Hoạt động kinh tế là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên xã hộiloài người,
hoạt động đó không thể xảy ra ngoài không gian sống của con người, đó chính là
môi trường địa lý.
Lãnh thổ và hoạt động kinh tế của con người luôn có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau. Bởi vậy hoạt động kinh tế không thể thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu lãnh thổ
nơi diễn ra các hoạt động kinh tế đó.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Địa lý kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch−ơng 1
Đối t−ợng, nhiệm vụ và ph−ơng pháp nghiên cứu
của Địa lý Kinh tế
i- Đối t−ợng nghiên cứu của Địa lý Kinh tế
1.1- Đối t−ợng nghiên cứu
Hoạt động kinh tế là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên xã hội loài ng−ời,
hoạt động đó không thể xảy ra ngoài không gian sống của con ng−ời, đó chính là
môi tr−ờng địa lý.
Lãnh thổ và hoạt động kinh tế của con ng−ời luôn có mối quan hệ qua lại lẫn
nhau. Bởi vậy hoạt động kinh tế không thể thiếu sự hiểu biết và nghiên cứu lãnh thổ
nơi diễn ra các hoạt động kinh tế đó.
“Địa lý kinh tế" (ĐLKT) ra đời cùng với sự hình thành các ngành sản xuất
Nông nghiệp khi con ng−ời biết gieo trồng và thu hoạch.
Kinh nghiệm mà con ng−ời tích luỹ đ−ợc khi phân biệt hạt giống gieo ở lãnh
thổ này thì tốt, lãnh thổ kia thì xấu chính là nền móng ban đầu của ĐLKT.
Theo quan điểm ngày nay, ĐLKT là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ
thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và
hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ) tối −u các hoạt
động kinh tế xã hội trong thực tiễn.
Sơ đồ hệ thống L.K.X (Lãnh thổ, Kinh tế, Xã hội)
L.K.X
Điều kiện tự nhiên
của lãnh thổ
Điều kiện kinh tế
của lãnh thổ
Điều kiện xã hội
của lãnh thổ
Các ngành dịch
vụ
+ Giao thông vận
tải và Thông tin
liên lạc
+Th−ơng mại
+ Du lịch
+ Dịch vụ khác
+ Dân c−
+ Dân tộc
+ Chủng tộc
+ Tôn giáo
Các ngành sản
xuất
+ Nông nghiệp
+ Công nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên
+ Hữu hạn
+ Vô hạn
Các yếu tố tự nhiên
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thuỷ văn
+ Thổ nh−ỡng
+ Sinh vật
Vị trí địa lý
+ Toạ độ địa lý
+ Diện tích
+ Hình thể
+ Biên giới
+ Quan hệ láng
giềng
5
Đối t−ợng nghiên cứu chủ yếu của ĐLKT là hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế - Xã
hội (LKX). LKX là một hệ thống có cấu trúc phức tạp, bao gồm điều kiện tự nhiên
và điều kiện xã hội của lãnh thổ liên quan tới hoạt động sản xuất, nghỉ ngơi của con
ng−ời cùng với việc bảo vệ môi tr−ờng sống.
Về thực chất LKX đ−ợc xác định bởi các yếu tố tự nhiên bởi mức độ phát triển
của các ngành kinh tế, phân bố kinh tế trên lãnh thổ, bởi các điều kiện xã hội chính
trị. Vì thế nó sẽ khác biệt rất lớn giữa các quốc gia, các vùng hoặc các khu vực có
đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế, hình thái xã hội khác nhau.
1.2. Vị trí của môn học trong hệ thống các ngành học
Địa lý kinh tế là một môn khoa học độc lập nh−ng nó luôn có mối quan hệ chặt
chẽ với các môn khoa học khác.
Địa lý kinh tế nghiên cứu không gian địa lý nơi diễn ra hoạt động kinh tế xã hội
của con ng−ời. Vì vậy Địa lý kinh tế sử dụng hầu hết các khái niệm, các kiến thức
của các môn: Địa chất học, địa vật lý, sinh vật, lý, hoá… Mặt khác môn học lại liên
quan nhiều tới các kiến thức kinh tế - xã hội: chính trị, kinh tế, luật, dân tộc học…
Do đó muốn lĩnh hội tốt kiến thức môn học ĐLKT cần phải có kiến thức tổng hợp
cơ bản của nhiều môn học khác nhau.
Địa lý kinh tế phải giải quyết vấn đề quan hệ giữa môi tr−ờng địa lý và nền sản
xuất xã hội. Đó là mối quan hệ mang tính triết học giữa con ng−ời và tự nhiên.
ii- Nhiệm vụ của địa lý kinh tế
Nghiên cứu Địa lý kinh tế nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng về mặt lý luận -
ph−ơng pháp luận, ph−ơng pháp cũng nh− thực tiễn tổ chức không gian kinh tế xã
hội. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất n−ớc, ĐLKT Việt Nam tập
trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chiến l−ợc cho các vấn đề chủ yếu sau:
- Đánh giá thực trạng và định h−ớng phát triển của phân công lao động xã hội
theo lãnh thổ của Việt Nam, khả năng hội nhập của Việt Nam vào tiến trình phân
công lao động khu vực và quốc tế.
- Hoạch định chính sách và chiến l−ợc quốc gia về phát triển kinh tế xã hội theo
lãnh thổ (theo vùng) nhằm tạo ra những chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ mạnh
mẽ và có hiệu quả theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp phân vùng kinh tế, quy hoạch tổng thể kinh
tế xã hội, phân bố lực l−ợng sản xuất.
- Những đặc điểm, quy luật hình thành và hoạt động các hệ thống lãnh thổ chức
6
năng (các ngành và lĩnh vực kinh tế), các hệ thống lãnh thổ tổng hợp đa chức năng
(các vùng kinh tế, các địa bàn kinh tế trọng điểm …).
- Ph−ơng pháp luận và ph−ơng pháp lựa chọn vùng (địa bàn) địa điểm cụ thể
cho phân bố và đầu t− phát triển các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Mối quan hệ giữa nâng cao hiệu quả và bảo đảm công bằng theo chiều ngang
(theo vùng) trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc; mối quan hệ hữu cơ
giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi tr−ờng, đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch hoá và quản lý theo ngành với kế hoạch hoá và
quản lý theo lãnh thổ, giữa quản lý vĩ mô và quản lý vi mô về mặt lãnh thổ.
iii- Ph−ơng pháp nghiên cứu
Để xứng đáng với vị trí của môn học và hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, Địa
lý kinh tế sử dụng rộng rãi các quan điểm, các ph−ơng pháp nghiên cứu truyền
thống cũng nh− hiện đại.
Địa lý kinh tế nghiên cứu các lãnh thổ kinh tế xã hội, các LKX th−ờng khá rộng
lớn có liên quan đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh, có quy mô và bản chất khác
nhau nh−ng lại t−ơng tác chặt chẽ với nhau. Vì vậy để nghiên cứu tốt vấn đề đó, các
nhà Địa lý kinh tế phải sử dụng th−ờng xuyên nhất quán các quan điểm tiếp cận, hệ
thống và tổng hợp. Hơn nữa các L.K.X không ngừng vận động trong không gian và
biến đổi theo thời gian vì vậy để định h−ớng đúng đắn sự phát triển t−ơng lai của
chúng cần phải có quan điểm động và quan điểm lịch sử.
Địa lý kinh tế cũng có ph−ơng pháp nghiên cứu chung nh− nhiều môn khoa học
khác: Thu thập tài liệu, số liệu thống kê… song với Địa lý kinh tế còn có một số
ph−ơng pháp đặc tr−ng sau:
3.1. Ph−ơng pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa là ph−ơng pháp truyền thống đặc tr−ng của Địa lý kinh tế.
Điều căn bản của Địa lý kinh tế là việc nghiên cứu L.K.X muốn vậy phải tai nghe,
mắt thấy. Vì vậy việc xem xét, cảm nhận, mô tả trên thực địa là cái không thể thiếu.
Sử dụng ph−ơng pháp này giúp các nhà Địa lý kinh tế tránh đ−ợc những kết luận,
quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn.
3.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
GIS là một cơ sở dữ liệu trên máy tính, hiện đ−ợc sử dụng rộng rãi để l−u giữ,
phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin về không gian lãnh thổ.
7
3.3. Ph−ơng pháp bản đồ
Ph−ơng pháp bản đồ là ph−ơng pháp truyền thống đ−ợc sử dụng phổ biến trong
nghiên cứu địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, địa lý kinh tế và nhiều môn học khác.
Lãnh thổ cần phải nghiên cứu của Địa lý kinh tế th−ờng rất lớn: Thành phố, tỉnh,
miền, quốc gia. Vì thế nếu không sử dụng bản đồ thì chúng ta không thể có một tầm
nhìn bao quát lãnh thổ trong sự nghiên cứu của mình.
Bởi vậy các nghiên cứu Địa lý kinh tế đ−ợc khởi đầu bằng bản đồ và kết thúc
bằng bản đồ, nó chính là “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn gọn, súc tích, trực quan của đối
t−ợng nghiên cứu.
3.4. Ph−ơng pháp viễn thám
Viễn thám là ph−ơng pháp ngày càng đ−ợc sử dụng rộng rãi trong nhiều môn
khoa học đặc biệt là các môn khoa học về trái đất. Nó cho ta một cách nhìn tổng
quát nhanh chóng hiện trạng của đối t−ợng nghiên cứu, phát hiện ra những hiện
t−ợng, những mối liên hệ khó nhìn thấy trong khảo sát thực địa.
3.5. Ph−ơng pháp dự báo
Ph−ơng pháp dự báo giúp ng−ời nghiên cứu định h−ớng chiến l−ợc, xác định các
mục tiêu và kịch bản phát triển tr−ớc mắt và lâu dài của các đối t−ợng nghiên cứu
một cách khách quan, có cơ sở khoa học phù hợp với các điều kiện và xu thế phát
triển của hiện thực.
3.6. Ph−ơng pháp phân tích chi phí - lợi ích
Ph−ơng pháp phân tích chi phí - lợi ích giúp các nhà nghiên cứu ra quyết định ở
mọi cấp (quốc tế, quốc gia, vùng…) một cách hợp lý, sử dụng bền vững và có hiệu
quả các nguồn lực, lựa chọn các ch−ơng trình, kế hoạch, dự án phát triển trên cơ sở
so sánh chi phí với lợi ích.
8