- Hình vẽ, tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách mà còn phát triển tư duy cho học sinh. Từ việc quan sát, học sinh sẽ đi tới tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Như vậy tư duy học sinh sẽ dần phát triển trong những tình huống có vấn đề. Mặt khác, thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh, học sinh được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú, trong sáng. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen quan sát và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học, có phân tích, giải thích để đi đến những khái quát, rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ những việc làm thường xuyên như vậy mà các thao tác tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên.
Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy, tôi xin được nêu một số kinh nghiệm về việc khai thác tranh ảnh lịch sử như sau:
25 trang |
Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng tài liệu tham khảo và khai thác kênh hình môn Lịch sử Khối THCS - Nguyễn Văn Đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ìm hiểu nội dung bản đồ.
+ Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung bản đồ.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung học sinh trả lời và hoàn chỉnh nội dung bản đồ mà học sinh cần tìm hiểu, cung cấp cho học sinh.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 13 "Chiến tranh thế giới thứ nhất" (1914-1918)-Lịch sử lớp 8 GV sử dụng bản đồ treo tường :
GV thực hiện đúng như các bước đã nêu ở trên :
+ Giáo viên treo bản đồ, giới thiệu cấu trúc bản đồ, các kí hiệu chú giải trên bản đồ ( Hình dưới ).
+ Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung bản đồ, kết hợp chỉ trên bản đồ tường thuật diễn biến của cuộc chiến tranh ( chủ yếu ở chiến trường Châu Âu).
+ Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc tìm hiểu nội dung bản đồ, GV yêu cầu học sinh lên bảng tường thuật lại tóm tắt diễn biến cuộc chiến tranh.
+ GV nhận xét bổ sung phần kĩ năng của học sinh...
Ví dụ 2: Khi khai thác bản đồ hình 54 . chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), giáo viên sử dụng bản đồ treo tường, cũng thực hiện theo các bước ở trên.
(ảnh bản đồ ở trang sau)
+ Giáo viên treo bản đồ, yêu cầu học sinh quan sát, chú ý quy ước màu và các kí hiệu trên bản đồ: Sở chỉ huy địch, cứ điểm và tên các cứ điểm của địch, các mũi tên với màu sắc khác nhau thể hiện 3 đợt tiến công của ta.
+ Giáo viên kết hợp bản đồ với câu hỏi gợi mở và SGK hưóng dẫn học sinh tìm hiểu diễn biến của chiến dịch.....
? Dựa vào SGK và bản đồ hãy cho biết chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm mấy đợt - Học sinh trả lời : Ba đợt.
? . Đợt 1 quân ta tấn công vào những vị trí nào? Kết quả ra sao?
- Học sinh trả lời, giáo viên chỉ trên bản đồ .
Tương tự..............đợt 2, đợt 3.
+ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng tường thuật lại để rèn kỹ năng.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung tổng kết, yêu cầu học sinh về vẽ lược đồ vào vở.
II.2.3. Cách tạo các kênh hình không có trong SGK bằng phần mềm Flash và khai thác các thước phim tài liệu Lịch sử vào việc soạn giảng Giáo án điện tử trình chiếu bằng máy chiếu đa năng.
II.2.3.1 Cách tạo các kênh hình không có trong SGK bằng phần mềm Flash.
- Hầu hết các kênh hình có trong SGK đều không được in màu, nhiều nội dung không thể hiện tính trực quan, học sinh khó quan sát nhận diện phát hiện kiến thức. Bản đồ, lược đồ treo tường phục vụ cho giảng dạy còn thiếu rất nhiều. Mặt khác các kênh hình này đều là những kênh hình" chết" rất hạn chế trong việc thể hiện diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh. Học sinh thường không chú ý và không hứng thú khi giáo viên sử dụng các kênh hình theo cách truyền thống.
- Hiện nay ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ nội dung chương trình, phương pháp , phương tiện dạy học.Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy cũng được đầu tư hiện đại, đầy đủ hơn: máy vi tính, máy chiếu đa năng ... Riêng đối với bộ môn lịch sử , nếu giáo viên ứng dụng được phần mềm flash vào việc tạo các kênh hình không có trong SGK hoặc làm " sống động" các kênh hình như bản đồ treo tường ( Đặc biệt trong tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa) phục vụ cho các tiết giảng có sử dụng máy chiếu đa năng sẽ đem lại hiệu quả mà các đồ dùng , kênh hình truyền thống không thể có được. Học sinh sẽ rất hứng thú , tập trung chú ý và nhận thức nhanh hơn ( ở đây, tôi không trình bày hướng dẫn cách làm Flash mà chỉ xin nêu ra 1 ví dụ đối chiếu so sánh.giữa việc sử dụng kênh hình theo cách truyền thống với việc sử dụng phần mềm flash trong việc tạo kênh hình mới không có trong SGK.
Ví dụ: Khi dạy bài 21 "Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân ( 542- 602) " - lịch sử 6
Không có lược đồ treo tường, trong SGK hình 47 - lược đồ: khởi nghĩa Lí Bí chỉ là một lựợc đồ đơn giản, học sinh rất khó hình dung diễn biến cuộc khởi nghĩa này.
( ảnh chụp hình dưới)
- Khi tôi sử dụng phần mềm Flash vào việc tạo một lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Lí Bí ( tất nhiên chỉ sử dụng khi giáo viên dạy giáo án điện tử) thì bài giảng trở lên hết sức sinh động, học sinh rất chú ý hứng thú học tập và tiếp thu bài rất nhanh ( Các bạn hãy click vào lược đồ hình dưới đây và so sánh với kênh hình 47 ở trên - phần này chỉ hiển thị khi các bạn tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của tôi khi xem ở USB. Muốn xem được bạn di chuyển chuột xuống hình dưới, giữ phím Ctrl đồng thời nháy chuột trái vào hình, một hộp thoại hiện ra, nhấn OK và đợi một vài giây)
Chú giải :
Nghĩa quân Lí Bí
Quân địch
Quân địch rút chạy
Nơi giao chiến
II.2.3.2 Khai thác các thước phim tài liệu Lịch sử vào việc soạn giảng Giáo án điện tử trình chiếu bằng máy chiếu đa năng.
- Việc giáo viên khai thác được các thước phim tài liệu lịch sử vào việc soạn giảng giáo án điện tử trình chiếu bằng máy chiếu đa năng kết hợp đầy đủ với hiệu ứng âm thanh sẽ tạo cho học sinh niềm tin về những kiến thức trong SGK đề cập tới và gây hứng thú đặc biệt với các em. Môn lịch sử có đặc trưng riêng: các sự kiện không thể tái hiện lại một cách trực tiếp như các môn vật lí, hoá học làm thí nghiệm nên việc dùng các thước phim tư liệu có giá trị nhận thức rất lớn. Các em như đi vào cuộc chiến với đầy đủ sự khốc liệt của nó - điều mà trước đây giáo viên dù dùng nhiều ngôn từ để miêu tả, giải thích nhưng chưa chắc tạo được niềm tin nơi học sinh
- Nếu kết hợp được các thước phim tư liệu với các sản phẩm của flash như đã nói ở trên bài giảng sẽ trở lên vô cùng sinh động, hấp dẫn. Nhưng ở đây cũng không nên lạm dụng bởi phải bám sát vào nội dung kiến thức của bài . Tránh trường hợp học sinh chỉ chú ý " xem phim" mà quên đi nhiệm vụ nhận thức.
Ví dụ: Khi dạy bài 27 " Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược kết thúc" - Lịch sử 9, giáo viên đưa vào giáo án một số đoạn phim tư liệu ( dung lượng vừa phải) về việc Pháp thực hiện kế hoạch Na- va, sự chuẩn bị của ta , một số hình ảnh của diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ: Trận mở màn, hình ảnh các chiến sĩ cắm lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ-cát, hình ảnh các đồng bào Tây Bắc vui mừng chiến thắng trên cánh đồng Mường Thanh...kết hợp các thước phim trên với bản đồ điện tử diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Dưới đây là những hình ảnh về đợt tiến công thứ nhất mở màn chiến dịch của quân ta tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.( Muốn xem được bạn di chuyển chuột xuống hình dưới, giữ phím Ctrl đồng thời nháy chuột trái vào hình, một hộp thoại hiện ra, nhấn OK và đợi một vài giây)
II.3.Chương 3: Phương pháp nghiên cứu- Kết quả nghiên cứu.
II.3. 1. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã bỏ rất nhiều thời gian và vận dụng nhiều phương pháp để nghiên cứ. Cụ thể:
- Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học lịch sử.
- Sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Lịch sử- đặc biệt là các phương pháp dạy học mới.
- Tham dự đầy đủ các đợt tập huấn của Bộ GD&ĐT, các đợt tập huấn thay sách của Sở GD&ĐT, các đợt bồi dưỡng hè của Phòng GD&ĐT Đông Triều tổ chức.
- Tham gia các hội nghị chuyên đề cấp tỉnh, cấp huyện và cụm tổ chức.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Dự giờ đồng nghiệp trong trường.
- áp dụng vào trong thực tế giảng dạy để đúc rút kinh nghiệm.
- Tự học hỏi để nâng cao trình độ tiếp cận với các phần mềm hỗ trợ dạy học hiện đại.
II.3.2.Kết quả nghiên cứu.
Trải qua 6 năm thực hiện chương trình mới và 4 năm học đúc rút nghiên cứu, thể nghiệm đề tài, học sinh những lớp tôi dạy rất hứng thú khi học môn Lịch sử, từ đó xác định được động cơ, mục tiêu, phương pháp học tập. Kết quả được nâng dần nên theo từng năm học ở cả chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn.
II.3.2.1 Chất lượng học sinh giỏi lớp 9.
Năm học
Số học sinh đạt giải cấp huyện
Số học sinh đạt giải cấp tỉnh
Ghi chú
2004- 2005
01
01
- 01 giải nhì cấp tỉnh.
2005- 2006
03
02
- 01 giải ba cấp tỉnh.
2006- 2007
04
02
- 02 giải ba cấp tỉnh.
2007- 2008
05
01
- 01 giải nhất, 01 giải
nhì cấp huyện, 01 giải 3 cấp tỉnh.
II .3. 2. 2 Chất lượng bộ môn lớp 9 ( 9A, 9B, 9C, 9D .
2007- 2008
Giỏi
Khá
TB
yếu
Đầu năm
8 %
35 %
45 %
12 %
Cuối năm
15 %
39,8 %
40,2 %
5 %
III. Phần kết luận - Kiến nghị.
- Qua thái độ, kết quả học tập của học sinh tôi có thể kết luận rằng: nếu giáo viên biết khai thác tốt tài liệu tham khảo để từ đó có phương án lên lớp phù hợp, biết cách khai thác kênh hình đặc biệt là thiết kế được các giáo án điện tử, sáng tạo ra các kênh hình thì học sinh sẽ không quay lưng lại với môn Lịch sử, các em sẽ có hứng thú học tập, động cơ học tập và từ đó chất lượng học tập của các em sẽ được nâng lên.
- Tôi chỉ có một số kiến nghị như sau: mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ( Máy vi tính, máy chiếu đa năng, các loại tranh ảnh, lược đồ, các tài liệu tham khảo...) để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, mở nhiều lớp tập huấn giáo để giáo viên nâng cao trình độ đặc biệt là cách khai thác tài liệu lịch sử, sử dụng thật tốt kênh hình -một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử.
IV. Tài liệu tham khảo- phụ lục
1. Cuốn "Phương pháp dạy học Lịch sử" - Phan Ngọc Liên.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002.
2. Cuốn "Lý luận dạy học cơ bản" - GS. Trần Bá Hoành .
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2005.
3. Cuốn "áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử"
GS. Phan Ngọc Liên.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002.
4. Cuốn "Một số vấn đề về Lich sử thế giới".
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1996.
5. Cuốn "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III" ( 2004-2007 )
6. Cuốn " Khai thác kênh hình trong SGK Lịch sử"
Trịnh Đình Tùng - NXB Giáo dục 2007.
7. SGK Lịch sử 6, 7, 8, 9.
8. SGV Lịch sử 6, 7, 8, 9.
9. Cuốn "Tư liệu Lịch sử 9".
Nguyễn Quốc Hùng - Bùi Tuyết Hương - Nguyễn Hoàn Thái.
Nhà xuất bản Giáo dục 2007
10. Cuốn "Tư liệu Lịch sử 8" - Phan Ngọc Liên.NXB Giáo duc. 2007
Bình Khê, ngày 10 tháng 5 năm 2008
Người viết
Nguyễn Văn Đoàn
V. nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường, phòng GD&ĐT
File đính kèm:
- SKKN LICH SU TIEN ICH.doc