Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 19 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng . Hiểu nội dung câu chuyện: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẽ đẹp riêng và có lợi ích cho cuộc sống.

- Học sinh có kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc phát âm đúng các từ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý ở những câu văn dài. Biết phân biệt được lời các nhân vật.

- Học sinh có thái độ yêu cảnh thiên nhiên đẹp.

 

doc94 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 19 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ôn luyện để HS nhận biết nhanh về "Một phần hai" và đọc viết thành thạo. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi một vài học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. 2. Thực hành: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tô màu vào hình nào? GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ, rồi ghi câu trả lời vào vở ô li. Bài 2: Hình nào có số ô vuông đã được tô màu. GV: Cho học sinh làm tương tự bài 1 rồi gọi đọc kết quả bài làm. Cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Hình nào đã khoanh vào số con cá. GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi tự ghi câu trả lời vào vở, sau đó gọi đọc kết quả và giải thích cách làm. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS có ý thức xây dựng bài tốt./. Luyện Thủ công: Gấp, cắt, dán phong bì thư I. Mục tiêu: - Ôn luyện để học sinh có kĩ năng thực hành gấp, cắt, dán phong bì thư đúng quy trình nhanh và đẹp. - Học sinh có thái độ hứng thú thích thực hành cắt, gấp. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Thực hành: GV: Gọi 2 học sinh nêu các bước thực hiện gấp, cắt, dán phong bì thư: Bước 1: Gấp phong bì Bước 2: Cắt phong bì. Bước 3: Dán thành phong bì thư GV: Sau khi nhắc lại, yêu cầu học sinh lấy dụng cụ thực hành gấp, cắt, dán phong bì thư. GV: Theo dõi học sinh thực hành, hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng. GV: Cho học sinh trưng bày sản phẩm, nhận xét, đánh giá. 3. Nhận xét - Đánh giá: GV: Nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị của học sinh. GV: Dặn dò, chuẩn bị cho tiết sau thực hành tiếp./. Thứ 6 ngày 02 tháng 02 năm 2007 Chính tả (Nghe viết): Cò và cuốc I. Mục tiêu: - Học sinh nghe đọc, viết đúng một đoạn trong bài "Cò và cuốc". Luyện viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn. - Học sinh có kĩ năng viết đẹp, trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. - Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác rèn luyện chữ viết. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc cho học sinh viết bảng con các từ: gìn giữ, bánh dẻo, giã gạo, ngõ xóm, bé nhỏ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn chính tả: GV: Đọc qua bài viết 1 lần, gọi 2 học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm. GV hỏi: - Đoạn viết nói về nội dung gì? - Trong đoạn viết, các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào? - Cuối câu trả lời có dấu câu gì? GV: Cho học sinh viết bảng con những chữ hay viết sai, hay nhầm lẫn. GV: Đọc cho học sinh viết bài vào vở. GV: Thu một số vở chấm, nhận xét. c. Làm bài tập: Bài 1: GV: Cho 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 (a). Giáo viên cho học sinh đọc thầm lại. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở bài tập. Sau đó chữa bài. Bài 2: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài (a). GV: Cho học sinh thi tìm tiếng nhanh bằng trò chơi "Tiếp sức". Mỗi tổ cử 1 em, sau đó tiếp 3 em khác, trong thời gian 5 phút, tổ nào tìm được nhiều tiếng và đặt câu đúng tổ đó thắng cuộc. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả vừa học./. Tập làm văn: Đáp lời xin lỗi - Tả ngắn về loài chim I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh biết nói lời xin lỗi trong giao tiếp. Biết sắp xếp các câu cho thành đoạn văn hợp lí. - Học sinh có kĩ năng nói tự nhiên, thể hiện thái độ chân thành, lịch sự. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành lời nói và viết văn. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 2 học sinh thực hành nói lời cảm ơn và đáp lại lời cảm ơn theo tình huống bài tập 2. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Làm miệng GV: Yêu cầu HS đọc thầm đề bài và đọc lại lời của 2 nhân vật. Sau đó yêu cầu học sinh nói về nội dung tranh. GV: Cho học sinh tập nói theo cặp (1HS nói lời xin lỗi, 1HS đáp lại lời xin lỗi), sau đó gọi đại diện một vài cặp lên bảng thực hành. Cả lớp nhận xét. GV hỏi: Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi? - Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào? Bài tập 2: Làm miệng GV: Gọi 1 HS đọc to yêu cầu của bài tập và các tình huống , cả lớp đọc thầm. GV: Gọi 2 học sinh khá giỏi thực hành mẫu, sau đó cho học sinh thực hành đóng vai theo tình huống Nói lời xin lỗi. GV: Gợi ý học sinh cần đáp lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. GV: Gọi đại diện vài cặp lên thực hành trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương những cá nhân thực hành nói lời xin lỗi tốt. Bài tập 3:(làm viết) GV: Gọi 1 học sinh đọc to yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm. GV hỏi: - Đoạn văn tả về loài chim gì ? GV: Yêu cầu học sinh đọc các câu văn rồi sắp xếp lại thứ tự các câu sao cho đúng nội dung đoạn văn tả về hoạt động của chú chim gáy. GV: Gọi một số học sinh đọc lại bài viết của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh học thuộc bảng chia 2. áp dụng bảng chia 2 để giải các bài tập có liên quan. Củng cố về biểu tượng một phần hai. - Học sinh có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để làm nhanh, đúng các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Thực hành: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm GV: Cho học sinh làm bài thông qua việc đọc thuộc lòng bảng chia 2 đã học. Bài 2: Tính GV: Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện biểu thức có 2 phép tính (cộng,trừ hoặc nhân). Bài 3: Giải bài toán. GV: Gọi 1 học sinh đọc to bài toán, nêu tóm tắt dữ kiện bài toán. GV: Cho học sinh tự làm, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi, chốt lại cách làm đúng. Bài 4: Giải bài toán. GV: Cho học sinh làm tương tự bài 3. Bài 5: GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và cho biết hình nào có một phần hai số con chim đang bay. GV: Gọi 2 học sinh trả lời 2 câu (a, b). Cả lớp theo dõi, nhận xét sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài đúng, có cố gắng./. Âm nhạc: Ôn tập bài hát: Hoa lá mùa xuân I. Mục tiêu: - Giúp HS hát ôn lại cho đúng giai điệu của bài hát Hoa lá mùa xuân. - Học sinh có kĩ năng biết hát lấy hơi ở cuối mỗi câu hát. Hát gọn tiếng, rõ lời thể hiện tích chất vui tươi trong sáng của bài hát. Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Thanh phách, song loan III. Các hoạt động dạy- HọC: *Hoạt động 1: Ôn bài hát: "Hoa lá mùa xuân”. GV: Bắt cho cả lớp hát ôn vài lần (Hát tập thể, nhóm, cá nhân). GV: Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2. Tôi là lá Tôi là hoa Tôi là hoa lá hoa mùa xuân x x x x GV: Chia lớp thành 2 tổ hát đối đáp nhau: Tổ 1 hát câu 1, tổ 2 hát câu 2 và cứ đổi nhau cho đến câu : Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi thì cả 2 tổ cùng hát. GV: Cho học sinh luyện hát theo tổ, nhóm vài lần. *Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ GV: Vừa hát vừa làm mẫu vài động tác múa đơn giản, yêu cầu HS làm theo. GV: Cho học sinh thực hành múa theo nhóm, sau đó gọi đại diện vài nhóm lên thực hành trước lớp. Cả lớp nhận xét, sửa sai. *Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà ôn lại những nội dung vừa học./. Luyện Toán: Làm bài tập: Luyện tập I. Mục tiêu: - Ôn luyện để học sinh ghi nhớ bảng chia 2 đã học và vận dụng thực hành tính và giải bài toán. Củng cố về biểu tượng một phần hai. - Học sinh có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học để làm nhanh, đúng các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Thực hành: * Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm GV: Cho học sinh làm bài thông qua trò chơi Xì điện đọc thuộc lòng bảng chia 2 đã học. Bài 2: Tính GV: Cho học sinh tự làm vào vở sau đó gọi chữa bài và giải thích cách làm. Bài 3: Giải bài toán. GV: Gọi 1 học sinh đọc to bài toán, nêu tóm tắt dữ kiện bài toán. GV: Cho học sinh tự làm, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi, chốt lại cách làm đúng. Bài 5: GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và cho biết hình nào có một phần hai số hình vuông đã được tô màu. GV: Gọi 2 học sinh trả lời 2 câu (a, b). Cả lớp theo dõi, nhận xét sửa sai. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS có ý thức xây dựng bài tốt./. Luyện Tập làm văn: Đáp lời xin lỗi - Tả ngắn về loài chim I. Mục đích - yêu cầu: - Ôn luyện để học sinh thực hành nói tốt lời xin lỗi và biết sắp xếp các câu văn đã cho thành 1 đoạn văn ngắn tả hoạt động của chim gáy. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành lời nói và viết văn. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 2: Làm miệng GV: Gọi 1 học sinh đọc to yêu cầu của bài tập , cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu học sinh thực hành đóng vai theo tình huống đáp lời xin lỗi. GV: Gợi ý học sinh cần đáp lời xin lỗi với thái độ lịch sự, nhã nhặn, khiêm tốn. GV: Gọi một số cặp lên thực hành trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương những cá nhân, nhóm thực hành nói lời cảm ơn tốt. Bài tập 3:(làm viết) GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm các câu văn , sau đó sắp xếp và viết lại các câu văn vào vở để thành 1 đoạn văn ngắn tả hoạt động của chim gáy. GV: Gọi một số học sinh đọc lại bài viết của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét, chấm điểm. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: * Nhận xét về các hoạt động như Đạo đức, nền nếp học tập, lao động, các hoạt động khác theo kế hoạch của Đội. - Tuyên dương những học sinh có ý thức chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp, Liên đội đề ra. - Phê bình, nhắc nhở những học sinh chưa tiến bộ. 2. Giáo viên phổ biến kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các nội dung thi đua của Liên đội đề ra. - Tiếp tục trồng và chăm sóc công trình măng non của lớp./.

File đính kèm:

  • docTUAN19~1.DOC
Giáo án liên quan