- Giúp học sinh đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Đọc phát âm đúng các từ: rộng rãi, sáng sủa, xì xào. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Giáo dục học sinh có thái độ biết đối xử tốt với bạn bè.
94 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 6 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên điều khiển.
Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, giáo viên quan sát, sửa sai.
d. Chơi trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
GV: Nêu tên trò chơi, nhắc laị cách chơi. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi.
3. Phần kết thúc:
GV: Cho học sinh cúi người thả lỏng 5- 6 lần.
GV: Hệ thống bài, nhận xét giờ học./.
Tập viết:
Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 7)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra để lấy điểm đọc các bài HTL từ tuần 5 đến tuần 8. Ôn luyện cách tra mục lục sách. Ôn luyện cách nói lời mời nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- Học sinh có kĩ năng diễn dật lời nói trôi chảy, tự nhiên..
- Học sinh có thói quen sử dụng từ đúng khi nói, viết.
II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
2. Dạy bài mới:
a. Kiểm tra HTL:
GV: Tổ chức cho HS ôn luyện bằng cách đọc thầm, sau đó cho học sinh xung phong đọc bài trước lớp.
GV: Theo dõi , nhận xét chấm điểm động viên.
b. Làm bài tập:
Bài tập 1: Tra mục lục sách (Làm miệng)
GV: Cho học sinh mở phần mục lục ở cuối SGK, sau đó GV yêu cầu học sinh tra tìm rồi nêu tên các bài tập đọc đã học trong tuần 7 tuần 8.
GV: Cho học sinh tra tìm thêm một số bài có nội dung khác.
Bài tập 2: Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị (làm miệng).
GV: Cho học sinh đọc các tình huống trong SGK, sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cùng bàn nói cho nhau nghe cách ứng xử của mình trong các tình huống đó
GV: Gọi đại diện một vài cặp lên thực hành trước lớp. Cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn có cách nói tốt.
3. Củng cố - Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS về tập làm các bài luyện tập tiết 8, tiết 9./.
Toán:
Kiểm tra giữa học kì 1
(Đề do Tổ trưởng chuyên môn ra)
Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: vẽ cái mũ (nón)
(Đ/C Phương dạy)
Luyện Tiếng Việt:
Luyện từ và câu
I. Mục đích – yêu cầu:
- Ôn luyện để học sinh nắm chắc vốn từ qua trò chơi giải ô chữ.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải đúng các ô chữ.
- Học sinh có thói quen sử dụng từ đúng và nói viết thành câu.
II. Đồ dùng: Bảng phụ kẻ nội dung bài tập
III. Các hoạt động dạy – học:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập giải ô chữ.
GV:Yêu cầu học sinh mở VBT đọc các gợi ý trong bài, sau đó suy nghĩ làm bài vào vở nháp.
GV: Treo bảng phụ, sau đó tổ chức cho học sinh chữa bài thông qua hình thức chơi thi đua giữa 2 dãy.
VD: Học sinh dãy 1 đọc gợi ý, yêu cầu 1 học sinh dãy 2 lên điền từ vào dòng tương ứng và ngược lại. Kết thúc trò chơi nhóm nào điền từ nhanh, đúng nhóm đó thắng cuộc.
GV: Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau./.
Luyện Toán:
Hướng dẫn làm bài tập: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện về kĩ năng tính cộng có nhớ trong phạm vi 20. Củng cố đơn vị đo khối lượng Ki lô gam (Kg) ; đo thể tích lít (l). Tên gọi và mối quan hệ giữa các thành phần trong phép cộng. Giải toán có lời văn (toán đơn) cho học sinh.
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt các bài tập.
- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính
GV:Yêu cầu HS ghi các phép tính có trong bài tập 1 vào vở, sau đó tính rồi kết quả vào.
Bài 3: Tính tổng
GV: Hướng dẫn học sinh kẻ bảng (như SGK) sau đó điền các số hạng vào rồi yêu cầu học sinh nêu cách tính tổng và ghi kết quả vào.
Bài 4: Giải bài toán
GV: Yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt nêu lại lời bài toán, rồi hỏi:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
GV: Cho học sinh tự giải bài toán vào vở rồi gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi, chốt lại cách làm đúng.
2. Củng cố - Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học./.
Luyện Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái mũ (Nón)
(Đ/C Phương dạy)
Thứ 6 ngày 03 tháng 11 năm 2006
Chính tả (Nghe viết):
Kiểm tra đọc hiểu - luyện từ và câu
(Đề do Tổ trưởng chuyên môn ra)
Tập làm văn:
Kiểm tra viết: Chính tả - Tập làm văn
(Đề do Tổ trưởng chuyên môn ra)
Toán:
Tìm một số hạng trong một tổng
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và một số hạng kia. Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (Chữ biểu thị cho một số chưa biết).
- HS có kĩ năng vận dụng tìm nhanh các số hạng chưa biết.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập tốt.
II. Đồ dùng: Chuẩn bị hình vẽ như phần bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Chữa bài kiểm tra giữa kì 1.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu kí hiệu và cách tìm một số hạng trong một tổng.
GV: Đính lên bảng hình 1 như phần bài học rồi hỏi: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông?
GV: - 4 cộng với 6 bằng mấy? ; 6 bằng 10 trừ mấy?
- 6 là số ô vuông của phần nào? ; 4 là số ô vuông của phần nào?
GV kết luận: Khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. (Cho nhiều học sinh nhắc lại )
GV: Tiến hành tương tự để HS rút ra kết luận. Khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ô vuông của phần thứ hai.
GVđính tiếp hình 2 lên bảng và nêu bài toán: Có tất cả 10 ô vuông, chia làm 2 phần. Phần thứ hai có 4 ô vuông, phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. (GV ghi bảng: x + 4 =10)
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách tính số ô vuông chưa biết (GV ghi bảng như phần bài học ở SGK).
GV: Thực hiện hỏi tương tự để có 6 + x= 10
x = 10 - 6
x = 4.
GV: Yêu cầu học sinh gọi tên các thành phần trong phép cộng của bài để rút ra kết luận: Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số số hạng kia.
b, Thực hành
Bài 1: Tìm x
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài mẫu, sau đó cho học sinh dựa vào bài mẫu để làm các bài còn lại rồi gọi đọc kết quả bài làm.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
GV: Cho học sinh đọc thầm đề bài rồi hỏi: Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng?
GV: yêu cầu HS nêu cách tính tổng, cách tìm số hạng còn thiếu trong phép cộng.
Bài 3: Giải bài toán.
GV:Yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề bài.
GV: HS tự làm rồi gọi chữa bài. Cả lớp nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV:Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm số hạng chưa biết.
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức học tốt./.
Âm nhạc:
Học hát bài: Chúc mừng sinh nhật
I. Mục tiêu:
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu bài hát nước Anh Chúc mừng sinh nhật.
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và gõ theo phách.
- Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học.
II. Đồ dùng: Thanh phách, song loan.
III. Các hoạt động dạy- HọC:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Chúc mừng sinh nhật.
GV: Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
GV: Hát mẫu lần 1, Học sinh chú ý nghe.
GV: Cho học sinh đọc đồng thanh lời ca 1 - 2 lần.
GV: Tập cho học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
* Lưu ý HS hát phát âm gọn, rõ ràng, thể hiện tính chất vui tươi của bài hát.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
GV: Làm mẫu, sau đó hướng dẫn học sinh hát và vỗ tay đệm theo tiết tấu.
Mừng
ngày
sinh
một
đoá
hoa
x
x
x
x
x
x
GV: Chia lớp thành 2 dãy: Dãy 1 hát, dãy 2 gõ đệm sau đó đổi ngược lại.
GV: Cho học sinh thực hành hát kết hợp gõ đệm cá nhân, nhóm.
GV: Theo dõi, chỉnh sửa cho học sinh.
GV: Bắt cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm lại 1 vài lần.
GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà ôn lại những nội dung vừa học./.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện Viết chính tả
I. Mục đích - yêu cầu:
- Ôn luyện để HS có kĩ năng nghe, viết đúng chính tả bài Dậy sớm. Biết cách trình bày bài thơ.
- Học sinh có ý thức tự giác trong khâu luyện viết.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Hướng dẫn chính tả:
GV: Đọc qua bài viết 1 lần, sau đó gọi 2 học sinh đọc lại. Cả lớp đọc thầm.
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài thơ.
GV: Đọc bài thong thả cho học sinh viết vào vở.
GV: Đọc bài cho học sinh soát lỗi.
GV: Thu bài chấm và nhận xét bài viết của học sinh.
2. Củng cố – Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, nhắc những học sinh viết bài sai từ 3 lỗi trở lên về nhà luyện viết lại bài./.
Luyện Toán:
ÔN: Tìm một số hạng trong một tổng
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện để học sinh nắm chắc cách tìm một số hạng khi biết tổng và một số hạng kia.
- HS có kĩ năng vận dụng thực hành nhanh, đúng bài tập có dạng trên.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác trong học tập tốt.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi nhiều học sinh nhắc lại quy tắc tìm một số hạng trong một tổng.
2. Luyện tập:
Bài 1: Tìm x
GV: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài tìm x ở vở, sau đó cho học sinh tự làm bài rồi gọi 3 học sinh đọc kết quả bài làm của mình (mỗi học sinh đọc 1 bài).
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
GV: Hướng dẫn học sinh kẻ bảng như SGK, sau đó cho học sinh tự điền các số vào trong mỗi ô trống.
GV: Theo dõi học sinh làm rồi gọi đọc kết quả bài làm để nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Giải bài toán.
GV:Yêu cầu học sinh đọc và phân tích đề bài, sau đó tóm tắt bài toán rồi dựa vào cách tìm số hạng trong một tổng để giải bài toán.
GV: Theo dõi, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức làm bài tốt./.
Sinh hoạt:
Nhận xét cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa.
- Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp:
* Ưu điểm:
Các em đã có ý thức trong mọi hoạt động như đi học đúng giờ, có đủ mũ ca lô, phù hiệu. Thực hiện khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang sạch sẽ. Sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi khá nghiêm túc. Tham gia đầy đủ các hoạt động do liên đội tổ chức.
* Nhược điểm:
Bên cạnh đó lớp còn một số tồn tại sau: một số em ngồi học chưa nghiêm túc, còn nói chuyện và làm việc riêng như: Thu Phương, Quốc Trọng
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện các nội dung thi đua của đội đề ra.
- Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang.
- Tiếp tục trồng và chăm sóc công trình măng non của lớp.
File đính kèm:
- TUAN06~1.DOC