Bài 1: Tìm từ ngữ nói về:
a. Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
b. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với lòng nhân hậu, yêu thương.
c. Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
d. Thể hiện tính cách hay việc làm trái với đùm bọc, giúp đỡ.
Bài 2: Cho các từ sau: "nhân dân, nhân hậu, nhân ái, nhân tài, công nhân, nhân đức, nhân từ, nhân loại, nhân nghĩa, nhân quyền". Hãy xếp:
a. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là người.
b. Từ có tiếng "nhân" có nghĩa là lòng thương người.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi khối Lớp 4 Trường TH Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có manh áo cộc tre nhường cho con"
Em thấy đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp? Hãy nêu ý nghĩa đẹp đẽ và sau sắc của những hình ảnh đó
Tập làm văn :Đề 12: Xuân về muôn hoa khoe sắc, em hãy tả lại một cây hoa nở vào mùa xuân và nêu cảm nghĩ
Gợi ý
- Mùa xuân có nhiều hoa nở, khoe hương sắc. Loại cây có hoa nở tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc là hoa đào, ở miền Nam là hoa mai.
- Khi miêu tả, trọng tâm cần tả kỹ về hoa: đặc điểm của hoa khi mới nở, khi nở rộ... Màu sắc của bông hoa, cành hoa.
- Vẻ đẹp của hoa góp phần tô điểm cho mùa xuân, nhất là vào dịp Tết.
- Cảm nghĩ của em về cây hoa đó
……………………………………………………………………………………………..
MỘT SỐ ĐỀ TLV THAM KHẢO
Kể chuyện
Đề 1: Em đã đọc truyện Rùa và Thỏ. Em hãy đặt mình trong vai Thỏ để kể lại cuộc chạy thi giữa Thỏ (em) và Rùa, đồng thời ghi lại cảm nghĩ khi bị thua Rùa.
Gợi ý
- Kể lại được nội dung cơ bản (theo sát các tình tiết và diễn biến của câu chuyện Rùa và Thỏ).
- Nhập vai Thỏ một cách tự nhiên sinh động qua việc dùng từ và xưng hô: qua lời kể, lời đối đáp với Rùa, qua lời thuật lại những hành động và cử chỉ của bản thân (Thỏ).
- Bộc lộ cảm nghĩ hối hận chân thành trước việc mình (Thỏ) bị thua cuộc và rút ra được những bài học cho bản thân trong công việc, trong quanhệ với người khác (không kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác).
Viết thư
Đề 1: Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay
Gợi ý
- Thư viết cho 1 người bạn ở trường khác. Người bạn có thể là đã quen cũng có thể là chưa quen (viết để kết bạn). Trường của người bạn có thể cùng 1 tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố với người viết thư.
- Lời xưng hô cần thân mật, gần gũi (VD bạn, tớ...)
- Cần hỏi thăm bạn về sức khoẻ, việc học hành và sở thích của bạn, tình hình gia đình bạn.
- Em kể cho bạn nghe về tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi của bản thân và của bạn bè cùng lớp, trường.
- Em chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp thư sau.
Đề 2: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông, bà, cô giáo cũ, bạn cũ...) để thưam hỏi và chúc mừng năm mới.
Đề 3: Đã lâu không viết thư cho bạn hoặc người thân vừa rồi trong em vừa xuất hiện một ước mơ mà em cho là đẹp. Hãy viết thư cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ đó
Gợi ý
- Thư này viết cho bạn hoặc người thân. Thư viết cho bạn lời lẽ cần thân mật. Nếu em định viết cho người thân thì phải xác định rõ người đó là ai (là ông, bà, cô, chú hay anh chị...) Viết cho người nào thì lời lẽ phải phù hợp với mối quan hệ của bản thân em với người đó.
- Nội dung thư là nói về ước mơ của em. Ước mơ là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Mỗi người đều có một ước mơ riêng. Em ước mơ sau này mình sẽ làm gì?
Miêu tả
A- Đồ vật
Đề 1: Tả một thứ đồ chơi mà em thích (có thể chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp và kết bài có thể chọn kiểu mở rộng hoặc không mở rộng).
Gợi ý
- Có thể chọn đồ chơi bằng nhựa, bằng vải... mà em thích. Đồ chơi đó có thể là búp bê, gấu bông, thỏ bông, ô tô chạy bằng pin, siêu nhân, bộ xếp hình....
Mở bài: - Giới thiệu đồ chơi mà mình muốn tả: Ai mua (cho)
Mua, cho vào dịp nào?
Thân bài: - Tả bao quát đồ chơi: hình dáng, kích thước, vật liệu, màu sắc. - Tả cụ thể các bộ phận của đồ chơi: bên ngoài, bên trong.
- Tả âm thanh phát ra (nếu có)
- Tả hoạt động của đồ chơi (nếu có).
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về thứ đồ chơi ấy
(có thể nói về sự cất giữ bảo quản cẩn thận sau khi chơi).
Đề 2: Chiếc bút máy một đồ dùng học tập không thể thiếu được đối với tất cả học sinh. Hãy tả lại cây bút ấy của em.
Gợi ý
Mở bài: - Giới thiệu chiếc bút máy sẽ tả
Thân bài: - Tả bao quát: Kích thước, màu sắc, hình dạng
- Tả bộ phận : + Bên ngoài: nắp bút, thân bút, nhãn hiệu.
+ Bên trong: ngòi bút, ruột gà, ống dẫn mực.
- Tác dụng của chiếc bút máy.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc bút máy.
Đề 3: Cây bút chì đen một đồ dùng học tập quan trọng của người học sinh. Hãy tả lại cây bút chì mà em đang dùng.
Gợi ý
Mở bài: - Giới thiệu cây bút chì sẽ tả.
Thân bài: - Tả bao quát: Hình dáng, kích thước.
- Tả cụ thể: màu sơn, hàng chữ, ký hiệu bút.
Thân bút, hai đầu bút, ruột bút.
- Tác dụng của chiếc bút.
Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về cây bút chì vừa tả.
Đề 4: Ngày ngày đi học em thường sử dụng chiếc cặp sách của mình để đựng sách vở và đồ dùng học tập. Hãy tả lại chiếc cặp sách ấy.
Gợi ý
Mở bài: - Giới thiệu chiếc cặp sẽ tả: + Có vào dịp nào
+ Ai mua, cho.
Thân bài: * Tả bao quát: - Hình dạng, kích thước, chất liệu, màu sắc.
- Loại cặp.
* Tả từng bộ phận:
- Các bộ phận bên ngoài + Mắt cặp
+ Nắp cặp
+ Khoá
- Các bộ phận bên trong: + Các ngăn
+ Vải lót
+ Tác dụng.
Kết bài: Tình cảm của em đối với chiếc cặp.
Đề 5: Hãy tả lại cái bàn học ở nhà hay ở lớp và nêu cảm nghĩ của em.
Đề 6: Hãy tả lại quyển sách Tiếng Việt lớp 4 tập I của em
Gợi ý
Mở bài: - Giới thiệu quyển sách Tiếng Việt có trong trường hợp nào.
Thân bài: - Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài: + Bìa trước
+ Bìa sau
- Tả đặc điểm hình dáng bên trong:
+ Số trang
+ Cách bố trí, sắp xếp trong quyển sách.
+ Tranh ảnh, hình vẽ.
+ Em thích bài nào nhất.
- Tác dụng của quyển sách
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về quyển sách
Đề 7: Tả quyển lịch treo tường nhà em
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu quyển lịch sẽ tả: - Có vào dịp nào
- Ai mua, hoặc cho.
Thân bài: * Tả bao quát: hình dạng, kích thước, nhà xuất bản, vị trí treo,
số tờ, loại giấy làm lịch.
* Tả cụ thể:
- Cách trang trí, nội dung của từng tờ lịch (tranh ảnh, chữ, số,
màu sắc, ý nghĩa các hình ảnh đó, cách trình bày các hình ảnh)
Chú ý gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của em khi ngắm từng hình ảnh.
- Tả cách ghi ngày, tháng.. của từng tờ lịch (chú ý màu sắc, đặc
điểm, cỡ chữ).
Kết bài: Cảm xúc của em khi ngắm nhìn tấm lịch.
Đề 8: Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ (báo thức, treo tường) là người bạn thân thiết trong gia đình em. Hãy tả lại chiếc đồng hồ đó
Gợi ý
Trước khi làm bài cần xác định rõ: tả chiếc đồng hồ nào? Loại gì?
Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ: (có thể nêu lai lịch, vì sao có?
có từ lúc nào?)
Hoặc: chiếc đồng hồ báo thức hoặc báo giờ như thế nào?
Có thể kể vắn tắt 1 sự việc, 1 kỷ niệm gắn với chiếc đồng hồ.
Thân bài:
a) Tả bao quát:
Hình dạng đồng hồ: hình gì? màu sắc vỏ ngoài, mặt đồng hồ.
b) Chọn tả 1 vài bộ phận của đồng hồ:
- Tả kỹ mặt đồng hồ (màu sắc, hình dáng và đặc điểm, các con số, kim đồng hồ...) hoặc tả cách hoạt động của kim đồng hồ khi báo giờ, báo phút, giây, khi báo thức...
c) Tả sự gắn bó của chiếc đồng hồ với sinh hoạt của em hoặc gia đình em (VD: Bác đồng hồ đánh thức em dậy đúng giờ để đi học....)
Kết bài: Có thể kể lại tình cảm của em và gia đình đối với đồng hồ (có thể ghi lại lời của bố mẹ, anh chị... nói về chiếc đồng hồ).
Đề 9: Tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em yêu thích.
B- Cây cối
Đề 1: Nhà em (hoặc gần nơi em ở) có nhiều cây to. Hãy tả một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em.
Gợi ý
Mở bài: Giới thiệu cây định tả (có thể giới thiệu lai lịch cây định tả,
thuộc loại cây gì? Mọc ở đâu? do ai trồng)
Có thể tả trực tiếp khái quát cây vào lúc đi học (rồi ở trường về
nhà hoặc chơi đùa quanh cây).
Có thể nêu vắn tắt 1 kỷ niệm gắn với cây.
Thân bài:
a) Tả bao quát cây:
- Có thể tả cây nhìn từ xa. Cao như thế nào? Cành lá ra sao? Màu xanh của cây như thế nào?
- Có thể tả 1 vài đặc điểm chung của cây khi ở gần: thân, cây to như thế nào? Có đặc
điểm gì. Vòm lá của cây ra sao? có gì đáng lưu ý?
b) Tả kĩ một vài bộ phận của cây
- Tả lá cây: đặc điểm về hình dáng, màu sắc của lá cây.
- Tả hoa hoặc quả của cây: Hoa (quả) có vào dịp nào? Một vài nét chung về hoa (quả) của cây (màu sắc, hương thơm, cảm xúc gợi cho người ngắm...) Tả kỹ 1 bông hoa (hoặc 1 quả, 1 trái).
c) Tả cây gắn với sinh hoạt hoặc kỷ niệm của em:
- Có những trò chơi, hoạt động hoặc kỷ niệm gì gắn với bóng mát hoặc lá, hoa, quả của cây => Hãy kể lại.
- Có cảm xúc, suy nghĩ gì về cây.
Kết bài: Có thể nêu sự gắn bó của bản thân, bạn bè, gia đình.
Đề 2: Hãy tả cây đa cổ thụ ở đầu làng em.
Đề 3: Em hãy tả một cây ăn quả đang mùa quả chín.
Gợi ý
Có rất nhiều loại cây ăn quả đề yêu cầu chỉ tả 1 cây ăn quả nhưng vào lúc quả chín. Do đó cần lựa chọn một cây thích hợp vào thời điểm quả vào giai đoạn chín.
Trình tự miêu tả như các đề trước song trọng tâm cần tả kỹ quả, đặc biệt tả kỹ màu sắc của quả khi chín, hương thơm, mùi vị quả khi thưởng thức.
Đề 4: Trong các loài hoa dưới đây, em thích hoa nào nhất. Hãy tả lại
Cây bầu hoa trắng
Cây mướp hoa vàng
Tim tím hoa xoan
Đỏ tươi râm bụt
Mào gà đỏ chót
Hồng ửng hoa đào
Cao tít hoa cau
Mà thơm ngan ngát
Hoa sen trên nước
Hoa dừa trên mây
Đất nước em đây
Bốn mùa hoa thắm.
Đề 5: Tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích.
Gợi ý
Chỉ chọn tả 1 cây mà em thích. Cây đó có thể là cây bóng mát, hoặc cây ăn quả hoặc cây hoa.
Đề 6: Hãy tả lại một cây có nhiều kỷ niệm gắn bó với em
Đề 7: Tả một luống rau hoặc vườn rau.
Đề 8: Em hãy tả lại một cây bóng mát đang mùa thay lá.
Đề 9: Đất nước ta có nhiều loại cây quý đã gắn bó với dân tộc ta từ bao đời nay trong chiến đấu và trong xây dựng, trong đó có cây tre Việt Nam. Bằng nghệ thuật nhân hoá, em hãy kể lại lời cây tre tự kể về mình.
Luyện tập giới thiệu địa phương
Đề 1: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội tổ chức vào mùa xuân ở quê em.
Gợi ý
Mở bài: Cần giới thiệu rõ: Tên địa phương em, tên trò chơi hay lễ hội.
Thân bài: - Giới thiệu nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội.
- Thời gian tổ chức.
- Sự tham gia của mọi người vào trò chơi, lễ hội.
Kết bài: Trò chơi hoặc lễ hội đó để lại cho em những ấn tượng gì.
Đề 2: ở nhiều vùng trên đất nước ta, hằng năm nhân dân tổ chức nhiều lễ hội truyền thống. Em hãy tả lại một lễ hội ở quê em.
Gợi ý
- Tả rõ được vài nét nổi bật về quang cảnh lễ hội. Các hình ảnh trang trí, cảnh tượng mọi người đi dự hội đông vui, tấp nập...
- Cảnh diễn ra trong lễ hội.
- Bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình về lễ hội .
File đính kèm:
- BOI DUONG TIENG VIET 4.doc