Sử dụng Atlat để làm tốt bài thi Địa lý

Địa lý là một trong 6 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Đây vốn là môn học mà thí sinh hay e ngại vì có rất nhiều địa danh, số liệu phải ghi nhớ. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng Atlat địa lý một cách có hiệu quả thì các em sẽ vượt qua được lo lắng trên.

Những câu hỏi thường gặp

Biết khai thác Atlat địa lý là một yêu cầu bắt buộc đối với HS. Để làm được điều này, cần phải sử dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng địa lý, tư duy phân tích tổng hợp. Trong đề thi thường có câu hỏi được mở đầu là “Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học.”.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng Atlat để làm tốt bài thi Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng Atlat để làm tốt bài thi Địa lý Địa lý là một trong 6 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Đây vốn là môn học mà thí sinh hay e ngại vì có rất nhiều địa danh, số liệu phải ghi nhớ. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng Atlat địa lý một cách có hiệu quả thì các em sẽ vượt qua được lo lắng trên. Những câu hỏi thường gặp Biết khai thác Atlat địa lý là một yêu cầu bắt buộc đối với HS. Để làm được điều này, cần phải sử dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng địa lý, tư duy phân tích tổng hợp. Trong đề thi thường có câu hỏi được mở đầu là “Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học...”. Thí sinh (TS) cần lưu ý với dạng câu hỏi trên, các em phải biết kết hợp cả hai nguồn kiến thức để làm bài. Dựa vào kiến thức đã học là các kiến thức học sinh được trang bị về tình hình, nguyên nhân ra đời và phát triển, đường lối, chính sách, kinh nghiệm, tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư để lập luận phân tích. Những kiến thức này không thể hiện được hoặc thể hiện không rõ trên Atlat. Còn dựa vào Atlat, TS cần khai thác các kiến thức về sự phân bố, các mối quan hệ về không gian lãnh thổ giữa các sự vật, hiện tượng địa lý để trình bày. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2009: TS được phép sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý. Tuy nhiên, chỉ được mang vào phòng thi và sử dụng Atlat do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu. (T.N) Yêu cầu khai thác Atlat rất đa dạng, trong khuôn khổ kiến thức địa lý lớp 12 thường tập trung vào một số vấn đề chính là: Trình bày và nêu ý nghĩa vị trí địa lý của đất nước, hoặc của một vùng, miền, tỉnh, trung tâm công nghiệp hay thành phố quan trọng nào đó; So sánh giữa các trung tâm công nghiệp, các vùng; Trình bày và giải thích về: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: Đất nước nhiều đồi núi, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và thiên nhiên phân hóa đa dạng. Đặc điểm, thành phần tự nhiên, dân cư - xã hội, về một ngành kinh tế của cả nước hay một vùng kinh tế. Một trung tâm công nghiệp hay một vùng công (nông) nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm (nguồn lực, tình hình phát triển kinh tế và phân bố, các mối liên hệ kinh tế - xã hội trong nội bộ vùng và giữa vùng với các vùng khác); Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo. Bài làm có thể sử dụng số liệu trong Atlat Để có thể khai thác tốt các kiến thức địa lý theo các vấn đề trên, các em cần lưu ý: Thứ nhất, phải nắm chắc nội dung thể hiện trong các trang của Atlat Địa lý Việt Nam. Trước câu hỏi thi có sử dụng Atlat, cần suy nghĩ phân tích xem với yêu cầu của câu hỏi cụ thể đó có thể khai thác kiến thức ở đâu, ở một trang hay nhiều trang Atlat, đó là các trang nào? Thứ hai, trong quá trình học phải luôn gắn với Atlat. Câu hỏi kiểm tra kiến thức địa lý có gắn với Atlat, một mặt kiểm tra kỹ năng khai thác kiến thức từ Atlat của TS, mặt khác giúp TS  đỡ phải ghi nhớ một cách máy móc. Bài làm của TS có thể sử dụng các số liệu trong SGK hay trong Atlat mới tái bản đều được, không ảnh hưởng đến thang điểm chấm bài thi. Vì vậy khi học bài mới hay ôn tập theo chủ đề, TS cần đối chiếu nội dung kiến thức và Atlat để xem những địa danh nào, các số liệu nào đã được thể hiện trên Atlat, để phân loại điều gì cần phải tập trung đầu tư, điều gì có thể rút ra từ Atlat để có thể “làm nhẹ” bộ nhớ của mình. Và như thế các em sẽ không còn sợ các số liệu, địa danh khi học địa lý nữa. Trong đề thi còn có câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ. Nếu các em băn khoăn chưa biết chọn vẽ biểu đồ theo cách nào cho phù hợp: biểu đồ đường (đồ thị), hay biểu đồ cột, nhóm cột, cột chồng, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền..., các em có thể tìm thấy câu trả lời qua việc tham khảo các biểu đồ được thể hiện trong Atlat và đối chiếu với yêu cầu cụ thể của đề thi. Như vậy Atlat còn có tác dụng gợi ý cho các em hoàn thành câu hỏi kiểm tra kỹ năng vẽ biểu đồ - một trong các yêu cầu chắc chắn có trong cấu trúc đề thi địa lý. Vũ Quốc Lịch (GV trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam)

File đính kèm:

  • docSu dung Atlat de lam tot bai thi Dia ly.doc