Tài liệu giảng dạy môn: Lịch sử - Địa lý - Bài 32: Địa lí địa phương huyện Thanh Oai

I. Vị trí, giới hạn:

 - Huyện Thanh Oai nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, có diện tích rộng hơn 12.000 ha, có diện tích vào loại trung bình trong 29 quận, huyện của thành phố Hà Nội.

 * Quan sát Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội, tìm vị trí huyện Thanh Oai?

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu giảng dạy môn: Lịch sử - Địa lý - Bài 32: Địa lí địa phương huyện Thanh Oai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 4. Em hãy kể tên một số làng nghề của Thanh Oai mà em biết? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HƯNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 5 Bài 32: Lịch sử địa phương xã Tam Hưng NHÂN VẬT LỊCH SỬ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC I. Lưỡng quốc Trạng nguyên: Nguyễn Trực – Thân thế và sự nghiệp. 1. Nguyễn Trực sinh ngày 16/5/1417 là con của tiến sĩ Nguyễn Thời Trung (quê làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) giữ chức Giáo thụ Quốc Tử Giám. Mẹ đẻ là bà Đỗ Thị Chừng người thôn Khê Thượng, xã Nghĩa Bang, huyện Thạch Thất TP. Hà Nội. 2. Nguyễn Trực được sinh ra ở Am Long Khôi, núi Phật Tích chùa Thầy. Dung mạo kì vĩ khác thường, chưa đầy 10 tuổi nổi tiếng Thần đồng được vào Quốc Tử Giám đọc sách. - 12 tuổi có khả năng làm thơ văn. - 18 tuổi dự kì thi Hương đỗ thứ Nhất. - Năm 1442 Nguyễn Trực thi Đình trúng Đệ nhất Tiến sĩ đứng đầu 33 vị tiến sĩ khóa này. Năm đó ông 26 tuổi. - Năm 1456 ông dạy học ở Quốc Tử Giám. 3. Năm 1457 khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Trực dự thi và đỗ Trạng. Ông được vua Minh xưng tặng là Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên của hai nước. Về nước ông được phong chức Thượng thư và ban thưởng 8 chữ vàng “Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã” (Công danh cả 2 nước đều hoàn thành). 4. Trải qua ba đời vua: Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông, Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực luôn được trọng dụng và yêu mến. Ông đã giữ rất nhiều trọng trách trong triều đình. Năm 1442, khi ông tham dự kì thi Đình, trong đề bài có câu hỏi xoay quanh vấn đề: “Luận về phép trị nước của các vương triều”. Nguyễn Trực đã khẳng khái trả lời: “Vua sáng, tôi hiền thì nước sẽ thịnh Vua không sáng, tôi không hiền thì nước sẽ suy vong” Ông được nhà vua ban khen: “Ngọn bút rung cả núi sông”. Ông bị ốm mất ngày 28/12/1473. II. Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Nhà thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực. - Địa chỉ: Xóm Chùa, thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. - Trưởng họ: Ông Nguyễn Văn Ổn – hậu duệ đời thứ 21 của dòng họ. Nhà thờ còn lưu giữ nhiều văn bia có giá trị. - Bộ Văn hóa thông tin cấp bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 20/4/2011. III. Kết luận: Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, một nhà giáo xuất sắc mẫu mực, là đại diện của những khối óc bác học với sự hiểu biết uyên thâm đã để lại cho con cháu dòng họ, cho quê hương Tam Hưng, Thanh Oai, TP. Hà Nội một tấm gương sáng của nền học thuật Việt Nam. CÂU HỎI: 1. Kể về những thành tích thời trẻ của Nguyễn Trực? 2. Vì sao Nguyễn Trực được vinh danh: “Lưỡng quốc Trạng nguyên”? 3. Câu nói nổi tiếng của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực là gì? PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HƯNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG Môn: Lịch sử - Địa lí lớp 5 Người dạy: Nguyễn Kim Loan Ngày dạy: 30 tháng 10 năm2012 Bài 32: Lịch sử địa phương xã Tam Hưng NHÂN VẬT LỊCH SỬ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về nhân vật lịch sử nổi tiếng của quê hương Tam Hưng, đó là Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực. 2. Kĩ năng: - Nghe – kể chuyện. - Trao đổi nhóm nhớ nội dung bài học. 3. Thái độ: - Kính trọng, học tập và noi gương ông tự hào về quê hương Tam Hưng. - Bảo vệ và giữ gìn di tích lịch sử. II. Đồ dùng: - GV: Tài liệu, tranh ảnh, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu. - HS: Vở, tài liệu. III. Nội dung và tiến trình tiết dạy. T.gian Nội dung bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3’ Ổn định y/c HS hát tập thể HS hát bài “Bài ca Tam Hưng" 1’ II. Bài mới: Giới thiệu bài - Từ bài hát của HS, GV vào bài. - GV ghi đầu bài. - HS ghi vở. 20’ Hoạt động 1: Thân thế và sự nghiệp Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực - GV kể lần 1 - GV kể lần 2 kết hợp giải nghĩa từ - GV y/c HS đọc thầm tài liệu đoạn 1và cho biết: -Quê Nguyễn Trực ở đâu? Bố và mẹ của ông là ai? - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. Trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi 1. 1. Kể về những thành tích thời trẻ của Nguyễn Trực? - GV chốt ý đúng. - GV y/c HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 2. 2. Vì sao Nguyễn Trực được vinh danh: “Lưỡng quốc Trạng nguyên”? - GV chốt ý đúng. - GV yêu cầu HS đọc đoạn 4 và y/c HS trả lời câu hỏi 3. 3. Câu nói nổi tiếng của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực là gì? - GV chốt ý đúng. - GV kết luận, chuyển ý. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc thầm. - 1 2HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS đọc thầm. HS Trao đổi nhóm và trả lời. - HS đọc thầm. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS đọc thầm. - Trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. 8’ Hoạt động 2: Di tích lịch sử cấp Quốc gia: Nhà thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực: - Con biết nhà thờ Nguyễn Trực ở đâu? - Trưởng họ là ai? - Đọc lướt phần II và cho biết Nhà thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực được cấp công nhận là di tích lịch sử. - 1HS trả lời. - HS trả lời. - HS đọc và trả lời. 5’ Củng cố GV củng cố kết luận nội dung bài học, liên hệ. HS lắng nghe. - HS trả lời 3’ Dặn dò Tìm hiểu thêm về Ông. TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HƯNG PHIẾU HỌC TẬP MÔN: ĐỊA LÍ - LỊCH SỬ LỚP 5 BÀI 32: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG XÃ TAM HƯNG NHÂN VẬT LỊCH SỬ LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN NGUYỄN TRỰC Họ và tên...............................................................................................................Lớp 5A 1. Kể về những thành tích thời trẻ của Nguyễn Trực? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 2. Vì sao Nguyễn Trực được vinh danh: “Lưỡng quốc Trạng nguyên”? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 3. Câu nói nổi tiếng của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực là gì? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Em biết tên trường học nào mang tên ông? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGIAO AN MON DLLS DIA PHUONG.doc
Giáo án liên quan