Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Tài liệu giảng dạy lịch sử Lâm Đồng

Ðầu năm 1931, trong lúc các chi bộ và các tổ chức quần chúng khẩn trương chuẩn bị truyền đơn để kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày 6-3-1931, công sứ Pháp ở Ðà Lạt chỉ huy một toán lính đến bao vây cơ quan của Ðảng ở Cầu Quẹo (số nhà 221 - 223, đường Phan Ðình Phùng hiện nay). Một số đảng viên bị bắt trong khi đang in truyền đơn, các chi bộ Đảng tan rã, phong trào cách mạng lắng xuống.

3. Phong trào cách mạng thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương 1936 - 1939

Mở đầu phong trào đấu tranh của công nhân, ngày 24-8-1936, hơn 200 công nhân Sở Thí nghiệm Nông nghiệp Di Linh đình công để phản đối chủ giảm lương. Ngày 2-1-1937, trên 1.000 công nhân đồn điền chè Cầu Ðất đình công đòi tăng lương. Ngày 26-2-1937, công nhân tại công trường xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo (nay là nhà thờ con gà ở Ðà Lạt) đình công đòi tăng lương.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu bồi dưỡng giáo viên - Tài liệu giảng dạy lịch sử Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, xây dựng Lâm Ðồng thành một tỉnh mạnh về chính trị, phát triển về kinh tế, vững về an ninh và quốc phòng, tiến bộ về văn hoá và xã hội”. Trong 10 năm thực hiện các nghị quyết của Ðảng bộ, nhân dân các dân tộc Lâm Ðồng đã giành được những thắng lợi rất quan trọng trên các lĩnh vực. Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp tăng nhanh về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng lương thực năm 1976 đạt 51.000 tấn, năm 1985 tăng lên 130.000 tấn, giải quyết phần lớn nhu cầu lương thực của tỉnh. Cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày phát triển nhanh, tạo tỷ suất hàng hoá ngày càng lớn. Công tác lâm nghiệp có chuyển biến bước đầu trong việc trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng, trồng mới hơn 10.000 ha, nạn cháy rừng, phát rừng làm rẫy ngày càng giảm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng được mở rộng, xây dựng mới nhiều cơ sở sản xuất, tạo thêm một số sản phẩm như đường, vải, tơ tằm. Giao thông vận tải cơ bản đảm bảo vận chuyển hàng hoá, hành khách; mở rộng mạng lưới giao thông ở một số vùng kinh tế mới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, đã có nhiều cố gắng trong việc xóa bỏ văn hoá phản động, đồi trụy, từng bước xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp giáo dục từng bước gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; số học sinh qua các năm học tăng nhanh, đến năm 1985 bình quân 3,8 người dân có một người đi học. Mạng lưới y tế được mở rộng xuống cơ sở, hầu hết các xã đều có cơ sở y tế, 70% trạm xá xã phường có y sĩ phục vụ. Về công tác an ninh, quốc phòng, toàn dân nhận rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Ðối với lực lượng FULRO, ta đã kiên trì phát động quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng ở cơ sở gắn với xây dựng toàn diện vùng dân tộc và có biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề FULRO. Từ năm 1975 đến năm 1985, ta đã xóa được 278 cơ sở, 18 tổ chức phản động. Những thành tựu trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, tạo đà thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ đổi mới. 2. Lâm Đồng trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2000) Bước vào thời kỳ đổi mới, Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng lần thứ IV(10-1986) xác định phương hướng nhiệm vụ chung của kế hoạch 1986 - 1990 là: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, đất rừng… tiếp tục phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo cho được tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, phấn đấu ổn định về cơ bản tình hình kinh tế - xã hội, hình thành từng bước cơ cấu kinh tế nông - lâm - công nghiệp trên địa bàn huyện, chuẩn bị tiền đề phát triển mạnh cho thời kỳ tiếp theo; củng cố vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm nhu cầu quốc phòng, làm tròn nghĩa vụ quốc tế”. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Ðại hội lần thứ IV của Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng, năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế được giải phóng thêm một bước, thúc đẩy nền kinh tế có chuyển biến mới. Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân tăng khá. Sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tăng nguồn nông sản hàng hoá. Xây dựng được một số cơ sở vật chất, kỹ thuật mới. Giải quyết thêm việc làm cho người lao động. Ðã xoá bỏ một bước quan trọng cơ chế quản lý cũ, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Ðời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân được ổn định hơn và có cải thiện. Từ thực tiễn 5 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng lần thứ V(11-1991 )xác định mục tiêu tổng quát 5 năm tới là: “Tăng cường đoàn kết thống nhất toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân trong tỉnh, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực tự cường, vượt qua mọi khó khăn thử thách, khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương đi đôi với mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế trong và ngoài nước, từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tạo được tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế; bảo đảm ổn định chính trị, giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội; phát huy hơn nữa dân chủ xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, khắc phục bất công xã hội; đồng thời chuẩn bị đủ điều kiện để tranh thủ mọi thời cơ phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm sau”. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn. Về kinh tế, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của thời kỳ 1991-1995 đạt 12,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, bước đầu đã có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế. Năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng của tỉnh đã được tăng cường một bước quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tiếp tục phát triển, quan hệ sản xuất từng bước được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, nét nổi bật là bước đầu đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá, xã hội hoá trong giải quyết các vấn đề xã hội. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển cả về số lượng, chất lượng, hướng vào việc thực hiện yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Công tác chăm lo sức khoẻ ban đầu của nhân dân có nhiều tiến bộ, số người mắc bệnh sốt rét, bướu cổ giảm và tử vong do sốt rét giảm đáng kể, các trạm y tế cơ sở được đầu tư phương tiện, thiết bị tương đối khá, chất lượng hoạt động tốt hơn. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao và thông tin đại chúng có đổi mới về nội dung, hình thức và hướng về cơ sở, góp phần nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Trên cơ sở định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, tận dụng mọi thời cơ và khắc phục nguy cơ, tiếp tục sự nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh Lâm Ðồng lần thứ VI (4-1996) xác định mục tiêu tổng quát của tỉnh thời kỳ 1996 - 2000 là: “Ra sức bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người; xây dựng Ðảng bộ trong sạch vững mạnh; phấn đấu ổn định và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và hiệu quả cao hơn, vững chắc hơn, đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, quyết tâm nhanh chóng vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển, cải thiện mức sống các tầng lớp nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000”. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Ðại hội VI Ðảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: kinh tế tiếp tục phát triển, tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân hàng năm 14,8%, cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hướng mở rộng vùng chuyên canh, khai thác lợi thế của từng vùng sinh thái, kết hợp sản xuất nông lâm với phát triển các ngành nghề dịch vụ, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, bước đầu thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá, huy động được sự đóng góp của nhân dân cùng Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật các ngành giáo dục và đào tạo, y tế, dân số, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao. Trong 25 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, nhân dân các dân tộc Lâm Ðồng đã phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, với ý chí tự lực tự cường, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội. Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực đã góp phần cùng cả nước vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. Các phương tiện hỗ trợ + Thiết bị, đồ dùng dạy học : Máy chiếu, bút dạ, bảng, giấy A0. + Tài liệu tham khảo - Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng - Địa chí Lâm Đồng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2001 (từ trang 172 – 182). D. Cách tổ chức các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu việc những khó khăn của tỉnh Lâm Đồng sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Về chính trị, các tổ chức phản động và lực lượng FULRO hoạt động chống phá cách mạng. Về kinh tế, cơ cấu kinh tế và phân bố lao động mất cân đối nghiêm trọng. Hàng vạn người chưa có việc làm. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội, ở vùng dân tộc thiểu số chỉ có 20% số người biết chữ. Cơ sở y tế của chính quyền địch để lại không đáng kể; hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin nghèo nàn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu những thành tựu của nhân dân Lâm Đồng trong 10 năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. + Thảo luận về thành tựu kinh tế của nhân dân Lâm Đồng trong 10 năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. + Thảo luận về thành tựu văn hóa, xã hội của nhân dân Lâm Đồng trong 10 năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. + Thảo luận về thành tựu an ninh, quốc phòng của nhân dân Lâm Đồng trong 10 năm đầu sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu của nhân dân Lâm Đồng trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000). + Về kinh tế, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm của thời kỳ 1991-1995 đạt 12,9%.; 1996-2000: 14,8%; cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. + Về văn hóa – xã hội, bước đầu đã thực hiện chủ trương đa dạng hoá, xã hội hoá trong giải quyết các vấn đề xã hội. E. Câu hỏi và bài tập đánh giá 1. Những khó khăn của Lâm Đồng sau thắng lợi cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước? 2. Những thành tựu nhân dân các dân tộc Lâm Đồng đạt được 10 năm sau ngày thống nhất đất nước (1975 - 1985)? 3. Những thành tựu nhân dân Lâm Đồng đạt được trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)?

File đính kèm:

  • docBD HE 2014LICH SU LD.doc
Giáo án liên quan