Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Địa lý cấp THPT

Trong chương trình Địa lí THPT và BT THPT các bài thực hành có vai trò rất quan trọng, vừa mở rộng kiến thức vừa giúp các em rèn luyện các kỹ năng địa lí.

Thực hành trong học tập là một khâu hết sức quan trọng đối với quá trình dạy - học trong nhà trường. Nó có thể giúp HS nắm được kĩ năng cả về mặt lí thuyết cũng như hành động. Có thể nói đây là hình thức dạy kĩ năng chủ yếu và quan trọng nhất. Rõ ràng muốn vận dụng được tri thức vào hành động thì cần phải có kĩ năng, mà kĩ năng xuất phát từ kiến thức, vì vậy muốn hình thành cho HS được kĩ năng, nhất thiết phải làm cho HS vừa có kiến thức lí thuyết vừa có kiến thức hành động.

Thực hành là một loại bài học dạy về kĩ năng, trong đó có hai nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức lí thuyết làm cơ sở cho kĩ năng và cung cấp kiến thức hành động của kĩ năng.

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3875 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Địa lý cấp THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp TL và TNKQ) Cấp độ Tên Chủ đề (nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 Chuẩn KT, KN cần kiểm tra (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Chủ đề 2 (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% ............. ............... Chủ đề n (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu ... điểm=...% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm % Số câu Số điểm CÁC THAO TÁC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra Chủ đề (nội dung, chương)/Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá .............% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá .............% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá .............% TSĐ =.........điểm .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; .............% TSĐ =.........điểm; TSĐ ....... Tổng số câu ..... ...............điểm; ..........% TSĐ ...............điểm; ..........% TSĐ ...............điểm; ..........% TSĐ ...............điểm; ..........% TSĐ Lưu ý Dựa vào chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông để liệt kê các nội dung cần kiểm tra đánh giá. Nội dung cần kiểm tra đánh giá có thể là các chủ đề hoặc nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông hoặc tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN. Không liệt kê các nội dung kiểm tra đánh giá theo đơn vị bài trong SGK. Nội dung kiểm tra bao gồm các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ; trước mắt cần tập trung vào kiến thức, kĩ năng địa lí. Kiến thức địa lí bao gồm các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ và các quy luật địa lí. Các kĩ năng địa lí bao gồm kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ... Vì vậy, trong các bài kiểm tra cần có kênh hình hoặc bảng số liệu,... để có thể vừa kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng của học sinh; nội dung kiểm tra không chỉ bao gồm nội dung lí thuyết, mà còn cần bao gồm cả nội dung thực hành. Kiến thức địa lí của học sinh cần được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Các kĩ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng của công việc. Tuy nhiên phải căn cứ vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp và lớp học mà xác định mức độ đánh giá kết quả học tập cho phù hợp. III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA LÍ. Trong những năm gần đây các trường trung học đã vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng trong giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá; song về tổng thể, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục bậc Trung học; cần phải được tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, xuất bản bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, lớp học của bậc Trung học. Ngày 06 tháng 01 năm 2010 Bộ GDĐT đã có Công văn số 64/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nội dung trên. Bộ tài liệu này được biên soạn theo hướng chi tiết, tường minh các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với bộ môn Địa lí, chúng tôi nhận thấy một thực tế trong soạn bài, giảng dạy của giáo viên Trung học hiện nay chưa coi trọng việc xác định Chuẩn kiến thức, kĩ năng dẫn đến việc xác định mục tiêu bài học bị lệch hướng. Nói đến mục tiêu là nói đến kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện thành công một hoạt động. Mục tiêu học tập bao gồm: kiến thức, kĩ năng và thái độ (giá trị), là kết quả học tập mà người học cần đạt được sau bài học. Tất nhiên trong mục tiêu học tập mà giáo viên thiết kế không chứa hết những mục tiêu học tập chủ quan do chính người học tự đặt ra cho mình. Xác định mục tiêu trong bài học địa lý cần đảm bảo chất lượng giáo dục và bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông để xác định mục tiêu học tập cho học sinh. Các mức độ về kiến thức, kỹ năng được thể hiện cụ thể, tường minh trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Đây là các đơn vị kiến thức, kĩ năng tối thiểu mà mọi người học đều phải đạt được sau khi học xong một chủ đề hay một bài học cụ thể. Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải biết được gì, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng: Học sinh có khả năng làm được gì, giáo viên phải mô tả được các kĩ năng, học sinh sẽ đạt được và thể hiện được các kĩ năng đó. Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức. Thái độ (giá trị): xác định những thái độ, nhận thức và thiên hướng mà đơn vị bài học tập trung bồi dưỡng. Từ những kiến thức phổ thông mà học sinh hiểu được và có thái độ tôn trọng quy luật tự nhiên, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, say mê nghiên cứu khoa học, trân trọng những bài học về lịch sử,... Cần biểu đạt mục tiêu bài học bằng các động từ cụ thể, có thể lượng hóa được: Về kiến thức: Mức độ cần đạt được về kiến thức, theo cách phân loại tư duy của Bloom, có thể xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tuy nhiên, đối với học sinh phổ thông, thường chỉ sử dụng với 3 mức độ nhận thức đầu là nhận biết, thông hiểu và vận dụng (hoặc có thể sử dụng phân loại tư duy của Nikko gồm 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng ở mức thấp, vận dụng ở mức cao). Thực tế, có nhiều giáo viên chưa bám sát Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GDĐT ban hành để xác định mục tiêu bài học. Cá biệt một số giáo viên dùng các động từ không có trong quy định dạy học này như “nắm được”, “nắm bắt được” hoặc không để động từ trước phần mục tiêu. Bên cạnh giáo án lý thuyết và thực hành thì giáo án kiểm tra cũng chưa quan tâm đúng mức, ma trận đề chưa được thể hiện rõ, mức độ đề chưa đúng như hướng dẫn chuẩn kiến thưc, kĩ năng. Về kĩ năng có 2 mức độ: làm được, làm thành thạo,.... Đối với bộ môn địa lí, việc vận dụng các kỹ năng là rất nhiều vì thế khi lựa chọn kĩ năng nào cho bài học là việc cần xác định rõ hơn. Về thái độ: hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện, giáo dục giá trị. Một đặc trưng của bộ môn là việc tích hợp, lồng ghép các kiến thức về dân số, môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…vì vậy giáo viên cần quan tâm đến các tài liệu mà Bộ và Sở đã hướng dẫn đến tận các đơn vị. Giáo viên có thể thông báo mục tiêu học tập cho học sinh, sau đó cùng học sinh thảo luận và thống nhất mục tiêu của bài học. Cũng có thể giáo viên ghi mục tiêu bài học ra giấy phát cho học sinh, hoặc chiếu lên màn hình. Trong quá trình thảo luận về mục tiêu bài học; có những mục tiêu, giáo viên chỉ cần hướng dẫn là học sinh đạt được hoặc học sinh có thể tự học để đạt được, vì vậy không cần thiết phải dành thời gian cho các mục tiêu đó. Tất nhiên học sinh cũng có thể đặt thêm mục tiêu cho bài học. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với mục đích nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2010). Atlat địa lí Việt Nam. NXB Giáo dục, Công ty bản đồ - Tranh ảnh giáo dục. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2011). Tài liệu tập huấn phát triển chuyên môn giáo viên trường THPT Chuyên, môn Địa lí. 3. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (đồng chủ biên và các tác giả) (2008). Địa lí 12, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc (1991). Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại học sư phạm. 5. Nguyễn Đức Vũ (2007). Kĩ thuật dạy học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 6. Lâm Quang Dốc (2008). Hướng dẫn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, NXB Đại học sư phạm. 7. Lâm Quang Dốc (1992). Sử dụng bản đồ giáo khoa ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 8. Lâm Quang Dốc (2004). Bản đồ giáo khoa, NXB Đại học sư phạm. 9. Lê Huỳnh (1999). Bản đồ học, NXB Giáo dục. 10. Ngô Đạt Tam, Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu (1986). Bản đồ học, NXB Giáo dục. 11. Đặng Văn Đức (1991). Các biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh các lớp 6,7,8 phổ thông cơ sở, luận án PTS. 12. Ngô Đạt Tam (1991). Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa, luận án PTS.

File đính kèm:

  • docTL địa lý THPT, đã duyet.doc
Giáo án liên quan