Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 25 Trường Tiểu học Bắc Dinh

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, kén. Hiểu nội dung câu chuyện: Giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen với Sơn Tinh. Đồng thời phản ánh việc nhân dân dân ta đắp đê chống lụt.

- Học sinh có kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

- Học sinh có thái độ hứng thú thích tìm hiểu về thiên nhiên.

 

doc76 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 25 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho cả lớp đọc lại các số tròn chục từ 110 đến 200. b. So sánh các số tròn chục: GV: Gắn lên bảng (hình vẽ SGK). Gọi HS lên bảng điền dấu >, < vào ô trống. GV: Cho cả lớp đọc lại kết quả của bạn vừa só sánh. GV: Hướng dẫn học sinh nhận xét cách so sánh (không bằng hình vẽ) bằng nhận xét các chữ số mỗi dòng. c. Thực hành: Bài 1: GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ sách bài tập, viết theo mẫu. Bài 2: GV: Hướng dẫn học sinh đọc, viết các số tròn chục theo mẫu. Bài 3: GV: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ, só sánh rồi điền dấu >, < vào chỗ chấm. Bài 4: GV: Hướng dẫn học sinh làm tương tự bài 3. Bài 5: GV: Hướng dẫn học sinh điền số còn số vào chỗ chấm theo chiều tăng dần. GV: Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn cá nhân. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Tự nhiên - Xã hội: Một số loài vật sống trên cạn I. Mục tiêu: - Sau bài học, HS biết nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn. - Học sinh có kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả được các con vật - Học sinh có thái độ thích sưu tầm tranh ảnh các con vật và biết bảo vệ chúng. II. Đồ dùng: Sưu tầm tranh ảnh các con vật sống trên cạn. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Loài vật sống ở đâu? Nêu ví dụ? 2. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Làm việc với SGK Mục tiêu: Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật, phân biệt được các con vật nuôi và vật sống hoang dã. Biết yêu quý và bảo vệ những loài vật quý hiếm. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi ở SGK theo cặp. GV: Khuyến khích học sinh tự đặt thêm một số câu hỏi khác. Bước 2: Làm việc cả lớp GV: Gọi đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. GV kết luận: Có nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài chuyên sống mặt đất như voi, hươu, lạc đà, chó; có loài vật sống dưới mặt đất như giun, dế, chuột... Chúng ta cần bảo vệ chúng, đặc biệt là những động vật quý hiếm. *Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ GV: Yêu cầu các nhóm đem sản phẩm sưu tầm được ra để cả nhóm cùng quan sát, phân loại theo các tiêu chí: Nhóm các con vật có chân và có cánh, nhóm các con vật chỉ có chân, nhóm các con vật không có chân... Bước 2: Hoạt động cả lớp GV: Yêu cầu các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm mình để cả lớp nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 3: Trò chơi "Đố bạn con gì?" Mục tiêu: Học sinh nhớ lại đặc điểm chính của con vật đã học. Học sinh có kĩ năng thực hành đặt câu hỏi loại trừ. Cách tiến hành: - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi. - Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi thử. - Bước 3: Cho học sinh chơi theo nhóm để học sinh tập đặt câu hỏi. GV: Cho cả lớp theo dõi, nhận xét xem nhóm nào chơi tốt để tuyên dương. GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sưu tầm tranh ảnh những con vật sống dưới nước./. Thể dục: Bài 56: Trò chơi "Tung vòng vào đích" và "Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau" I. Mục tiêu: - Ôn 2 trò chơi "Tung vòng vào đích" và "Chạy chỗ, vỗ tay nhau". - Học sinh biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. - Học sinh có ý thức tổ chức kĩ luật trong khi luyện tập. II. Địa điểm – Phương tiện: Sân bãi, vòng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. GV: Cho khởi động xoay các khớp, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1, 2. GV: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung (tay, chân, phối hợp, nhảy). 2. Phần cơ bản: a. Ôn trò chơi "Tung vòng vào đích": GV: Tổ chức cho học sinh ôn luyện theo tổ. b. Ôn trò chơi "Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau": GV: Tổ chức cho học sinh ôn cả lớp dưới sự điều khiển của lớp trưởng. 3. Phần kết thúc: GV: Cho học sinh đi đều thành 2 hàng dọc và hát 1 bài. GV: Nhận xét giờ học./. Thứ 6 ngày 30 tháng 03 năm 2007 Tập làm văn: Đáp lời Chia vui - Tả ngắn về cây cối I. Mục đích - yêu cầu: - Giúp học sinh biết đáp lời chia vui. Đọc đoạn văn tả quả măng cụt. Biết trả lời các câu hỏi về hình dáng, mùi vị và ruột quả. - Rèn cho học sinh có kĩ năng diễn đạt trôi chảy lời đáp và viết câu trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Các hoạt động dạy – học: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài, xác định yêu cầu đề bài. GV: Hướng dẫn học sinh hình dung lại các trường hợp. Sau đó tìm lời đáp ghi ra giấy nháp. GV: Gọi nhiều học sinh nói lời thực hành nói lời chúc mừng và nói lời đáp. Cả lớp theo dõi, khen những học sinh có lời nói hay. Bài tập 2: GV: Gọi một học sinh đọc to đoạn văn và các câu hỏi, cả lớp đọc thầm lại. GV: Hướng dẫn học sinh đọc kĩ lại bài và từng câu hỏi. Sau đó tìm đọc câu văn trong bài có ý trả lời ghi vào giấy nháp. GV: Gọi học sinh thực hành hỏi - đáp theo từng cặp các câu hỏi ở SGK. Khuyến khích học sinh nói bằng ngôn ngữ của mình, không nhất thiết phụ thuộc vào SGK. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Bài tập 3: GV: Nêu yêu cầu bài tập. Sau đó hướng dẫn học sinh làm vào vở bài tập. Nhắc học sinh chỉ cần viết phần trả lời không cần viết câu hỏi. Trả lời dựa vào ý của bài: Quả măng cụt". GV: Theo dõi học sinh làm. Sau đó, gọi học sinh đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Chính tả (Nghe viết): Cây dừa I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nghe - viết chính xác 8 dòng đầu của bài thơ "Cây dừa". Luyện viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn s/x, in/inh. Viết đúng tên riêng Việt Nam. - Học sinh có kĩ năng trình bày đúng, viết đúng mẫu chữ, bài viết sạch sẽ. - Học sinh có ý thức tự giác rèn luyện khâu chữ viết. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc cho học sinh viết bảng con: bền vững, thuở bé, quở trách, bến bờ, chênh vênh... 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn chính tả: GV: Đọc qua đoạn thơ một lần, gọi 2 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu học sinh nêu nội dung của đoạn viết. GV: Hướng dẫn HS luyện viết những tiếng khó vào bảng: dang tay, hũ ruợu... GV: Đọc bài, hướng dẫn học sinh nghe, viết bài vào vở. GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. c. Làm bài tập: Bài 1: GV: Hướng dẫn học sinh kể tên các loại cây bắt đầu bằng âm s/x. GV: Cho học sinh làm bài vào vở bài tập. Sau đó gọi học sinh đọc kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: GV: Gọi một học sinh đọc to yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ xem cách nào để giúp bạn học sinh sửa lại cho đúng chính tả. GV: Cho cả lớp làm vào giấy nháp, sau đó chữa bài, ghi vào vở bài tập. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Toán: CáC Số Từ 101 đến 110 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết các số từ 101 đến 110 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Đọc và viết thành thạo các số từ 100 đến 110. So sánh được các số từ 101 đến 110. Nắm được thứ tự các số từ 101 đến 110. - Học sinh có kĩ năng đọc, viết nhanh. So sánh được các số từ 101 đến 110. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi một học sinh nhắc lại các số từ 110 đến 200. GV: Ghi bảng: 110 ... 130; 140 ... 120; 150 ... 170. Sau đó gọi 3 học sinh lên điền dấu thích hợp vào chỗ trống. 2. Dạy bài mới: a. Đọc viết các số từ 101 đến 110: GV: Yêu cầu học sinh mở SGK (trang 142) quan sát hình vẽ, xác định xem số nào là số trăm, số chục và đơn vị. Nêu cách đọc mỗi số và cách viết. GV: Hướng dẫn học sinh điền tiếp những số còn lại vào mỗi dòng (GV kẻ bảng). Sau khi học sinh điền xong, cả lớp đọc lại các số từ 101 đến 110. GV: Ghi lên bảng số 105. Yêu cầu học sinh nhận xét xem số đó có mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị. GV: Yêu cầu học sinh lấy bộ đồ dùng ra. Sau đó, giáo viên nêu các số yêu cầu học sinh chọn những tấm ô vuông tương ứng với những số giáo viên đọc. b. Thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu GV: Yêu cầu học sinh lấy vở bài tập, quan sát hình vẽ, ghi các số tương ứng vào cột bên trái. GV: Theo dõi, gọi học sinh đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài (viết số, đọc số) vào từng cột. Bài 3: Điền số GV: Hướng dẫn học sinh điền số còn thiếu vào chỗ chấm trên tia số. Bài 4: Điền số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. GV: Cho học sinh tự làm rồi gọi học sinh đọc kết quả bài làm để cả lớp nhận xét, sửa sai. GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Thủ công: Làm đồng hồ đeo tay (T) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy. - HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm nhanh, đúng các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Mẫu, dụng cụ, quy trình. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh thực hành (tiếp): GV: Gọi 2 học sinh nhắc lại quy trình làm đồng hồ đeo tay theo 4 bước: - Bước 1: Cắt thành nan giấy. - Bước 2: Làm mặt đồng hồ. - Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ. - Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. GV: Yêu cầu học sinh lấy giấy thực hành làm theo quy trình đã hướng dẫn. GV: Theo dõi học sinh làm, chú ý nhắc học sinh gấp cắt nếp phải sát, miết kĩ. GV: Cho học sinh trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm của học sinh. 2. Nhận xét - Đánh giá: GV: Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị của học sinh./ Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: + Đạo đức: + Nền nếp học tập + Lao động + Các hoạt động khác theo kế hoạch của Đội. - Tuyên dương những học sinh có ý thức chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp, Liên đội đề ra. - Phê bình, nhắc nhở những học sinh chưa tiến bộ. 2. Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới: - Tiến hành trồng và chăm sóc bồn hoa. - Thường xuyên làm vệ sinh khu vực được phân công. - Tiến hành nộp giấy vụn cho Liên đội (mỗi học sinh 1kg).

File đính kèm:

  • docTUAN25~1.DOC
Giáo án liên quan