Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó tự động (default) là nhịp C (hay 4/4). Gỉa sử bản nhạc của bạn định viết là nhịp 2/4, thì bạn làm như sau:
a). Sau đó click vào Arrow tool.
b) Click chuột vô dòng nhac rồi dùng lệnh ctrl +A để bội đen toàn bộ bản nhạc. Hoặc bồi đen chỗ nhịp bạn cần chuyển
c). Click vào MEASURES (Menu trên top)
d). Click vào Time Signaturẹ.
Bạn sẽ thấy một khung nhỏ xuất hiện để cho bạn chọn (setup) số nhịp mà bạn mong muốn.
e) Nếu bạn muốn nhịp 2/4 thì click vào nút 2/4. Nếu bạn muốn tạo một nhịp khác như 9/12, thì bạn đánh dấu vào OTHER rồi đánh vào ô trên là số 9 và ô dưới là số 12.
(nếu ko bôi đen thì bạn Click vào mũi tên chỗ "From Measure" để chọn nhịp đó cho cả bài)
f). Click OK để hoàn tất.
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng phần mềm soan nhạc Encore 4.5 ________________________________________, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng phần mềm soan nhạc Encore 4.5
Encore version 4.5
Phần mềm chép nhạc và cách sử dụng
I. Bắt đầu tạo bài mới
copy từ trang thánh ca và đã được chỉnh sửa thêm
Mở encore lên. Sau khi mở lên bạn sẽ thấy nó có sẵn (default) một khuông nhạc (dùng cho piano) như sau:
hoặc bạn có thể ân Ctrl + N hay click vào FILE chỗ tool bar, rồi chọn NEW :khung nhỏ trên cũng xuất hiện để bạn chọn (setup)
* staff formats: có 4 loại khuông nhạc. bạn có thể tùy chọn click vào đâu cho thích hợp với bản nhạc bạn định chép
- Template: là những khuông nhạc được làm sẵn (template), do mình customize và save as tempalte.
- Piano-Vocal: là loại khuông nhạc dùng để viết cho 1 bài hát và phần đệm piano.
- Single staffs: là loại khuông nhạc dùng để viết cho các bài một bè hoặc nhiều bè
- Piano (default): là loại khuông nhạc dùng để viết cho piano
* Layout:
- Staff per system: số dòng nhạc trong một khuông nhạc.
Ví dụ: Nếu là bài hát chỉ có cần 1 dòng nhạc, thì điền vào "1", nếu bài nhiều bè cần bao nhiu dòng kẻ thì điền vào số theo đúng dỏng kẻ bạn cần, vv.... Giả sử bạn cần viết cho 4 dòng cho tứ tấu, viết vào số 4.
(Sau này, khi đang viết mà cần thêm nữa thì có thể vô trong SCORE và add staff)
- System per page: số khuông nhạc trong một trang. Điền vào số 5 nghĩa là 1 trang có 5 khuông nhạc.
(Sau này có thể thay đổi, dùn g SCORE và System Per Page)
- Measures per system: số ô nhịp trong mỗi dòng kẻ nhạc. Điền vào số 4 nghĩa là mỗi dòng kẻ nhạc có 4 ô nhịp
(Sau này, có thể thay đổi, dùn g SCORE và Measures per system)
II. Thay Đổi Chỉ Số Nhịp (Time Signature)
II. Thay Đổi Chỉ Số Nhịp (Time Signature)
Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó tự động (default) là nhịp C (hay 4/4). Gỉa sử bản nhạc của bạn định viết là nhịp 2/4, thì bạn làm như sau:
a). Sau đó click vào Arrow tool.
b) Click chuột vô dòng nhac rồi dùng lệnh ctrl +A để bội đen toàn bộ bản nhạc. Hoặc bồi đen chỗ nhịp bạn cần chuyển
c). Click vào MEASURES (Menu trên top)
d). Click vào Time Signaturẹ..
Bạn sẽ thấy một khung nhỏ xuất hiện để cho bạn chọn (setup) số nhịp mà bạn mong muốn.
e) Nếu bạn muốn nhịp 2/4 thì click vào nút 2/4. Nếu bạn muốn tạo một nhịp khác như 9/12, thì bạn đánh dấu vào OTHER rồi đánh vào ô trên là số 9 và ô dưới là số 12.
(nếu ko bôi đen thì bạn Click vào mũi tên chỗ "From Measure" để chọn nhịp đó cho cả bài)
f). Click OK để hoàn tất.
III. Thay Đổi Hóa Biểu ở đầu khuông nhạc (Key Signature)
Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó mặc định không có dấu hóa thăng hoặc giáng (mặc đinh của giọng ĐÔ trưởng hay LA thứ). Nếu bài hát bạn định viết là giọng khác, có hóa biểu dấu thăng (sharp)hoặc giáng (flat), thì bạn làm như sau:
a) Click vào Arrow tool( biểu tượng hình con trỏ)
b) Click vào MEASURES ( Menu trên top)
c) Click vào Key Signaturẹ..
Bạn sẽ thấy một khung nhỏ xuất hiện để cho bạn setup.
d) Bạn click vào cái "upper arrow" chỗ scrollbar kéo lên hoặc xuống để tìm hóa biểu theo ý muốn. (tìm dấu thăng bạn kéo lên còn tìm dấu giáng thì click vào mũi tên ở dưới).
e). Click vào mũi tên chỗ "From Measure" để chọn tất cả mọi measure.
f).Click OK để trở lại\.
Thay Đổi Khóa (Treble Clef)
IV. Thay Đổi Khóa (Treble Clef)
Sau khi bạn tạo cái khung của bản nhạc, thì nó mặc định tất cả các khuông nhạc là khóa SOL (Treble Clef). Nếu bạn cần đổi khóa SOL thành khóa Fa hoặc các kháo khác làm như sau:
a). Click vào hình con trỏ.
b). Click vào WINDOWS menu, rồi Pallete, rồi Clefs.
Bạn sẽ thấy một cái "Clefs Pallete" xuất hiện.
c). Click vào cái khóa bạn cần trong Clefs Pallete
d.) Rồi click khóa đó vào ô nhịp bạn cần đổi khoá. Bạn sẽ thấy nó thay đổị
Bắt đầu chép nhạc
V.Bắt đầu chép nhạc
a). Click vào hình con trỏ.
b). Click vào WINDOWS menu, rồi Notes.
Bạn sẽ thấy một cái "Notes" xuất hiện.
c). Click vào tiét tấu nào bạn cần chép rồi dính vào dòng kẻ theo đúng cao độ bạn cần chép
Last edited by CauVD : 04-27-2007 at 01:33 PM.
Một số phím tắt
VI.Một số phím tắt
1 = nốt tròn
2 = nốt trắng
3 = nốt đen
4 = nốt móc đơn
5 = nôt móc kép
6 = nốt móc tam
7 = nốt móc tứ
..............
t = chùm ba
d = dấu chấm dôi
; = dấu hai chấm
s = dấu thăng
f = dấu giáng
n = dấu bình
r = chuyển giữa nốt nhạc và dấu lặng tương ứng. hoặc chuyển về viết chép nhạc
e = xóa nốt
a = chuyển thành con trỏ
m = nhẩy đến ô nhịp cần tìm
.......................
Bôi đen một số nốt rồi bấm ctrl + l = dấu luyến
Bôi đen những nốt cùng độ cao rồi bấm ctrl + t = dấu ngân
ctrl + " = hiện khung để chỉnh sửa chũ và các dấu luyên, dấu ngân
Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + d để quay đuôi các nốt xuống
Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + u để quay đuôi các nốt lên trên
Bôi đen nốt rồi bấm Ctrl + m để nối chùm các nốt hoặc tách rờii các tiết tấu
..................................
VIII. Tìm hiểu một vài functions của Toolbar
Một Encore Window gồm có 3 phần chính:
1. Dẫy đầu tiên (bên dưới Encore title) là các MENUS. Có tất cả 9 MENUS: File, Edit, Notes, Measures, Score, View, Windows, Setup, Help.
2. Bên dưới phần Menus là Toolbar (xem bên dưới)
3. Phần có dòng kẻ nhạc là phần để chép nhạc.
TOOLBAR:
a) Voice Selector:
- Để chép nhạc cho nhiều bè khác nhạu trên cùng một dòng nhạc. Khi viết cho bè 2 trong cùng 1 dòng nhạc thì chọn số 2 rồi viết. Số 3 cũng tương tự như vây...........
- Để hỉnh bè của bản nhạc. Khi sửa bè 2 thì chọn số 2, bè 3 thì con số 3, vvv...
b) Arrow Tool: ( hình mũi tên) Mỗi khi sửa chữa (edit) bản nhạc, thì click vào icon này trước.
c) Eraser Tool: ( hình tẩy) Click vào icon này rồi click vào các chỗ viết sai (nốt nhạc hay lời ca) để delete.
d) Pencil Tool: ( hình bút chì) Dùng để viết các nốt nhạc hay viết lời.
e) Record button:( hình vòng tròn đỏ) Chỉ dùng khi chép nhạc bằng Midi (khi kết nối đàn điện với máy tính).
f) Play Button: ( hình tam giác mầu xanh) Sau khi viết nhạc xong, click vào nút này để nghe lại bản nhạc do máy tính chơi.
g) Stop Button:( hình vuông nhỏ) Đang khi nghe mà muốn stop thì click vào nút này.
h) All Notes Off button:( hình nốt nhạc có vòng chéo đỏ) khi đang play mà gặp problem (có thể vì sound card), thì clcik vô nút này.
i) Thru button: Dùng cho Midi, đùng để turn on/off midi thru.
j) Zoom Tool: Click vô nút này rồi click vào bản nhạc sẽ làm cho bản nhạc lớn hơn. Click lần nữa sẽ trở lại bình thường.
cilck vô tam giác bên cạnh sẽ hiện ra một bản cho bạn tùy chọn các kích cỡ to nhỏ của dòng nhạc theo ý muốn tiện lợi cho người chép nhạc
g) Measures Indicator:( M..) nhìn số bạn sẽ bít ô nhịp hiện tai đang ở ô nhịp sô mấy ( ví dụ theo hình trên bạn đang ở ô nhịp sô 1)
Click vào đây hiện bảng chuyển đến ô nhịp . đánh vào ô chữ số ô nhịp sẽ đượ tự động chuyển
Ví dụ mình muốn chuyển đến ô nhịp số 5, thì mình thay đổi số 5. Khi Click "PLAY" thì nó chơi từ ô nhịp 5 trở đi.
h) Page Icons: Số trang.
Ví dụ: Khi bạn viết một bài hát dài 5 trang thì sẽ có 5 trang xuất hiện, bạn muốn đi đến trang nào, thì click vào số trang đó.
Quynh giao 20 / 8 / 2007
Nguyen Manh Hung
Nốt nhạc hoa mỹ có hai loại: Grace notes và Cue notes.
- Grace notes là những nốt nhỏ phụ vào nốt chính nhằm mục đích thêm mầu sắc mỹ thuật cho nốt chính, vì thế nó mượn trường độ của nốt chính hoặc là nốt đi trước đó để luyến lên hoặc luyến xuống, do đó mà nốt nhạc nhỏ ấy có cái gạch chéo như là không tính đến vậy.
- Cue notes là các nốt nhỏ hoặc có khi không cần viết nhỏ cũng được, nó đứng một mình nhằm mục đích dẫn cho giọng hát dễ vào, thường ghi trong nhạc phối khí. Cue notes cũng nhỏ giống như Grace notes nhưng không có gạch chéo.
Vì Grace notes là các nốt nhạc nhỏ phụ vào nốt chính nên chỉ thực hiện được Grace notes khi đi kèm với nốt nhạc chính, trong khi đó, đối với Cue notes thì cho dù không có nốt nhạc chính nhưng vẫn viết một cách độc lập được.
Để viết nốt hoa mỹ (grace notes), bạn làm như sau:
- Viết các nốt chính trong bài hát trước.
- Mở menu Setup, bỏ dấu chọn Auto Space nhằm để chèn thêm nốt luyến láy dễ dàng mà không bị lệ thuộc trường độ quy định cho mỗi trường canh.
- Sau đó chèn nốt nhạc mà bạn muốn viết thêm để luyến láy trước nốt nhạc chính.
- Rê chuột chọn (bôi đen) cả nốt luyến và nốt nhạc chính, nhấn Ctrl+L để nó vẽ thêm vạch luyến láy vào nhau (Slur notes).
- Rê chuột chọn (bôi đen) nốt nhạc luyến láy viết thêm ấy.
- Mở menu Notes – Make Grace/Cue. Hộp thoại Grace/Cue xuất hiện, click chọn Grace note, rồi bỏ dấu chọn Play before the beat, sau đó nhấn Ok để chấp nhận là xong.
Chúc bạn thành công.
Quote
File đính kèm:
- huong dan soan nhac tren Encore.doc