MUC LUC
2 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
NỘI DUNG Trang
Mục lục 2
Đia lý tự nhiên:
-Vị trí địa lý và pham vi lanh thô 3
-Lịch sử hinh thành và phat triên lanh thô 6
-Đăc điêm chung cua tự nhiên 11
-Sử dung và bao vệ tự nhiên 40
-Môt số thiên tai và biện phap phong chống 43
Đia lý dân cư:
-Đăc điêm dân số và phân bố dân cư 50
-Lao đông và việc làm 54
-Đô thị hoa 56
-Chât lương cuôc sống 58
Đia lý cac nganh kinh tê:
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 59
-Địa lí nông nghiệp 61
-Địa lí công nghiệp 81
-Địa lí dịch vụ 95
Đia lý cac vung kinh tê:
-Trung du và miên nui Băc Bô 105
-Đông băng sông Hông 113
-Băc Trung Bô 118
-Duyên hai Nam Trung Bô 122
-Tây Nguyên 127
-Đông Nam Bô 135
-Đông băng sông Cửu Long 141
Vân đề phat triên KT, ANQP biên-đao 146
Cac vung kinh tê trong điêm 450
154 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 21051 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí phần địa lý Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế – xã hội của đất nứơc.
+ Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.
+ Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và
có thể hỗ trợ cho các vùng khác.
+ Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn
quốc.
- Nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm do:
+ Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế.
+ Nguồn lực để phát triển KT-XH tương đối phong phú, nhưng lại có sự phân hóa theo các
vùng. Trong khi nguồpn vốn đầu tư có giới hạn nên phải đầu tư có trọng điểm.
+ Nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Vì
vậy cần tạo ra các vùng thuận lợi để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
→ Tất cả những điều đó đòi hỏi phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
- Vai trò:
- Ba vùng KTTĐ đa hội tu nhiều ĐK thuận lợi về vị tri địa lý, lao động ky thuật, cơ sở hạ
tầng (dẫn chứng).
- Ba vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng
trưởng chung của cả nước (dẫn chứng).
- Ba vùng kinh tế trọng điểm là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành
công nghiệp chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).
- Ba vùng kinh tế trọng điểm đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước và thu hút lớn
nguồn vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
2/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN:
a) Quá trình hình thành:
Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Sau năm 2000, thêm các tỉn
Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
Hà Tây (đã sát nhập Hà Nội năm
2008), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Miền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi
Bình Định
Phía Nam Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BR-VT, Bình Dương
Bình Phước, Tây Ninh, Long An,
Tiền Giang
150 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
02.2014
01884 278 940
b) Thực trạng phát triển kinh tế:
Tiêu chí Phía Bắc Miền Trung Phía Nam
Diện tích % so
với cả nước
15.300 km2 (4,6 %) 27.900 km2 (8,4 %) 30.600 km2 (9,2 %)
Dân số (2006)
% so với cả
nước
13,7 triệu người
16,3 %
6,3 triệu người
7,5 %
15,2 triệu người
18,1 %
Tiềm năng -Vị trí thủ đô Hà Nội
-QL 5 và 18 là tuyến
giao thông gắn kết cả
Bắc Bộ và cụm cảng Hải
Phòng-Cái Lân
-Lao động dồi dào, có
chất lượng cao.
-Có nền văn minh lúa
nước lâu đời.
-Nhiều ngành công
nghiệp truyền thống.
-Dịhc vụ du lịch đang
được phát triển mạnh.
-Vị trí chuyển tiếp
Bắc-Nam
-QL 1, đường sắt
Thống Nhất, sân bay
Đà Nẵng, Phú Bài.
-Cửa ngõ ra biển của
Tây Nguyên và Lào.
-Thế mạnh khai thác
tổng hợp tài nguyên
biển, khóang sản, thủy
sản, chế biến nông-
lâm-thủy sản.
-Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên
hải NTB với ĐBSCL.
-Tiềm năng dầu khí lớn nhất
nước.
-Vùng chuyên canh cây công
nghiệp lớn nhất nước ta.
-Tập trung nhiều lao động kỹ
thuật cao.
-Chiếm tỷ trọng lớn nhất về công
nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu
của cả nước.
-Cơ sở vật chất phát triển mạnh.
-Tập trung vốn đầu tư nước
ngòai lớn nhất.
b/ Thực trạng:
Chỉ số 3 vùng Trong đóPhía Bắc Miền Trung Phía Nam
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm (2001-2005)
(%)
11.7 11.2 10.7 11.9
% GDP so với cả nước 66.9 18.9 5.3 42.7
Cơ cấu GDP (%) phân theo ngành:
-Nông-lâm-ngư nghiệp
-Công nghiệp-xây dựng
-Dịch vụ
100.0
10.5
52.5
37.0
100.0
12.6
42.2
45.2
100.0
25.0
36.6
38.4
100.0
7.8
59.0
33.2
% kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 64.5 27.0 2.2 35.3
3/ BA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM:
• Giống nhau:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ
thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- So với các vùng khác trong cả nước, 3 vùng đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tàng, cơ sở
vật chất ky thuật: cảng biên, sân bay, đàu môi giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quôc tế.
- Ở đây đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghien cứu
khoa học, trình độ dân trí và mức sống của dân cư tương đối cao.
- Đặc biệt, các vùng KTTĐ là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước như Hà Nội, TPHCM,
Hải Phong, Đà Nẵng, Vung Tàu..., đồng thời là các trung tâm KT, thương mại, khoa học - ky
thuật hàng đầu của đất nước.
• Khác nhau:
a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
- Diện tích gần 15,3 nghìn km2 (4,7% lãnh thổ nứơc ta), số dân hơn 13,7 triệu người năm
2006 (chiếm 16,3% dân số cả nước), gồm 8 tỉnh, thành phố chủ yếu thuộc đồng bằng sông
Hồng.
- Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi
thế về gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.
- Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.
151 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
02.2014
01884 278 940
- Để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước,
cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế:
+ Về công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các
ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh
tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung.
+ Về dịch vụ: chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
+ Về nông nghiệp: cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất
lượng cao.
* Hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội:
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
- Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất
của cả nước.
- Hai quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với
cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.
- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải.
- Có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Diện tích gần 28 nghìn km2, số dân 6,3 triệu người năm 2006 (chiếm 8,5% diện tích tự
nhiên và 7,4% số dân cả nước), gồm 5 tỉnh, thành phố, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định.
* Phương hướng :
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch…
Đầu tư cơ sở vật chất ky thuật, giao thông vận tải.
- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường như
chế biến thực phẩm, lọc hóa dầu, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, tiến hành đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao
động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của vùng.
- Coi trọng vấn đề phòng chống thiên tai. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
các ngành công nghệ cao. Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản.
* Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.
- Vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt
Thống Nhất, có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển
của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.
- Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du
lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác
nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
- Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia.
Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các vùng chuyên
sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.
c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
- Diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích cả nứơc), số dân 15,2 triệu người (18,1%
số dân toàn quốc) năm 2006, bao gồm 7 tỉnh và thành phố chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.
* Phương hướng :
- Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp
cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập
trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước.
- Cùng với công nghiệp, các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch ... được tiếp tục
đẩy mạnh.
152 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
02.2014
01884 278 940
- Các phương hướng khác: Hoàn thiện và bước đầu HĐH hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là
xây dựng các tuyến GT huyết mạch, nâng cấp các sân bay, cảng biển, hệ thống TTLL, mạng
lưới điện, nước; giải quyết vấn đề đô thị hoá và việc làm cho người lao động, coi trọng vấn đề
giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
* Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế.
+ Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông
Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh tự nhiên, kinh tế – xã hội.
+ Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.
+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các
vùng khác trong cả nứơc.
-------------HẾT------------
153 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
CHUYÊN ĐỀ: CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
02.2014
01884 278 940
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
TÀI LIỆU
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Sưu tầm và biên soạn: NGUYỄN VĂN TOÀN
ĐỒNG THÁP, 2/2014
154 Nguyễn Văn Toàn (boyteen_01655@yahoo.com.vn)
File đính kèm:
- On thi HSG 12.pdf