống nào có thể xảy trong hoạt động giáo dục.
1.4. THSP phải phù hợp với đặc điểm của nhà trường tiểu học Việt Nam
Nội dung và hình thức biểu hiện của tình huống phải vừa mang đặc trưng chung về con người, về các mối quan hệ,... của con người Việt Nam được thể hiện qua ngôn ngữ tiếng Việt, lại vừa phản ánh đặc trưng riêng về con người, về các mối quan hệ,... của con người mang tính địa phương được thể hiện trong ngôn ngữ địa phương. Điều này khiến cho tình huống trở nên gần gũi và có sức thuyết phục.
1.5. THSP được xây dựng phải gắn với thực tiễn CTGD học sinh ở tiểu học
Yêu cầu này được xây dựng trên cơ sở thống nhất giữa lí luận và thực tiễn trong quá trình giáo dục .Có thể sử dụng những tình huống giả định, những tình huống giáo dục đã xảy ra từ thời xa xưa, những tình huống về công tác giáo dục HS diễn ra ở các địa bàn khác nhưng đã biến đổi để phù hợp với thực tiễn với lớp, trường hay ở địa phương mình. Điều này đảm bảo việc giải quyết THSP không tách rời thực tiễn công tác giáo dục HS
1.6. THSP được đưa ra phải gây nên sự tranh cãi khi giải quyết.
Yêu cầu này đòi hỏi vấn đề trong tình huống được trình bày có ý nghĩa và liên quan đến công tác giáo dục mà GV cần nghiên cứu. Vấn đề đó có thể gây nên những xung đột về quan điểm giữa các GV và nó cho phép có nhiều con đường lựa chọn để trình bày vấn đề được giải quyết. Kết quả cuối cùng của việc giải quyết tình huống không phải là đưa ra một đáp án đúng cho việc giải quyết một tình huống cụ thể nào đó mà quan trọng hơn là cung cấp cho GV những bài học kinh nghiệm chung về chiến lược giải quyết tình huống.
1.7. Trong khi giải quyết THSP không nên cung cấp sẵn một sự giải quyết vấn đề.
Nếu yêu cầu này được đảm bảo thì qua việc giải quyết tình huống GV có cơ hội để chia sẻ sự hiểu biết của họ về nội dung tình huống, về những định hướng giá trị của họ và những khía cạnh có khả năng xác thực và không xác thực của việc giải quyết mà họ đề xuất.
1.8. THSP được xây dựng trong công tác giáo dục HS phải đảm bảo tính hệ thống với sự phong phú, đa dạng.
Tình huống diễn ra trong công tác giáo dục HS là rất phong phú và đa dạng. Do vậy các THSP được xây dựng không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà là một hệ thống tình huống trong công tác giáo dục HS của người GV chủ nhiệm lớp với nhiều kỹ năng khác nhau
1.9. THSP phải được xây dựng với nhiều mức độ giải quyết khác nhau.
Có tình huống dễ giải quyết, có tình huống khó giải quyết, có tình huống đơn giản, có tình huống phức tạp, có tình huống trong đó chỉ chứa đựng một vấn đề, có tình huống trong đó chứa đựng nhiều vấn đề...
Hệ thống THSP được xây dựng như vậy mới có thể đáp ứng với logic nhận thức của SV trong quá trình học tập, đáp ứng nguyên tắc tăng dần mức độ luyện tập.
Xây dựng và giải quyết các tình huống sư phạm
Xây dựng và giải quyết 10 tình huống sư phạm theo yêu cầu tương ứng với các kỹ năng:
1. THSP có liên quan đến việc tìm hiểu tình hình HS;
2. THSP có liên quan đến việc xây dựng tập thể, quản lý HS;
3. THSP có liên quan đến việc giáo dục toàn diện HS (Trong giờ học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp);
4. THSP có liên quan đến việc đánh giá HS;
5. THSP có liên quan đến việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường để quản lí, giáo dục HS (đoàn thể, phụ huynh học sinh v.v);
6. THSP có liên quan đến việc giáo dục HS cá biệt.
File đính kèm:
- Tai lieu chu nhiem lop bac tieu hoc.doc