Tài liệu giảng dạy Địa lý Lâm Đồng

 1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ:

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên có hệ tọa độ địa lý xác định như sau:

- Điểm cực Bắc ở vĩ độ 11012’ B

- Điểm cực Nam ở vĩ độ 12015’ B

- Điểm cực Tây ở kinh độ 107015’ Đ

- Điểm cực Đông ở kinh độ 108045’ Đ

Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 9.764,8km2, chiếm 2,9 diện tích của cả nước. Phía đông tỉnh Lâm Đồng giáp các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Đắc Lắc, phía nam - đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây - tây nam giáp tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Lâm Đồng nằm trong nội địa nước ta, không có đường biên giới quốc gia và không giáp biển.

 Về mặt vị trí địa lý, Lâm Đồng là một bộ phận khăng khít của Tây Nguyên, một địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của cả nước. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa Đông Nam Bộ - Tây Nguyên và phần phía nam của Duyên hải Nam Trung Bộ do đó có thể giao lưu dễ dàng với nhiều tỉnh thông qua các quốc lộ (20, 27 ) Mặt khác, việc liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế năng động của nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, vị trí tỉnh Lâm Đồng có những hạn chế nhất định, do nằm trọn trong nội địa nên không có thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế biển.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu giảng dạy Địa lý Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Tấn 41.627 42.299 48.429 46.74 61.157 3. Chè chế biến Tấn 29.521 31.287 43.193 42.124 45.959 4. Cà phê chế biến Tấn 455 478 626 562 309 5. Hạt điều chế biến Tấn 2.417 1.295 1.327 1.483 1.711 6. Rau sấy khô Tấn 147 710 414 891 896 7. Sợi tơ tằm các loại ‘’ 1.243 1.169 1.203 911 967 8. Lụa tơ tằm các loại 1000 m² 1.873 1.344 1.964 1.643 1.76 9. Quần áo may sẵn 1000 cái 3.332 1.885 3.047 3.191 3.053 10. Sản phẩm thêu đan ‘’ 2.105 2.005 1.498 1.513 1.358 11. Gỗ xẻ các loại 1000m³ 20 13,2 52.2 45 69.1 12. Phân bón NPK Tấn 17.646 22.346 13.068 29624 41.338 13. Điện sản xuất Triệu kwh 1.006,1 1.883,7 2.453 3.081 2.982 Bảng 5 : Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu. (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2010) b) Tiểu thủ công nghiệp Lâm Đồng tuy là một tỉnh miền núi, song với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó, Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng của cả nước, nên số khách nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế đó đã tạo nên nhu cầu lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy, ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát, 4. Phát triển các ngành dịch vụ. Hiện nay ngành dịch vụ có bước phát triển nhanh và chiếm vai trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong năm 2010 khu vực dịch vụ chiếm 23,43 % GDP, đạt 2.794,09 tỷ đồng tăng 18,1% so cùng kỳ. Khu vực dịch vụ tăng đóng góp 4,1% trong mức tăng chung của nền kinh tế. Giao thông - Đường bộ   Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài: Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15km Hệ thống đường tỉnh là 346,25km Hệ thống đường huyện là 985,69km Các tuyến QL 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực. - Đường hàng không Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có tổng diện tích 160ha đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài 3.250 m có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như A.320, A.321 hoặc tương đương. Đoạn đường từ sân bay Liên Khương đến Đà Lạt đang được nâng cấp, xây dựng thành đường cao tốc 4 làn xe. Do nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt đi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và ngược lại. - Đường thuỷ  Giao thông trên sông Đồng Nai chỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiên là chủ yếu.  - Đường sắt  Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt dài 84km được đưa vào khai thác từ năm 1932. Năm 1976, Bộ Giao thông – Vận tải đã tháo gỡ 21km đường ray trên tuyến đường này để khôi phục tuyến đường sắt Thống Nhất, từ đó tuyến đường này không còn hoạt động nữa và dần bị phá bỏ. Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài 8km phục vụ du lịch. Các hoạt động về giao thông vận tải được duy trì và không ngừng phát triển, áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Các phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. b) Du lịch Với ưu thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên rừng, từ lâu du lịch là nguồn tài nguyên và thế mạnh của Lâm Đồng. Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan du lịch, đặc biệt là rừng thông Đà Lạt. Cùng với sông, suối, hồ, đập, thác nước,... rừng Lâm Đồng đã tạo nên một quần thể có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như rừng cảnh quan bao quanh Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch hồ Suối Vàng – Dankia, khu du lịch Thung lũng tình yêu, khu du lịch thác Datanla, thác Prenn, thác Pongour, thác Đam B’ri, núi Lang Biang. Trung tâm du lịch phía Bắc bao gồm thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận. Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên có độ cao 1.500 m, khí hậu mát mẻ quanh năm; cách các đô thị lớn của vùng và khu vực không xa, giao thông thuận lợi. Đà Lạt có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông, bên cạnh đó là các công trình kiến trúc mang giá trị văn hóa - nghệ thuật cao, có sức hấp dẫn đối với du khách. Đà Lạt hiện có 1 sân gôn 18 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn có sức chứa trên 30.000 khách/ngày, trong đó có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 1 đến 5 sao. Đà Lạt được coi là trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực. Trung tâm du lịch phía Nam gồm thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận: Bảo Lộc nằm trên cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh có độ cao 1.000 m, khí hậu ôn hòa, có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo rất thích hợp cho phát triển du lịch văn hóa. Tại đây còn có các khu di chỉ có giá trị phù hợp cho tham quan, nghiên cứu như khu di chỉ Phù Mỹ - Cát Tiên... Các loại hình du lịch của Lâm Đồng khá phong phú, đa dạng: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng, du lịch vườn, du lịch văn hóa - thể thao... Một số cảnh quan du lịch tự nhiên đặc sắc: Hồ Xuân Hương, Đan Kia – Suối Vàng, Tuyền Lâm, Than Thở, Thung lũng Tình yêu, Thung lũng Vàng, Đa Nhim; thác Cam Ly, Đatanla, Prenn, Liên Khương, Gougah, Pongour, Đambri, Bobla, thác Voi; đồi Cù, núi Lang Biang Các di tích văn hoá lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, khách sạn Palace; chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc Lâm; nhà thờ Chánh toà, Cam Ly; Nghĩa trang Liệt sĩ; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên; các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế. Về lâu dài, du lịch là nhân tố đột phá và là ngành kinh tế động lực của Lâm Đồng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Lâm Đồng có lợi thế để phát triển du lịch, hiện tại hai khu du lịch trọng điểm: hồ Tuyền Lâm và Suối Vàng – Dankia của tỉnh đã được quy hoạch đang chờ đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng đã có chủ trương cho phép các nhà đầu tư thuê đất dưới tán rừng để đầu tư du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng. Đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, quy hoạch các khu, điểm du lịch; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến và tổ chức các tour, tuyến, kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, các loại hình du lịch có lợi thế, mở rộng cơ sở lưu trú, nâng cao chất lượng phục vụ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Bình quân hàng năm số lượt khách du lịch tăng 15- 16%, năm 2010 đạt 3 triệu lượt; số ngày lưu trú bình quân tăng từ 2,1 ngày năm 2005 lên 2,5 ngày năm 2010. Khai thác các nguồn lực đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại ở một số huyện, thành phố; khuyến khích phát triển chợ nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm 27,1 %. Các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tiếp tục được mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động, cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội. C. Các phương tiện hỗ trợ: - Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng. - Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Giấy A0, bút dạ, máy chiếu. - Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2010. - Địa chí Lâm Đồng. D. Các tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. - Mục tiêu: + Trình bày được các đặc điểm chung nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ kinh tế Việt Nam. + Bản đồ các cơ sở công nghiệp thương mại tỉnh Lâm Đồng. + Bản đồ giao thông tỉnh Lâm Đồng. - Cách tiến hành (chia nhóm): Quan sát bản đồ, đọc giáo trình, làm việc với các nội dung sau: + Đặc điểm chung nền kinh tế tỉnh Lâm Đồng. + Các đặc điểm nổi bật. + Nhận xét kết luận về 2 nội dung trên. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. - Mục tiêu: + Nêu được vị trí, vai trò, đặc điểm phát triển của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. + Phân tích được hiện trạng tình hình phát triển của các ngành kinh tế. + Trình bày được sự phân bố các ngành công nghiệp, nông nghiệp trong tỉnh. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ hình thể tỉnh Lâm Đồng + Bản đồ các cơ sở công nghiệp, thương mại tỉnh Lâm Đồng - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 góc với 4 ngành kinh tế nêu trên, ở mỗi góc đều có các tài liệu (kênh chữ, kênh hình) để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về một ngành kinh tế. + GV xây dựng nhiệm vụ cụ thể cho từng góc, bản hướng dẫn các hoạt động . + GV nêu yêu cầu học tập. + Thực hiện các nhiệm vụ được giao lần lượt trải qua các góc học tập. + GV tổ chức kiểm tra, đánh giá qua bản đồ, tranh ảnh và số liệu, phiếu học tập. E. Câu hỏi và bài tập đánh giá - Trình bày đặc điểm chung nền kinh tế Lâm Đồng - Nêu các đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng. - Tại sao nói vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là vấn đề đang được quan tâm ở Lâm Đồng hiện nay?

File đính kèm:

  • docBD HE 2014DIA LY LD.doc