Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 29 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: hài lòng, thơ dại, nhân hậu. Hiểu nội dung câu chuyện: Nhờ những quả đào, Ông biết tính nết các cháu. Ông hài lòng về các cháu, đặc biệt khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường nhịn cho bạn những quả đào.

- Học sinh có kĩ năng đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ở câu văn dài.Bước đầu biết đọc phân biệt được giọng người kể với giọng các nhân vật khác.

- Học sinh có thái độ yêu quý và biết nhường nhịn lẫn nhau.

 

doc74 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 29 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a sai. GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh viết đẹp./. Mĩ thuật: THường Thức mĩ thuật: Tìm hiểu về tượng I. Mục tiêu: - Giúp học sinh bước đầu nhận biết được các loại tượng. - Học sinh có ý thức trân trọng, giữa gìn những tác phẩm điêu khắc. II. Đồ dùng: Sưu tầm tranh, ảnh tượng đài, tượng cổ, chân dung. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV: Đưa tranh cho học sinh để nhận biết: - Tranh vẽ trên giấy, vải bằng chì, màu.. - Tượng được nặn, tạc bằng gỗ, thạch cao, xi măng... GV: Cho học sinh kể tên một vài loại tượng mà học sinh biết. GV: Nói cho học sinh biết ngoài ra còn có tượng các con vật: voi, hổ, rồng... 2. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Tìm hiểu tượng GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh 3 pho tượng BĐDDH rồi giới thiệu cho học sinh biết nội dung 3 pho tượng đó. GV: Đặt một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh quan sát: - Hình dáng vua Quang Trung như thế nào? - Tượng đồng chị Võ Thị Sáu ra sao? GV: Tóm tắt lại nội dung từng pho tượng, kể cho học sinh nghe chuyện về các anh hùng trên. *Hoạt động 2: Nhận xét - Đánh giá. GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh phát biểu xây dựng bài tốt. GV: Dặn học sinh về nhà quan sát cái bình đựng nước./. Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ). Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng. Giải bài toán liên quan đến "Nhiều hơn" hoặc "ít hơn" một số đơn vị. - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học làm nhanh, đúng các bài tập. - Học có thái độ nghiêm túc tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính GV: Yêu cầu học sinh vận dụng cách đặt tính và thực hiện tính cộng các số có ba chữ số để làm bài tập, sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Bài 2: Tìm x GV: Cho học sinh nhắc lại cách tìm một số hạng chưa biết, sau đó tự làm rồi gọi đọc kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Điền dấu , = GV: Lưu ý học sinh chỉ điền dấu thích hợp vào chỗ chấm, không yêu cầu viết các bước tính trung gian. Bài 4: Giải bài toán. GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài, xác định dạng toán rồi tìm cách giải ghi vào vở. GV: Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét, sửa sai. 2. Củng cố, dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Tự nhiên - Xã hội: Mặt trời và phương hướng I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước mặt trời mọc từ phương đông; Biết cách xác định phương hướng bằng mặt trời. - Học sinh có kĩ năng thực hành xác định phương hướng bằng mặt trời nhanh, chính xác. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành môn học. II. Đồ dùng: 5 tấm bìa: 1 tấm vẽ mặt trời, 4 tấm ghi tên 4 phương. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Mặt trời có dạng như thế nào? Tại sao chúng ta không được nhìn trực tiếp vào mặt trời? - Nếu mặt trời lặn và không bao giờ mọc nữa thì chuyện gì sẽ xảy ra? 2. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Học sinh biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương mặt trời mọc là phương đông. Cách tiến hành: GV: Yêu cầu học sinh mở SGK trang 66, đọc nội dung ghi trong sách rồi trả lời các câu hỏi: - Hằng ngày mặt trời mọc vào lúc nào và lặn vào lúc nào? - Có mấy phương chính? Đó là những phương nào? - Theo em, mặt trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? *Hoạt động 2: Trò chơi "Tìm phương hướng bằng mặt trời" Mục tiêu: HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng mặt trời. - Học sinh xác định được phương hướng bằng mặt trời. Cách tiến hành: Bước 1: Hoạt động theo nhóm. GV: Chia nhóm (mỗi nhóm 4 HS), yêu cầu các nhóm quan sát hình 3 trang 67. Dựa vào hình vẽ trao đổi về cách xác định phương hướng bằng mặt trời. Bước 2: Hoạt động cả lớp. GV: Gọi đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung. Bước 3: Thực hành chơi trò chơi "Tìm phương hướng bằng mặt trời". GV: Phổ biến cách chơi, sau đó tổ chức cho học sinh chơi thi đua giữa các nhóm. cả lớp theo dõi, tuyên dương nhóm thực hành chơi tốt nhất. GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS vận dụng bài học vào trong thực tế cuộc sống./. Thể dục: Bài 64: chuyền cầu - Trò chơi "tung bóng vào đích" I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Ôn TCi "Ném bóng trúng đích". - Học sinh có kĩ năng thực hiện tương đối chính xác và tham gia chơi được vào trò chơi. - Học sinh có ý thức tổ chức kĩ luật trong tập luyện. II. Địa điểm – Phương tiện: Sân bãi, còi, bóng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học. GV: Khởi động xoay các khớp, sau đó ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần. 2. Phần cơ bản: a. Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người: GV: Chia lớp thành 2 hàng dọc, sau đó quya mặt vào nhau cứ 2 em lập thành 1 cặp để chơi, mỗi hàng cách nhau 2 - 3 m. GV: Tổ chức cho học sinh chơi thi đua giữa các dãy. b. Ôn trò chơi "Ném bóng trúng đích": GV: Cho học sinh tiến hành ôn theo tổ (mỗi tổ 1 hàng ngang). GV: Theo dõi học sinh chơi, nhắc học sinh chú ý giữ trật tự. 3. Phần kết thúc: GV: Cho học sinh đi đều và hát một bài. GV: Nhận xét giờ học./. Thứ 6 ngày 27 tháng 04 năm 2007 Tập làm văn: Đáp lời từ chối - Đọc sổ liên lạc I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh biết nói câu đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự, nhã nhặn. Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc. - HS có kĩ năng thực hành nói lời nói với thái độ nhã nhặn, lịch sự, tự nhiên. - Học sinh có thói quen dùng từ đúng trong nói, viết. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 HS thực hành nói lời đối thoại theo một tình huống mình tự nghĩ ra. a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong các tình huống GV: Yêu cầu cả lớp quan sát tranh trong SGK, đọc thầm lời đối thoại. Sau đó thảo luận theo cặp. GV: Gọi từng cặp lên thực hành theo từng tình huống, cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn cặp nói hay. Bài tập 2: GV: Yêu cầu học sinh thực hành hỏi - đáp theo cặp (tương tự bài tập 1). Cả lớp quan sát, nhận xét, sửa sai. Bài tập 3: GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài, sau đó hướng dẫn học sinh mở sổ liên lạc của mình, chọn 1 trang mà học sinh thích để chuẩn bị đọc cho cả lớp nghe. GV: Gọi nhiều học sinh đọc nội dung 1 trang ghi trong sổ liên lạc của mình cho cả lớp nghe. Sau đó tổ chức cho học sinh thi nói lại nội dung của trang mình vừa đọc. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Chính tả (Nghe viết): Tiếng chổi tre I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nghe - viết đúng 2 khổ thơ cuối bài "Tiếng chổi tre". - Học sinh có kĩ năng trình viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, trình bày bài viết sạch sẽ. - Học sinh có ý thức tự giác rèn luyện khâu chữ viết. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc cho cả lớp viết bảng con các từ: vội vàng, va vấp, quàng dây, ra vào. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GVnêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn chính tả: GV: Đọc qua đoạn viết một lần, gọi 2 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu học sinh tìm những chữ được viết hoa ở trong bài. GV: Đọc cho học sinh viết bảng con một số tiếng khó: cơn giông, lặng ngắt, gió rét, sạch lề... Giáo viên theo dõi, nhận xét, sửa sai. GV: Đọc bài cho học sinh viết vào vở, nhắc học sinh cách trình bày. GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. c. Làm bài tập: Bài 2: Điền vào chỗ trống it/ich GV: Hướng dẫn học sinh cách làm. Sau đó cho học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm những học sinh yếu. GV: Gọi học sinh đọc bài đã làm hoàn chỉnh, cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. Bài 3: Thi tìm các tiếng có vần it/ ich. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Thi tìm tiếng tiếp sức xem nhóm nào nào tìm được nhiều tiếng có chứa vần it/ich nhanh và đúng, nhóm đó thắng cuộc. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Toán: Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra học sinh kiến thức về thứ tự các số, kĩ năng so sánh các số có ba chữ số; kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số. - Học sinh có thái độ nghiêm túc tự giác làm bài. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh làm bài vào giấy (không chép lại đề). Bài 1: Điền số. 255, ...; 257, 258, ... , 260, ..., .... Bài 2: Điền dấu , = 357 ... 400 238 ... 259 999 ... 1000 601 ... 563 301 ... 297 Bài 3: Đặt tính rồi tính 432 + 325 251 + 346 872 - 320 786 - 135 Bài 4: Tính 25m + 17 m 700 đồng - 300 đồng = 900 km + 100 km 200 đồng + 500 đồng = 63mm - 8 mm = Bài 5: Tính chu vi hình tam giác ABC. Biết rằng cạnh AB = 12 cm, cạnh BC = 32 cm, cạnh CA = 40 cm. GV: Theo dõi học sinh làm bài, sau đó thu bài về nhà chấm./. Thủ công: Làm con bướm (Tiết 2) I. Mục tiêu: (Như tiết 1) II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh thực hành GV: Gọi 2 học sinh nhắc lại quy trình gấp con bướm bằng giấy. - Bước 1: Cắt giấy - Bước 2: Gấp cánh bướm - Bước 3: Buộc thân bướm - Bước 4: Làm râu bướm GV: nhận xét, bổ sung. GV: Yêu cầu học sinh lấy giấy màu thực hành gấp con bướm theo các bước đã hướng dẫn ở tiết trước. GV: Quan sát học sinh làm, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng. GV: Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm lên bàn để nhận xét, đánh giá. 2. Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học ./ Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: + Đạo đức: + Nền nếp học tập + Lao động + Các hoạt động khác theo kế hoạch của Đội. - Tuyên dương những học sinh có ý thức chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp, Liên đội đề ra. - Phê bình, nhắc nhở những học sinh chưa tiến bộ. 2. Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới: - Tiến hành trồng và chăm sóc bồn hoa. - Thường xuyên làm vệ sinh khu vực được phân công./.

File đính kèm:

  • docTUAN29~1.DOC
Giáo án liên quan