Sử dụng bài tập vật lý 9 để rèn luyện khả năng tự học cho học sinh

Nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục là đổi mới sâu sắc và toàn diện phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

 Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống. Do đó, việc tăng cường sử dụng bài tập trong dạy học vật lý là rất cần thiết.

 Trong dạy học Vật lý, việc cho học sinh tiếp cận và giải các bài tập là một trong những biện pháp hữu hiệu để rèn luyện cho học sinh trong hoạt động nhận thức cũng như thực hiện các thao tác tư duy ngày một chính xác hơn. Bên cạnh đó, đối với giáo viên, hoạt động chính trong các giờ học Vật lý là tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện thành công hoạt động nhận thức, để họ tái tạo được kiến thức, kinh nghiệm xã hội và biến chúng thành vốn liếng của mình. Hơn nữa, Vật lý là một môn học có hệ thống bài tập đa dạng, phong phú. Vì vậy giáo viên có thể sử dụng bài tập vật lý để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, nâng cao hiệu quả của quá trình tự học, chuẩn bị hành trang cho các em có thể chủ động học tập suốt đời. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng bài tập vật lý 9 để rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng sau: 1. Tự học đóng vai trò cốt lõi của hoạt động học. Kết quả của tự học bao giờ cũng là sự chiếm lĩnh tri thức, biến kiến thức chung của nhân loại thành kiến thức riêng của mình. Người học sẽ không thể nhớ và cũng không thể vận dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn nếu như họ không hiểu. Vì vậy, tự học là một hoạt động cốt lõi của việc học. 2. Tự học là con đường tự hoàn thiện cá nhân. Trong quá trình tự học, các thao tác tư duy được lặp đi, lặp lại nhiều lần, góp phần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cho người học. Trước một tình huống, một vấn đề thì khả năng tự lí giải sự vật, hiện tượng của sẽ đạt các mức độ khác nhau. Trong hoạt động học, chất lượng và hiệu quả phụ thuộc vào mức độ tích cực tham gia và khả năng xử lí của người học. Như vậy, tự học là cách để con người tự đúc kết, rút kinh nghiệm, tri thức và dần dần hoàn thiện bản thân mình. 3. Tự học có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tư duy. Quá trình lĩnh hội tri thức, người học phải sử dụng các thao tác tư duy như: Tư duy logic ( phân tích, tổng hợp, khái quát hóa), tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề . 4. Tự học có vai trò to lớn trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Ngày nay, nguồn cung cấp thông tin rất đa dạng, phong phú, nếu người học có kĩ năng tự học tốt, sẽ tận dụng được nguồn thông tin trong việc thu nhận kiến thức cho bản thân. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để giờ dạy Vật lý đạt hiệu quả, bản thân giáo viên phải vận dụng tốt các bước theo tiến trình dạy học, một trong những bước quan trọng đó là việc đặt vấn đề thông qua các sự kiện mở đầu. Nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học vật lý đều thống nhất cho rằng, sử dụng một cách thích hợp các bài tập làm sự kiện mở đầu để đặt vấn đề là một hướng đi đúng và có thể đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, do bài tập Vật lý có thể được sử dụng ở các khâu khác nhau trên tiến trình dạy học, nên thông qua đó giáo viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ phía học sinh về mức độ lĩnh hội của học sinh đối với vấn đề nghiên cứu, về sự phát triển tư duy, về năng lực sáng tạoSử dụng bài tập ở mức nào, hình thức cho học sinh tiếp cận ra sao và sử dụng vào lúc nào là tùy theo mục đích, nội dung của vấn đề cần nghiên cứu, tùy theo yêu cầu về mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh. Nếu căn cứ vào hình thức thể hiện, có thể chia bài tập vật lý(BTVL) thành 4 loại: BTVL thể hiện bằng lời, BTVL thể hiện thông qua hình ảnh, BTVL thể hiện thông qua các thí nghiệm đơn giản, BTVL thể hiện thông qua các lời giải, phép tính. Trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh khi giải các BTVL, mỗi hình thức có những tác dụng khác nhau trong việc hỗ trợ và gây hứng thú học tập cho học sinh. BTVL biểu thị câu hỏi bằng lời là loại bài tập mà thông tin dữ liệu và yêu cầu được đặt ra một cách ngắn gọn, súc tích. Khi nghe hoặc đọc xong nội dung của bài tập, Học sinh có thể hiểu và thu nhận chính xác những thông tin về hiện tượng hay các nhu cầu của bài tập. BTVL thể hiện qua các hình ảnh là loại bài tập mà lượng thông tin học sinh cần khai thác được thể hiện một cách trực quan ngay trên hình ảnh, nếu dùng lời thì không truyền tải hết được nội dung của thông tin. BTVL thể hiện qua các thí nghiệm đơn giản là bài tập có yêu cầu gắn liền với kết quả của một thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và có thể thành công ngay. Nội dung các bài tập được học sinh thu nhận từ việc quan sát các dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm, đôi khi có thể thể hiện dưới dạng mô tả thí nghiệm đó bằng lời, cho trước kết quả thí nghiệm, yêu cầu giải thích kết quả đó. BTVL thể hiện thông qua các lời giải, phép tính là loại bài tập định lượng yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức từ các định luật, kết luận ,công thức Vật lý để giải. Qua nhiều năm dạy Vật lý ở trường THCS, bản thân đã rút ra được một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua các bài tập Vật lý như sau: Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng BTVL trong quá trình tự học trên lớp. Quá trình tự học trên lớp có thể chia làm hai giai đoạn : Giai đoạn 1: Sử dụng BTVL trong khâu đặt vấn đề và nghiên cứu kiến thức mới, nghĩa là thông qua BTVL, giáo viên đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, gây mâu thuẩn nhận thức, từ đó nêu được vấn đề cần giải quyết. Trong giai đoạn này, các BTVL thể hiện bằng hình ảnh có tác dụng trong việc tạo hứng thú, say mê học tập cho HS. Ví dụ: Khi dạy bài: Sự nở vì nhiệt của chất rắn (Vật lý 6), GV có thể đặt vấn đề bằng bài tập: Khi làm đường ray xe lửa, làm cầu người ta thường để giữa hai thanh ray hoặc hai nhịp cầu một khoảng cách nhỏ. Khoảng cách ấy có lợi gì? Hoặc khi dạy bài: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ( Vật lý 7), Giáo viên có thể đặt vấn đề: Tại sao khi đứng trên bờ, nhìn xuống mặt hồ, ta thấy hình ảnh nhà cửa, cây cối đều bị lộn ngược? Hay khi dạy đến bài: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng ( Vật lý 9), Giáo viên vừa làm thí nghiệm vừa giới thiệu bằng hình vẽ để đặt vấn đề vào bài. Trên đây là một vài ví dụ minh họa cho giai đoạn 1, còn rất nhiều ví dụ khác nữa. Nếu không có hình ảnh, chúng ta có thể đặt vấn đề bằng cách dựa vào thực tế để đưa các em vào tình huống gây mâu thuẩn nhận thức như: - Khi dạy bài: Sự nổi (Vật lý 8), Giáo viên đặt vấn đề để vào bài: Tàu to tàu nặng hơn kim Thế mà tàu nổi, kim chìm tại sao? - Hoặc khi dạy bài: Lực đẩy Ac-si-mét (Vật lý 8), Giáo viên đặt câu hỏi để vào bài: Tại sao khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?... Giai đoạn 2: Sử dụng BTVL trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức. Sau khi tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức, GV giúp HS ôn tập, củng cố những kiến thức đã học. Muốn vậy, GV nên chọn những BTVL có thể vận dụng được những kiến thức khái quát vào từng bài tập cụ thể. BTVL sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là bài tập thể hiện bằng lời. Ví dụ: Khi dạy xong bài: Sự bay hơi (Vật lý 6) Giáo viên đặt câu hỏi củng cố bài: Sự bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hay khi đã dạy xong ba bài: Sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm nên dây dẫn (Vật lý 9). Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào công thức tính điện trở của dây dẫn để nêu kết luận chung về sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố của dây dẫn. Hoặc khi dạy xong bài: Công suất điện và bài Công của dòng điện (Vậtlý 9) Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu mối quan hệ giữa công suất điện và công của dòng điện thông qua các công thức tính công suất và công thức tính công. Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng BTVL trong quá trình tự học ở nhà. Vật lý là môn học có kiến thức liên quan chặt chẽ với kĩ thuật và đời sống. Nếu học sinh chỉ giành thời gian học trên lớp sẽ không đủ để nắm vững kiến thức, không vận dụng được để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Vì vậy, khi giao BTVL cho học sinh trong quá trình tự học ở nhà, Giáo viên nên chọn những bài tập phù hợp với học sinh cả về mức độ lẫn số lượng, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức đã lĩnh hội trên lớp. Trong biện pháp này, ngoài các bài tập để các em giải, giáo viên có thể giao bài tập dưới dạng các thí nghiệm. Ví dụ: Sau khi học xong bài: Sự nhiễm từ của sắt và thép- Nam châm điện (Vật lý 9) Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, Giáo viên có thể giao cho các em về nhà mỗi nhóm làm một nam châm điện. Dụng cụ gồm: Một lõi sắt, đoạn dây dẫn dài 1mét, hai viên pin, một số đinh ghim và củng cố lại các cách làm tăng lực từ của nam châm điện. Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng BTVL trong quá trình tự kiểm tra đánh giá. Để quá trình tự học của học sinh có hiệu quả, Giáo viên nên chọn những bài tập tiêu biểu từ đơn giản đến phức tạp, yêu cầu học sinh tự giải và tự đánh giá bài làm của mình sau khi đã đối chiếu với các bạn trong lớp, với bài giảng của giáo viên. Khi giải các bài tập, các em phải nỗ lực tiến hành các hoạt động trí tuệ nhằm tái hiện, chính xác hóa, hoàn thiện kiến thức, phát hiện tri thức mới. Qua đó học sinh sẽ nắm được mức độ nắm vững kiến thức của mình, những phần nào chưa nắm vững, chưa hoàn chỉnh, từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện tri thức. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CƯU Từ khi tôi áp dụng việc sử dụng bài tập Vật lý trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh như trên thì chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt cả về ý thức lẫn chất lượng học tập. Phát huy được tính tính cực trong việc tiếp thu bài mới. Các em có thể làm tương đối tốt bài tập định tính cũng như bài tập định lượng. Cụ thể qua kết quả trung bình môn cả năm của năm học 2010- 2011 sau: Năm học 2010-2011 tôi được phân công dạy 5 lớp lý 9 và kết quả TB môn được thể hiện ở bảng thống kê dưới đây: Bảng thống kê chất lượng TB môn Vật lý năm học 2010-2011 Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL TL % SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 9/1 34 16 47,1 13 38,2 4 11,8 1 2,9 33 97,1 9/2 35 14 40 10 28,6 8 22,9 3 8,6 32 91,4 9/3 35 16 45,7 13 37,1 4 11,4 2 5,8 33 94,2 9/4 37 13 35,1 14 37,8 7 18,9 3 8,2 34 91,9 9/5 35 12 34,3 13 37,1 7 20,0 3 8,6 32 91,4 Qua bảng thống kê chất lượng ở trên, tôi nhận thấy rằng: việc sử dụng bài tập vật lý trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là rất quan trọng, giúp cho các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo, nắm được kiến thức một cách rõ ràng, cụ thể, các em sẽ tự tin hơn khi làm bài và chất lượng học tập sẽ cao hơn. VII. KẾT LUẬN Việc sử dụng bài tập vật lý trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học mà tôi đang thực hiện.Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc áp dụng sáng kiến trên đã mang lại kết quả tốt hơn so với khi tôi chưa thực hiện, cụ thể như học sinh học tập tích cực, lớp học sôi nổi, các em nắm được bài chắc hơn và cuối cùng là chất lượng dạy và học được nâng cao. Muốn có được kết quả trên, trước khi lên lớp, giáo viên cần phải chuẩn bị thật kĩ về hệ thống câu hỏi, bài tập, yêu cầu nội dung phải rõ ràng, ngắn gọn nhưng phải chất lượng phù hợp với nội dung của từng bài và tiết kiệm được thời gian.

File đính kèm:

  • docsu dung bai tap vat li de ren luyen kha nang tu hoc cho hoc sinh.doc
Giáo án liên quan