Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 24 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò. Hiểu nội dung câu chuyện: Khỉ làm bạn với cá Sấu, bị các Sấu lừa nhưng đã khôn khéo nghĩ mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, gian dối như cá Sấu không bao giờ có bạn.

- Học sinh có kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

- Học sinh có thái độ tôn trọng và sống chân thật với bạn bè.

 

doc90 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 24 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. Kĩ năng tìm thừa số, tìm số bị chia, giải bài toán có phép chia. - HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm nhanh, đúng các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Tính. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng phép tính theo cột dọc ở vở bài tập. Sau đó cho học sinh tự làm rồi gọi đọc kết quả.GV yêu cầu học sinh giải thích cách làm. VD: Khi đã biết 2 x 5 = 10, có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 và 10 : 5 hay không? Vì sao? Bài 2: Tìm x GV hỏi: x là thành phần nào chưa biết trong từng phép tính? GV: Cho học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết. GV: Cho học sinh tự làm, giáo viên theo dõi, hướng dẫn cá nhân. Bài 3: Tìm y GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện tương tự như bài 2. Bài 4: Giải bài toán GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài toán, suy nghĩ, nêu cách làm. GV: Theo dõi học sinh làm bài, gọi học sinh đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 5: Tô màu. GV: Cho học sinh tự làm rồi gọi chữa bài trên bảng lớp và yêu cầu học sinh giải thích vì sao lại tô màu vào số ô vuông đó. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn lại cách tìm thừa số, số bị chia, ôn lại các bảng nhân, chia đã học./. Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu: vẽ cặp sách học sinh I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết được hình dáng, đặc điểm của cái cặp sách. - Học sinh có kĩ năng vẽ được một cái cặp sách theo mẫu. - Học sinh có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận. II. Đồ dùng: - Mẫu một vài cái cặp sách, các bước vẽ minh hoạ (BĐD). III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Dạy bài mới: *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét GV: Đưa mẫu một vài chiếc cặp cho học sinh quan sát để nhận biết sự khác nhau giữa các chiếc cặp (hình dáng, màu sắc...) GV: Cho học sinh tự chọn một chiếc cặp mà mình thích. *Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ GV: Giới thiệu mẫu, kết hợp với hình minh hoạ trên bảng. GV: Nhắc học sinh: Mẫu vẽ có thể khác nhau về hình dáng, về màu sắc. *Hoạt động 3: Thực hành GV: Cho học sinh xem một số bài vẽ trước của học sinh. GV: Hướng dẫn cả lớp thực hành vẽ 1 mẫu. Sau đó cho HS thực hành bài vẽ. GV: Theo dõi, hướng dẫn bổ sung. *Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá GV: Hướng dẫn HS chọn một số bài. Sau đó cho các em tự nhận xét, xếp loại. GV: Bổ sung thêm. *Hoạt động 5: Dặn dò GV: Nhắc những HS chưa hoàn thành bài vẽ về nhà tiếp tục vẽ cho hoàn thành./. Luyện Tiếng Việt: Luyện tập viết Tuần 27 I. Mục đích – yêu cầu: - Ôn luyện lại cách viết các chữ hoa đã học từ tuần 20 đến tuần 26. Học sinh viết đúng, thành thạo các mẫu chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ. Viết đẹp từ ứng dụng. - Học sinh có ý thức tự giác rèn luyện khâu chữ viết đẹp, giữ vở sạch. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Ôn luyện các chữ hoa ở bảng con: GV: Gọi một số học sinh nhắc lại tên các chữ hoa đã học, sau đó cho học sinh viết lần lượt từng chữ vào bảng con, sau mỗi chữ giáo viên thu bảng nhận xét, sửa sai. 2. Luyện viết ở vở tập viết: GV: Nêu yêu cầu của tiết luyện viết. Sau đó cho học sinh lấy vở luyện viết. GV: Theo dõi, nhắc nhở thêm một số thao tác như tư thế cầm bút, cách đặt vở, tư thế ngồi... GV: Cuối tiết học thu một số vở chầm, nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh viết đẹp và những học sinh có nhiều cố gắng./. Luyện Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Ôn luyện để củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4 và 5, tính giá trị biểu thức, tìm x, giải bài toán bằng một phép nhân hoặc một phép chia. - Học sinh có kĩ năng vận dụng nhanh và hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn làm bài tập ở vở ô li: Bài 1: Tính nhẩm GV: Hướng dẫn học sinh vận dụng các bảng nhân, chia đã học để tính kết quả. Bài 2: Ghi kết quả tính GV: Hỏi học sinh cách làm. Sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện tính từ trái qua phải đối với mỗi phép tính. GV: Theo dõi học sinh làm, hướng dẫn cá nhân. Bài 3: Tìm x GV: Gọi học sinh nêu cách tìm thừa số chưa biết, cách tìm số bị chia, sau đó cho học sinh tự làm bài. Bài 4: Giải bài toán GV: Đọc bài toán. Sau đó yêu cầu cả lớp đọc thầm lại, tìm cách giải, ghi vào vở. GV: Theo dõi học sinh làm bài. Gọi học sinh nêu kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Luyện Mĩ thuật: Vẽ theo mẫu: vẽ cặp sách học sinh I. Mục tiêu: - Giúp HS có kĩ năng vẽ theo mẫu được một cái cặp sách và tô màu theo ý thích. - Học sinh có ý thức giữ gìn các đồ dùng học tập của mình. II. các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh quan sát - nhận xét: GV: Đặt mẫu chiếc cặp lên bàn, yêu cầu học sinh quan sát, mô tả đặc điểm, hình dáng chiếc cặp. GV: Nhắc lại các bước vẽ: - Phác thảo khung hình. - Vẽ các bộ phận, sau đó vẽ các chi tiết phụ khác. - Vẽ hoạ tiết trang trí và tô màu theo ý thích. 2. Thực hành: GV: Yêu cầu, hướng dẫn học sinh lấy giấy thực hành bài vẽ theo các bước. GV: Quan sát học sinh làm bài, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng. 3. Nhận xét, đánh giá: GV: Thu bài vẽ học sinh, nhận xét cách vẽ, cách trang trí. GV: Dặn học sinh về nhà tiếp tục vẽ hoàn chỉnh bài và tô màu vào./. Thứ 6 ngày 16 tháng 03 năm 2007 Chính tả (Nghe viết): Kiểm tra đọc hiểu - luyện từ và câu (Đề do Nhà trường ra) Tập làm văn: Kiểm tra viết: Chính tả - Tập làm văn (Đề do Nhà trường ra) Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. kĩ năng tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu tính. Kĩ năng giải toán có lời văn bằng 1 phép tính chia. - Học sinh có ý thức tự giác làm bài nghiêm túc. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập vở bài tập: Bài 1: Tính nhẩm. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi hỏi - đáp (bài a). Nhóm hỏi, nhóm đáp theo từng cột ở bài tập. GV: Cho HS tự làm bài b vào vở rồi gọi đọc bài làm. Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 2: Tính GV: Cho học sinh quan sát bài tập, nêu cách thực hiện tính các biểu thức đó, sau đó cho học sinh làm rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Bài 3: Giải bài toán. GV: Yêu cầu HS đọc thầm đề bài, sau đó suy nghĩ tìm cách giải ghi vào vở rồi gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài (mỗi học sinh chữa 1 bài). cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 4: Tô màu. GV: Cho học sinh tự tô màu, sau đó gọi đọc bài làm và giải thích cách làm. Cả lớp nhận xét, sửa sai. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Âm nhạc: ÔN tập bài hát: Chim chích bông I. Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát. - Học sinh biết hát kết hợp múa phụ hoạ một vài động tác. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Các hoạt động dạy- HọC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 học sinh hát bài "Chim chích bông". 2. Dạy bài mới: * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát. GV: Tổ chức cho ôn hát tập thể vài lần để theo dõi. Hướng dẫn học sinh luyện hát đúng giai điệu. GV: Tổ chức luyện theo nhóm, tổ để vừa hát vừa kết hợp vỗ tay đệm. GV: Theo dõi, hướng dẫn học sinh vỗ tay đúng tiết tấu của bài hát. * Hoạt động 2: Hát kết hợp múa phụ hoạ GV: Hát và làm mẫu một vài động tác, sau đó hướng dẫn học sinh làm theo. GV: Tổ chức cho học sinh biểu diễn trước lớp, cả lớp theo dõi, kết hợp gõ thanh phách, gõ trống đệm theo lời bài hát. * Hoạt động 3: Dặn dò GV: Nhận xét giờ học./. Luyện Tiếng Việt: Bài luyện tập (tiết 9 + 10) I. Mục đích - yêu cầu: - Rèn kĩ năng viết chính tả và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 câu) để nói về một con vật. Yêu cầu học sinh biết dùng từ đúng, viết rõ ràng mạch lạc, đầy đủ bộ phận câu. - Học sinh có thái độ yêu quý những con vật. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: a, Viết chính tả: GV: Đọc bài chính tả Con vện cho học sinh viết vào vở, sau đó thu vở chấm, nhận xét. b, Viết tập làm văn: GV: Yêu cầu học sinh mở SGK, đọc thầm yêu cầu của bài tập làm văn và xác định yêu cầu của bài. GV: Hướng dẫn học sinh lựa chọn một con vật mà em thích. Sau đó dựa vào các câu hỏi SGK viết vào vở những câu theo đúng ý của bài. GV: Theo dõi học sinh làm bài. Sau đó gọi lần lượt HS đọc kết quả bài làm. GV: Hướng dẫn cả lớp nhận xét bài làm của từng bạn xem đã viết đúng với yêu cầu đề bài chưa, cách diễn đạt, cách dùng từ, câu... 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Thu một số vở chấm động viên học sinh. GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh có ý thức làm bài tốt./. Luyện Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Ôn luyện để củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân, chia và vận dụng bảng nhân, chia vào việc tính toán và giải bài toán có phép chia cho học sinh. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Hướng dẫn làm bài tập ở vở ô li: Bài 1: Tính nhẩm GV: Hướng dẫn học sinh cách trình bày bài làm theo từng cột ở vở. GV: Cho học sinh tự nhìn SGK làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi, hướng dẫn học sinh làm. Bài 2: Tính GV: Yêu cầu học sinh nêu cách tính giá trị của biểu thức, sau đó cho học sinh tự làm rồi gọi đọc kết quả bài làm. Bài 3: Giải bài toán GV: Yêu cầu cả lớp đọc thầm đề bài, suy nghĩ cách làm, rồi tự làm bài vào vở. GV: Theo dõi, hướng dẫn học sinh làm bài. Gọi học sinh đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: GV: Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua theo các nội dung: + Về học tập. + Về đạo đức. + Về lao động. + Về các hoạt động khác. 2. Kế hoạch tuần tới: GV: Phổ biến kế hoạch tuần theo nội dung của Liên đội đã triển khai.

File đính kèm:

  • docTUAN24~1.DOC
Giáo án liên quan