Tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội dành cho giáo viên tiểu học lớp 1

 Thanh lịch, văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân thủ đô, trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường.

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội dành cho giáo viên tiểu học lớp 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, ghi tên bài “Vui chơi ở trường”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được những trò chơi lành mạnh, bổ ích có lợi cho sức khỏe và những trò chơi không nên chơi. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Xem tranh, SHS trang 32. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo tranh : - Những trò chơi nên chơi là : đá cầu, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, đọc sách, ô ăn quan. - Trò chơi không nên chơi là : trèo cây (vì đây là trò chơi có hại cho thiên nhiên và nguy hiểm cho bản thân) ,bắn súng, đấm nhau, những trò chơi có hại cho thiên nhiên và môi trường, … Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 34. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. ( Nghỉ giữa giờ: 5’) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (6’) * Mục tiêu : Giúp HS biết bày tỏ ý kiến trước trò chơi đúng lúc, đúng chỗ và các trò chơi không nên, các trò chơi nguy hiểm. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 33, 34. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh : - Tranh 1 : Các bạn chơi đá bóng ngoài cổng trường > Hành vi không nên làm. Các bạn chưa biết chơi đúng chỗ, chơi như vậy có thể gây nguy hiểm đến bản thân. - Tranh 2 : Các bạn đang chơi kéo co vui vẻ trong sân trường > Hành vi nên làm. Các bạn biết chơi trò chơi phù hợp và đúng chỗ. - Tranh 3 : Các bạn chạy đùa ầm ĩ ở khu vực các thầy cô làm việc > Hành vi không nên làm. Các bạn chưa biết chơi đúng chỗ vì như vậy sẽ gây ồn ào ở nơi thầy, cô giáo đang làm việc. - Tranh 4 : Nam và Tuấn chơi trong giờ học > Hành vi không nên làm. Các bạn chơi trong giờ học, chỏi không đúng lúc. Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 34. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi , thực hành ( 8’) * Mục tiêu : Giúp HS có thể áp dụng nội dung lời khuyên để cùng các bạn lựa chọn trò chơi và chơi hợp lí . * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 34. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét, đánh giá. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 34. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (3’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Nhắc HS xem lại các bài đã học trong chương trình để chuẩn bị cho tiết tổng kết. Tiết 10 : TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU : 1. Giúp HS tổng kết các kiến thức về nếp sống thanh lịch, văn minh của HS lớp 1. 2. Học sinh có kĩ năng thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh đã học trong 8 bài. 3. Học sinh mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh trong cuộc sống thường ngày. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (3’) * Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức HS đã học ở bài 8 “Vui chơi ở trường” (TLGDNSTL,VM lớp 1). * Cách tiến hành : Bước 1 : GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi “Khi vui chơi ở trường chúng ta cần chú ý điều gì?”; “Hãy kể tên những trò chơi bổ ích, có lợi cho sức khoẻ mà em và các bạn hay chơi.” Bước 2 : GV nhận xét câu trả lời của HS. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV giới thiệu mục tiêu tiết học. Bước 2 : GV ghi tên bài. Hoạt động 3 : Tổng kết, ôn tập nội dung chương trình (10’) * Mục tiêu : Giúp HS củng cố, ôn tập những kiến thức đã học về nếp sống thanh lịch, văn minh của HS lớp 1. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS tổng kết lại những hiểu biết về SHS lớp 1 theo gợi ý sau: - SHS gồm có mấy chủ để ? - Các chủ đề ứng với những bài học cụ thể nào ? - Nhắc lại lời khuyên ủa từng bài. Bước 2 : HS trình kết quả. GV kết luận theo từng ý kiến của HS cho phù hợp : (SHS lớp 1 được chia làm 5 chủ đề: 1/ Nói : bài 1, bài 2. 2/ Ăn : bài 3, bài 4. 3/ Mặc : bài 5, bài 6. 4/ Cử chỉ : bài 7. 5/ Vui chơi : bài 8.) Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS (có thể sử dụng sự liên kết các hành vi thanh lịch, văn minh của nhiều bài). - HS nêu những điều mình đã làm được sau khi học xong. GV nhận xét và khen ngợi những HS đã thực hiện tốt. ( Nghỉ giữa giờ: 5’) Hoạt động 3 : Thực hành (12’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh đối với hS lớp 1. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thảo luận để lựa chọn sắm vai theo một chủ đề đã học ở lớp 1. Bước 2 : HS trình bày. GV hướng dẫn HS nhận xét. GV kết luận chung. Hoạt động 4 : Tổng kết bài (3’) - GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh đã học. Phần thứ tư : TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tài liệu 1 36 dấu ấn lịch sử - văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010. 2 36 khám phá văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010. 3 360 phép ứng xử trong gia đình, Anh Sơn, Thúy Hiền, NXB Thanh Hóa, 2000 4 101 lễ hội Hà Nội,Văn Quảng, NXB Lao động, 2010 5 1000 câu hỏi đáp về TL-HN (2 tập), Nguyễn Hải Kế (chủ biên), NXB Hà Nội, 2009 6 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Nguyễn Ngọc Tiến, NXB Văn học, 2008 7 Ẩm thực dân gian Hà Nội, Nguyễn Thị Bảy, NXB Chính trị quốc gia, 2009 8 Bé học ứng xử văn minh,Thái Hà, NXB Thời đại, 2009 9 Ca dao về Hà Nội, Bích Hằng (biên soạn), NXB Lao động, 2009 10 Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh, NXB Lao động, 2009 11 Chùa Hà Nội, Lạc Việt, NXB Hà Nội, 2009 12 Chùa Hà Nội, Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng, NXB Văn hóa Thông tin, 2005 13 Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, Doãn Kế Thiện, NXB Quân đội nhân dân, 2010 14 Di tích danh thắng HN và vùng phụ cận, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Hà Nội, 2000 15 Đình, đền, miếu, phủ HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2010 16 Hà Nội nghìn xưa, GS Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, NXB Hà Nội, 2009 17 Hà Nội như tôi hiểu, GS Trần Quốc Vượng, NXB Thời đại, 2009 18 Hà Nội những sắc màu văn hoá, Nhiều tác giả, NXB Lao động, 2009 19 Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá,Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, NXB Thời đại, 2010 20 Hà Nội, những tình yêu không kỷ niệm, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Thu Hoàn, Nguyễn Minh Nghĩa, NXB Quân đội nhân dân, 2010 21 Hà Nội: văn hoá và phong tục, Lý Khắc Cung, NXB Thời đại, 2010 22 Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009 23 Hỏi đáp về 36 phố cổ HN, Hoàng Hải, Hoàng Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2010 24 Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám HN, Lê Thái Dũng, NXB Quân đội nhân dân, 2010 25 Hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà Nội xưa và nay, Trần Thị Hà, NXB Quân đội nhân dân, 2010 26 Hỏi đáp về lịch sử Hà Nội, Nguyễn Văn Tân, NXB Văn hóa Thông tin, 2010 27 Hỏi đáp về những đường phố HN, Đào Thị Luyến, NXB Quân đội nhân dân, 2010 28 Hỏi đáp về sông hồ đền chùa HN, Đậu Xuân Luận, Nguyễn Phương Chi, Lê Thị Nga Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010 29 Hướng về di tích lịch sử HN, Nguyễn Văn Nhiên, Đậu Xuân Luận, Lê Thị Nga Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010 30 Lịch sử Thủ đô HN, Trần Huy Liệu (chủ biên), NXB Hà Nội, 2009 31 Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Minh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003 32 Mặt gương Tây Hồ, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009 33 Một trăm điều nên biết về phong tục VN, Tân Việt, NXB Văn hóa dân tộc, 1997 34 Nếp sống người Hà Nội, từ truyền thống của Thủ đô Thăng Long,Nguyễn Viết Chức (chủ biên), NXB Thời đại, 2010 35 Nét văn hoá thanh lịch của người Hà Nội - Hoàng Đạo Thúy, NXB Quân đội nhân dân 2010 36 Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm TL-HN, Thành ủy-UBND TP HN, Ban chủ nhiệm chương trình khoa học cấp NN KX09, NXB Hà Nội, 2005. 37 Người Việt từ nhà ra đường, Băng Sơn, NXB Thanh niên, 2011. 38 Những giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm TL-HN, Nguyễn Viết Chức, NXB Thời đại, 2010 39 Những vị thần được thờ ở HN, Vũ Thanh Sơn, NXB Hà Nội, 2004 40 Thăng Long - Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch, Giang Quân, NXB Thời đại, 2010 41 Thăng Long - Hà Nội, Hoàng Tùng, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, 1995 42 Thăng Long - Trung tâm văn hiến và trí tuệ VN, Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Thời đại, 2010 43 Thủ đô ngàn năm tuổi - Nơi hội tụ và lan toả tinh hoa văn hoá VN, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Thời đại, 2010 44 Tìm trong truyền thống và di sản (nhiều tập), Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Lao động, 2008-2010 45 TL-Đông Kinh - HN quê hương và nơi hội tụ nhân tài, Đặng Duy Phúc, NXB Thời đại, 2010 46 TL-HN qua các thời kỳ lịch sử, Đặng Duy Phúc, NXB Thời đại, 2010 47 Từ điển Học sinh thanh lịch, Hoàng Trà, Nguyễn Mộng Hưng, NXB Lao động xã hội, 2008 48 Văn hoá gia đình người Hà Nội,Giang Quân, NXB Thời đại, 2010 49 Văn hóa tâm linh TL-HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2009 50 Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng,Trần Văn Bính, NXB Thời đại, 2010 51 Văn hóa ứng xử trong gia đình, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng, NXB Thanh niên, 2011. 52 Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt, NXB Văn hóa Thông tin, 2006 53 Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Vũ Thế Khôi (chủ biên), NXB Lao động, 2010. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Lời nói đầu 2 Phần thứ nhất : Chương trình GDNSTL, VM cho học sinh TP Hà Nội 3 Phần thứ hai : Một số vấn đề chung về giảng dạy tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh lớp 1 4 Phần thứ ba : Hướng dẫn giảng dạy tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh lớp 1 - Tiết 1 : Giới thiệu về tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh tiểu học - Tiết 2 : Bài 1 – Em hỏi và trả lời - Tiết 3 : Bài 2 – Lời chào - Tiết 4 : Bài 3 – Bữa ăn trong gia đình - Tiết 5 : Bài 4 – Bữa ăn bán trú - Tiết 6 : Bài 5 – Trang phục tới trường - Tiết 7 : Bài 6 – Trang phục ở nhà - Tiết 8 : Bài 7 – Cách đi, đứng của em - Tiết 9 : Bài 8 – Vui chơi ở trường - Tiết 10 : Tổng kết 5 Phần thứ tư : Tài liệu tham khảo

File đính kèm:

  • docH__ng d_n gi_ng d_y NS thanh l_ch, v_n minh l_p 1. b_n m_i.doc
Giáo án liên quan