I. MỤC TIÊU:
- Giới thiệu để học sinh hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ.
- Học sinh biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu 3 màu – Vở bài tập đạo đức.
63 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 2 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuộc chủ điểm Thể thao. Ôn luyện về dấu phấy.
- Học sinh sử dụng từ đúng để nói, viết.
- Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: HS làm miệng
GV: Chia nhóm (Mỗi nhóm 7 học sinh). Sau đó tổ chức cho học sinh làm bài bằng hình thức chơi trò chơi tiếp sức thi tìm nhanh, đúng từ chỉ các môn thể thao đầu bằng các tiếng bóng, nhảy, chạy.
Bài tập 2: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
GV: Yêu cầu học sinh nhìn đoạn văn trong SGK chép vào vở, sau đó điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn đó.
GV: Cho học sinh làm, sau đó treo bảng phụ lên bảng lớp, gọi 1 học sinh lên chữa bài, cả lớp nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
2. Củng cố – Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức học tập tốt, phê bình những học sinh còn chưa chú ý trong giờ học./.
Thể dục:
ÔN bài thể dục phát triển chung
Trò chơi “Ai kéo khoẻ”
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Yêu cầu học sinh thuộc bài và thực hiện được các động tác tương đối chính xác.
- Học trò chơi “Ai kéo khoẻ”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
- Học sinh có ý thức tổ chức kĩ luật tốt trong tập luyện.
II. Địa điểm – Phương tiện: Sân bãi, còi, cờ.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
GV: Cho học sinh đứng theo đội hình vòng tròn khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản:
a. Hướng dẫn học sinh ôn bài thể dục phát triển chung với cờ:
GV: Cho học sinh đứng theo đội hình 3 vòng tròn đồng tâm, mỗi em cách nhau 2m. Sau đó thực hiện bài thể dục liên hoàn 2 x 8 nhịp (2 – 3 lần)
b. Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ)
GV: Nêu tên trò chơi, sau đó giải thích, hướng dẫn cho HS biết cách chơi.
GV: Cho học sinh chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức để phân thắng bại.
3. Phần kết thúc:
GV: Cho học sinh đi theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu.
GV: Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà./.
Thứ 6 ngày 7 tháng 4 năm 2006
Tập làm văn:
Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục đích - yêu cầu:
- Rèn kĩ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng của tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
- Học sinh viết bài đủ ý, diễn đạt rõ ràng, trình bày bài viết sạch, đẹp
- Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Gọi 2 đến 3 học sinh kể lại trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
GV: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
GV: Yêu cầu học sinh mở SGK đọc lại các câu hỏi gợi ý của bài tập 1, tiết tập làm văn tuần 28.
GV: Hướng dẫn học sinh khi viết bài, có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý và kể như bài tập làm văn miệng tuần trước hoặc kể về một trận thi đấu khác. Trước khi viết nên viết ra giấy nháp những ý chính để tránh viết thiếu hoặc lạc đề.
GV: Cho học sinh tự viết bài, sau đó gọi 7 đến 8 học sinh đọc bài trước lớp, Cả lớp theo dõi chỉnh sửa lỗi cho bạn.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV: Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, phê bình những học sinh chưa chú ý học bài.
GV: Dặn học sinh chuẩn bị trước bài Tập làm văn cho tuần sau./.
Toán:
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (cả đặt tính và thực hiện tính). Củng cố về giải toán có lời văn bằng hai phép tính, tính diện tích của hình chữ nhật.
- Học sinh có kỹ năng thực hiện đúng, chính xác kết quả.
- Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV: Yêu cầu cả lớp đặt tính rồi tính các phép tính sau vào bảng con:
5342 + 1488; 8425 + 618; 707 + 5857
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng 45732 + 36194
GV nêu bài toán: Tìm tổng của hai số 45732 + 36194
GV hỏi: Muốn tìm tổng hai số 45732 + 36194, chúng ta làm thế nào?
GV: Dựa vào cách thực hiện phép cộng các số có bốn chữ số, em hãy thực hiện phép cộng 45732 + 36194.
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính để tìm kết quả của phép cộng trên (GV ghi bảng như SGK)
GV hỏi: Muốn thực hiện tính cộng các số có năm chữ số với nhau ta làm như thế nào?
GV: Gọi nhiều học sinh nhắc lại quy tắc trên.
c. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV: Yêu cầu học sinh vận dụng bài học để thực hiện , sau đó gọi học sinh đọc kết quả bài làm avf nêu cách thực hiện một số phép tính.
Bài 2: Giải bài toán
GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm bài toán, nêu tóm tắt. Sau đó gọi 1 học sinh lên bảng vẽ tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
GV: Yêu cầu cả lớp dựa vào tóm tắt, giải bài toán vào vở, sau đó chữa bài.
Bài 3: Giải bài toán.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó giúp học sinh hiểu những dữ kiện của bài toán đã cho trên hình vẽ.
GV: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố – Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức làm bài tốt, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý./.
Âm nhạc:
Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhớ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Học sinh viết được các nốt nhạc (ở mức độ đơn giản).
- Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc.
III. Các hoạt động dạy- HọC:
* Hoạt động 1: Ôn và ghi nhớ hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
GV: Treo bảng phụ kẻ khuông nhạc, khoá son và các nốt nhạc với hình nốt khác nhau lên bảng lớp.
GV: Cho học sinh luyện nói tên các nốt nhạc trên khuông theo thứ tự
* Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc.
GV: Tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để giúp học sinh nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc.
* Hoạt động 3: Tập viết nốt nhạc trên khuông.
GV: Hướng dẫn học sinh kẻ khuông nhạc, khoá son.
GV: Đọc lần lượt tên nốt, hình nốt để học sinh viết vào khuông nhạc.
(Lưu ý học sinh viết đúng khoảng cách và độ cao của các nốt).
* Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà ôn lại những nội dung vừa học./.
Tự nhiên- Xã hội:
Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (T)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đẫ được quan sát ở tiết trước.
- Học sinh nêu nội dung rõ ràng, mạch lạc.
- Học sinh có thái độ thích khám phá thiên nhiên.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
GV: Yêu cầu các nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt báo cáo kết quả làm việc được ở tiết trước cho các bạn trong nhóm cùng nghe (cử 1 bạn làm thư ký để ghi lại những nội dung chính mà các bạn trình bày).
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
GV: Nêu một số câu hỏi, yêu cầu cả lớp thảo luận:
- Nêu những đặc điểm chung của thực vật, động vật?
- Thực vật và động vật có những đặc điểm gì chung?
GV: Theo dõi, nhận xét, bổ sung và yêu cầu học sinh rút ra kết luận chung.
GV: Nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị nội dung cho bài sau./.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập làm văn
I. Mục đích – yêu cầu:
- Giúp học sinh viết lại được một đoạn văn ngắn kể về một trận thi đấu thể thao mà các em đã có dịp xem.
- Học sinh trình bày bài viết rõ ràng, sạch đẹp.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
GV: Yêu cầu học sinh xem lại bài viết nháp trước, chỉnh sửa lỗi chính tả, những câu văn chưa hay. Sau đó mới viết bài vào vở.
GV: Theo dõi học sinh viết bài, giúp đỡ những học sinh còn yếu.
GV: Gọi một số học sinh đọc bài viết của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét chỉnh sửa lỗi cho bạn.
2 Dặn dò:
GV: Nhận xét chung giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài cho tiết sau./.
Luyện Toán:
Ôn: Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
- Ôn luyện để HS nắm chắc cách thực hiện phép cộng các số có năm chữ số.
- Học sinh thực hiện nhanh, đúng kết quả.
- Học sinh có ý thức tự giác trong thực hành toán.
II. Các hoạt động dạy – học:
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV: Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi thực hiện tính kết quả vào vở ô ly.
*Lưu ý học sinh phải đặt các chữ số sao cho thẳng hàng rồi thực hiện tính.
Bài 2: Gải bài toán.
GV: Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm.
GV hỏi: Hình chữ nhật ABCD có kích thước như thế nào?
GV: Yêu cầu học vận dụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính.
Bài 3: Giải bài toán.
GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm đề bài toán, hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ, giảng lại những dữ kiện đề bài đã cho trên hình vẽ, sau đó cho học sinh tự làm bài.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét, sửa sai.
2. Dặn dò:
GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý./.
Sinh hoạt:
Nhận xét cuối tuần
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa.
- Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp:
* Ưu điểm:
Các em đã có ý thức trong mọi hoạt động như đi học đúng giờ, có đủ mũ ca lô, phù hiệu, vệ sinh trực nhật sạch sẽ, sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc, có chất lượng. Tham gia tích cực các hoạt động do liên đội tổ chức.
* Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm nói trên, lớp còn một số tồn tại sau: một số em chưa nghiêm túc trong giờ học, còn nói chuyện và làm việc riêng. Đến lớp còn thiếu đồ dùng như: ánh, Dũng, Thương.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện các nội dung thi đua của đội đề ra.
- Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang.
- Tiếp tục trồng và chăm sóc công trình măng non của lớp.
- Hoàn thành thu nộp phế liệu đợt cuối cùng vào ngày thứ 5.
File đính kèm:
- TUAN02~1.DOC