Sóng thần và những kiến thức cần biết

Sóng thần là gì?

Sóng thần là một chuỗi các đợt sóng lớn có bước sóng dài được sinh ra do các biến động địa chất mạnh mẽ xảy ra ở đáy biển và đại dương tại gần bờ hoặc ngoài khơi. Khi sự di chuyển đột ngột của các cột nước lớn xảy ra, hoặc đáy biển đột ngột nâng lên hay hạ xuống do tác động của động đất, sóng thần được hình thành dưới tác động của trọng lực. Các đợt sóng nhanh chóng lan truyền trong môi trường nước và trở nên vô cùng nguy hiểm với khả năng tàn phá lớn khi chúng tiến vào bờ biển nông.

Ngày nay, tên gọi quốc tế của sóng thần là Tsunami. Từ “Tsunami” có xuất xứ từ tiếng Nhật, trong đó “tsu” nghĩa là “cảng” và “nami” nghĩa là “sóng”.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sóng thần và những kiến thức cần biết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh hay thiên thạch đến được bề mặt Trái Đất. Hầu hết các mảnh thiên thạch bị cháy khi đi xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên, trong quá khứ đã có những mảnh thiên thạch lớn va chạm với bề mặt hành tinh của chúng ta. Dấu ấn còn được ghi lại là những hố sâu lớn nằm rải rác trên bề mặt Trái Đất. Có giả thuyết cho rằng có thể trong thời tiền sử, vào kỷ Kreta cách đây 65 triệu năm, đã có một hành tinh rơi vào Trái Đất. Từ các dấu tích về sự tồn tại do va chạm của các mảnh thiên thạch hoặc tiểu hành tinh tại bề mặt Trái Đất, người ta khẳng định rằng chúng cũng rơi vào các biển và đại dương, đặc biệt là từ khi 4/5 bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước. Những vụ va chạm này là nguyên nhân tạo nên đại hồng thủy trên toàn cầu. Liệu các thử nghiệm hạt nhân có thể gây ra sóng thần? Chúng ta cũng có thể hình dung được là từ các vụ nổ hạt nhân cũng có thể sinh ra sóng thần. Bởi vì bất cứ một xáo động nào mà có thể chiếm một thể tích lớn nước thì đều có thể là nguyên nhân gây sóng thần. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có trận sóng thần nào được ghi nhận với nguyên nhân là do các vụ thử hạt nhân. Hơn nữa, các vụ thử hạt nhân đang bị cấm trong các hiệp ước quốc tế. Sóng thần thường xuất hiện ở đâu và tần số xuất hiện là bao lâu? Sóng thần là một hiểm họa thiên nhiên có thể xảy ra trên bất kì đại dương nào trên thế giới, và trên các vùng nước lớn. Các chuyên gia cho biết 80% các cơn sóng thần xảy ra ở Thái Bình Dương, 10% ở Ấn Độ Dương và 5-10% ở Địa Trung Hải. Hầu hết các trận sóng thần đều xảy ra ở Thái Bình Dương, nguyên nhân là do Thái Bình Dương rộng lớn chiếm 1/3 bề mặt Trái Đất và được bao bọc bởi các dãy núi, vực biển sâu và các quần đảo hình cung được gọi là “vòng cung lửa”, tập trung các hoạt động động đất lớn (ví dụ như vùng biển ngoài khơi Kamchatka, Nhật Bản, quần đảo Kuril, Alaska và Nam Mỹ). Theo phép tính trung bình cứ 6 lần/thế kỉ, sóng thần ở một trong những vùng biển bao quanh lan tỏa ra khắp Thái Bình Dương, được ghi nhận tại những bờ biển rất xa và làm cho cả đại dương xáo trộn trong nhiều ngày. Sóng thần chỉ là một sóng duy nhất hay là một chuỗi các sóng? Sóng thần thường bao gồm một chuỗi các sóng. Thời gian giữa các sóng kế tiếp, được hiểu như chu kỳ sóng, có thể chỉ vài giây, nhưng có thể kéo đến cả giờ. Rất nhiều người đã thiệt mạng sau khi trở về nhà trong khoảng chu kỳ sóng, với ý nghĩ rằng sóng thần sẽ không quay lại. Tại sao sóng thần có thể lan truyền xuyên qua đại dương? Sóng thần có thể di chuyển bao xa? Sóng thần là một chuỗi các sóng nhỏ có bước sóng dài. Những đợt sóng này di chuyển trên bề mặt của đại dương theo mọi hướng được bắt nguồn từ tâm hình thành sóng, cũng giống như các gợn nước di chuyển trên mặt hồ sau khi ta ném hòn đá xuống. Khả năng di chuyển của sóng phụ thuộc vào cơ chế sinh sóng độ lớn của nguồn sinh và môi trường di chuyển. Nếu sóng thần được sinh ra do một trận động đất lớn trong một môi trường biển lớn thì bước sóng và chu kì sóng lớn hơn. Nếu sóng thần được tạo trong phạm vi các vụ trượt đất mang tính địa phương thì bước sóng và chu kì của sóng sẽ nhỏ hơn. Biển càng sâu thì tốc độ của sóng thần càng cao, chu kì thời gian dài trên quãng đường lớn hàng nghìn kilômét và mất rất ít năng lượng. Ví dụ như ở những độ sâu lớn nhất trên đại dương, tốc độ di chuyển của sóng thần có thể lên đến 800 km/h, bằng tốc độ của một máy bay phản lực. Và vì vậy sóng thần có thể lan truyền khắp các đại dương. Vào năm 1960, sóng thần sinh ra từ trận động đất ở Chilê di chuyển quãng đường 16.800 km đến Nhật Bản chỉ trong 24 giờ. Độ cao của sóng thần được đo như thế nào? Độ cao của sóng thần phụ thuộc vào địa hình dưới nước, hướng sóng đến, mực thuỷ triều và năng lượng của sóng. Đo trực tiếp độ cao của sóng thần quả thật là một đe dọa lớn đến tính mạng. Độ cao cột sóng được ước tính qua việc quan sát tầm xa, rộng của thực vật biển bị lộ ra và những mảnh vụn còn sót lại khi sóng lùi xa. Tầm xa để chỉ đến mặt gốc (dùng làm mốc đo bề cao hay bề sâu), thường lấy mực nước biển trung bình hoặc trung bình của mực nước thấp. Đánh giá mức trung bình của mực nước thấp trở nên đặc biệt quan trọng đối với những vùng có dao động thủy triều lớn (Alaska). Ở những vùng này, sức tàn phá của sóng thần có năng lượng nhỏ trong thời kỳ triều cường lại lớn hơn rất nhiều so với sức tàn phá của sóng thần có năng lượng lớn trong thời kỳ triều kiệt. Đặc điểm của sóng thần khi tiến vào đất liền? Khi tiến vào đất liền, mức độ tàn phá của sóng thần tùy thuộc vào yếu tố từng vùng. Hai yếu tố vô cùng quan trọng là địa hình đáy biển và hình dáng của bờ biển. Ở vùng bờ biển thoải, năng lượng của nó sẽ tạo nên những con sóng khổng lồ, thẳng đứng, có thể cao đến trên 10 m, thậm chí có thể đến 30 m. Nếu như có những rạn san hô ở ngoài khơi làm giảm bớt năng lượng của sóng thần thì ảnh hưởng của sóng thần ở những vùng ven bờ sẽ giảm nhẹ đi đáng kể. Do vậy, việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên san hô có tầm quan trọng đặc biệt. Các loại hình dáng của sóng thần như thế nào? Những con sóng khổng lồ, thẳng đứng là những gì mà chúng ta có thể nhìn thấy khi sóng tràn đến bờ, làm cho các vùng đất mà nó đến bị ngập lụt tức thì. Tuy nhiên, trước đó chúng chỉ xuất hiện như thủy triều nhưng không hình thành mặt sóng. Đôi khi xuất hiện các con sóng bạc đầu tiến vào đất liền giống như là sóng thủy triều hình thành trước những cửa sông lớn. Một hiện tượng hiếm gặp hơn là sự hình thành “sóng nghỉ” hay còn gọi là “triều giả”. Triều giả hình thành ở những vùng nước kín hoàn toàn hay kín một phần, như vịnh Hilo, chúng hình thành những sóng nghỉ đập bì bõm, tiến thoái liên tục. Khi “triều giả” được hình thành, các đợt sóng kế tiếp sẽ xuất hiện cùng với triều giả dẫn đến việc lùi xa của mực nước biển và sự tăng đột biến cột sóng. Triều giả vẫn có thể tiếp tục những ngày sau đó. Sóng thần gây nên những tác động phá hủy nào? Sóng thần có 3 tác động chính: gây lũ lụt, tác động của sóng lên các công trình và gây xói lở. Với lực tác động mạnh, sóng thần là nhân tố hàng đầu gây xói lở các công trình xây dựng, gây gẫy cầu và các công trình biển. Sóng thần cuốn trôi các ngôi nhà và lật tung các xe ô tô trên đường phố. Những mảnh vụn trôi nổi của các con tàu, ô tô cũng là một hiểm họa vì chúng có thể va chạm vào các công trình, làm đứt hệ thống điện và có thể gây ra cháy nổ. Lửa từ các con tàu hoặc từ các thùng chứa dầu trong các nhà máy lọc gần bờ biển sẽ trở thành tai họa lớn hơn nhiều so với sóng thần. Tại sao các trận sóng thần mang tính chất địa phương lại rất nguy hiểm? Các trận sóng thần mang tính chất địa phương có thể tấn công vào đất liền chỉ sau 10 phút. Khoảng thời gian đó quá ngắn để có thể phát tín hiệu cảnh báo kịp thời. Với những người dân sống gần bờ biển, những rung động của mặt đất chính là dấu hiệu cảnh báo sóng thần. Vai trò của hệ thống cảnh báo sóng thần như thế nào? Mục tiêu của hệ thống này gồm: (1) Phát hiện và xác định vị trí của tất cả vùng có khả năng sinh ra sóng thần do động đất, công việc này được hỗ trợ bởi địa chấn kế; (2) Khẳng định kịp thời khả năng xuất hiện sóng thần bằng việc đo đạc dao động mực nước biển, công việc này được thực hiện ở các trạm giám sát thủy triều được lắp đặt ở rất nhiều nơi trong khu vực ; (3) Dự báo thời gian sóng đổ bộ vào bờ cũng như việc đưa ra những cảnh báo cho việc sơ tán dân cư… Tại sao sóng thần không nhận biết được từ ngoài xa hoặc là từ trên cao? Tại đại dương, sóng thần có biên độ nhỏ hơn 1 m. Đỉnh các ngọn sóng có thể cách xa nhau hàng trăm kilômét. Vì vậy, những người đi thuyền ở vùng biển xa bờ, nơi mà nước rất sâu sẽ không cảm thấy sóng thần đi qua ở dưới với tốc độ lớn. Sóng thần chỉ được cảm nhận như là sự dâng lên nhẹ nhàng của mặt nước biển. Vì lí do đó, sóng thần có biên độ nhỏ và chu kì lớn không thể nhận biết được từ trên cao. Nhìn từ cao xuống thì chúng cũng không khác những con sóng biển thông thường. Điều gì nên làm và không nên làm khi cảnh bảo sóng thần được đưa ra? Khi đang ở bãi biển, nếu cảm thấy có trận động đất và nhận thấy sự rút lui nhanh chóng của nước biển, hãy nghĩ rằng sóng thần có thế đang đến gần. Hãy chạy đến vùng đất cao ngay lập tức! Khi một cảnh báo về sóng thần được đưa ra, đừng cố sử dụng điện thoại hay đứng nhìn con sóng đang tới. Hãy nhớ rằng, sóng thần di chuyển rất nhanh xuyên đại dương, vì thế hãy ngay lập tức sơ tán khi cảnh báo được đưa ra! Nếu phải sơ tán, tôi cần mang theo thứ gì? Hành lý của bạn bao gồm: thuốc cần thiết, lương thực có thể để được lâu (thức ăn khô), ít nhất 2 lít nước cho mỗi người một ngày, giấy tờ quan trọng (bằng lái, sổ bảo hiểm), tiền, nến/đèn, diêm, chăn/túi ngủ, quần áo, kính mắt, đồ vệ sinh cá nhân, thức ăn cho vật nuôi, đồ chơi và sách cho trẻ nhỏ… Vùng sơ tán được xác định như thế nào? Số liệu lưu trữ được phân tích, tính toán để dự đoán độ cao cực đại của sóng dọc bờ biển. Độ cao sóng sau đó được mô hình hóa, liên kết với số liệu về địa hình, đường bờ biển để thành lập bản đồ diện tích vùng ngập lụt cho từng vùng. Vùng từ đường giới hạn ngập lụt đến địa mốc gần nhất (ví dụ như đường giao thông) dùng để xác định vùng cần sơ tán. Khi có tiếng báo động, người dân cần được đến nơi an toàn cho đến khi thông báo chính thức về sự kết thúc của sóng thần được đưa ra. Tôi không sống trong vùng có thể bị ngập lụt, tại sao tôi lại phải quan tâm? Hầu hết các hoạt động thương mại, vui chơi giải trí thường gần bờ biển, vì thế việc trang bị kiến thức về sóng thần là rất cần thiết cho tất cả chúng ta nhằm bảo vệ mạng sống của mình. Mặc dù không sống ở vùng chịu tác động trực tiếp của sóng thần, nhưng chắc chắn rằng chúng ta rất có thể chịu ảnh hưởng của nó. Tôi có một cái thuyền, vậy tôi nên làm gì khi có cảnh báo sóng thần? Tàu thuyền an toàn trước sự tàn phá của sóng thần khi ở ngoài khơi hơn là khi đang ở trong cảng. Các tính toán cho thấy khi có cảnh báo sóng thần, các tàu thuyền nên tiến đến vùng nước sâu ít nhất là 370 m. Tuy nhiên, đừng mạo hiểm tính mạng bằng cách cố di chuyển đến vùng nước sâu nếu như những con sóng đầu tiên đã đến quá gần.

File đính kèm:

  • docSong than.doc
Giáo án liên quan