Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 15 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: công bằng, kì lạ. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.

- Học sinh có kĩ năng đọc đúng các tiếng khó: nghĩ vậy, đỗi ngạc nhiên, rình. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ ngơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của 2 nhân vật.

- Giáo dục HS có thái độ biết thương yêu, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.

 

doc85 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 15 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành cá nhân. GV: Quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng. GV: Tổ chức cho cả lớp trưng bày sản phẩm. GV và lớp cùng nhận xét, đánh giá sản phẩm của vài cá nhân. Tuyên dương những cá nhân có sản phẩm đẹp, đúng kĩ thuật 3. Nhận xét - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài sau./. Thứ 5 ngày 04 tháng 01 năm 2007 Thể dục: Bài 36: Sơ kết học kì I I. Mục tiêu: - Hệ thống lại những nội dung chính đã học trong học kì I. - Học sinh biết đã học được những nội dung gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong học kì II. - Học sinh có thái độ tích cực, tự giác trong luyện tập. II. Địa điểm – Phương tiện: Sân bãi, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: 1. Phần mở đầu: GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài dạy. GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Diệt các con vật có hại. 2. Phần cơ bản: a. Sơ kết học kì I: GV: Cho học sinh nhắc lại những nội dung kiến thức - kĩ năng đã học trong học kì 1. GV: Cho học sinh liên hệ xem mình đã thực hiện được những nội dung gì? còn những nội dung gì chưa thực hiện được cần khắc phục. GV: công bố kết quả học tập của từng học sinh, tuyên dương những cá nhân có ý thức học tập tốt. b. Chơi trò chơi học sinh yêu thích: GV: Nêu tên trò chơi, nhắc laị cách chơi. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi. 3. Phần kết thúc: GV: Cho học sinh cúi người thả lỏng 5- 6 lần. GV: Hệ thống bài, nhận xét giờ học./. Tập viết: Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 7) I. Mục đích - yêu cầu: - Tiếp tục kiểm tra để lấy điểm đọc học thuộc lòng một số học sinh. Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và sự vật. Ôn luyện về viết bưu thiếp. - Học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm nhanh, đúng các bài tập. - Học sinh có thói quen sử dụng từ đúng khi nói, viết. II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài học. 2. Dạy bài mới: a. Kiểm tra HTL: GV: Tổ chức cho HS ôn luyện bằng cách đọc thầm, sau đó cho học sinh xung phong đọc bài trước lớp. GV: Theo dõi , nhận xét chấm điểm động viên. b. Làm bài tập: Bài tập 1: tìm từ chỉ đặc điểm của người và vật (Làm miệng) GV: Cho học sinh mở SGK đọc thầm yêu cầu bài tập, sau đó gợi ý hướng dẫn học sinh tìm những từ chỉ đặc điểm của vật trong câu a. GV: Cho học sinh tự tìm các câu còn lại rồi ghi vào ở. sau đó gọi đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài tập 2: Ôn luyện về cách viết bưu thiếp. GV: Gọi 1 học sinh đọc to đề bài, cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu học sinh tự làm bài vào VBT, sau đó gọi một số học sinh đọc bài làm. Cả lớp nhận xét, chấm điểm. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, nhắc HS về tập làm các bài luyện tập tiết 8, tiết 9./. Toán: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố, khắc sâu về cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính. Giải bài toán về kém hơn. Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng. Củng cố về ngày trong tuần và ngày trong tháng. - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính. GV:Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện tính kết quả sau đó gọi đọc bài làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Bài 2: Ghi kết quả tính. GV: Cho học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu phép tính. GV: Cho học sinh làm rồi gọi đọc bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Giải bài toán. GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định dạng toán. Sau đó yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán rồi tìm cách giải ghi vào vở. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống. GV: Viết lên bảng: 75 + 18 = 18 + GV: Yêu cầu HS nêu số cần điền vào ô trống và giải thích vì sao điền số đó? GV Cho học sinh tự làm các bài còn lại. Bài 5: Thực hành xem lịch GV: Nêu các câu hỏi trong bài tập, yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch và trả lời. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài tốt./. Mĩ thuật: Vẽ trang trí: vẽ màu vào hình có sẵn tranh "Gà mái" (Đ/C Phương dạy) Luyện Tiếng Việt: Luyện đọc các bài đọc thêm (Tuần 16, 17) I. Mục đích – yêu cầu: - Học sinh đọc trơn và đọc ngắt đúng nhịp thơ bài thơ Đàn gà mới nở(tuần 16). Biết đọc phân biệt giọng các nhân vật trong bài Thêm sừng cho ngựa (tuần 17). Nắm được nội dung, ý nghĩa của từng bài. - Học sinh có kĩ năng đọc đúng như yêu cầu. - Học sinh có thái độ ham thích đọc sách. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn luyện đọc bài: * Đọc bài "Đàn gà mới nở": GV: Đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK. GV: Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ trong bài. Sau đó tổ chức cho học sinh luyện đọc từng dòng nối tiếp nhau theo dãy bàn (Mỗi HS đọc 2 dòng thơ). GV: Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét. GV: Cho học sinh luyện đọc theo nhóm, sau đó đọc thi giữa các nhóm. Cả lớp theo dõi, tuyên dương nhóm đọc tốt nhất. GV: Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài 1 lần. * Đọc bài "Thêm sừng cho ngựa": GV: Đọc mẫu toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK. GV: Hướng dẫn giọng đọc đọc của từng nhân vật. Sau đó tổ chức cho học sinh luyện đọc từng câu nối tiếp nhau theo dãy bàn. GV: Phân chia nhóm (bàn), yêu cầu các nhóm luyện đọc bài theo lối phân vai. GV: Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét. 2. Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học- Tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt./. Luyện Toán: Hướng dẫn làm bài tập: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Ôn luyện để củng cố, khắc sâu về cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính. Giải bài toán về kém hơn. Củng cố về ngày trong tuần và ngày trong tháng. - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm tốt các bài tập. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. 2. Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính. GV:Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện tính kết quả sau đó gọi đọc bài làm. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Bài 2: Ghi kết quả tính. GV: Cho học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu. Sau đó yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức có đến 2 dấu phép tính. GV: Cho học sinh làm rồi gọi đọc bài làm, cả lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3: Giải bài toán. GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định dạng toán. Sau đó yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán rồi tìm cách giải ghi vào vở. Bài 5: Thực hành xem lịch GV: Treo tờ lịch như trong bài tập lên bảng, yêu cầu cả lớp quan sát và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. GV: Gọi một số học sinh nhắc lại 1 tuần có bao nhiêu ngày? Tháng 4 năm 2006 có bao nhiêu ngày? 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức xây dựng bài tốt./. Luyện Mĩ thuật: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn tranh "Gà mái" (Đ/C Phương dạy) Thứ 6 ngày 05 tháng 01 năm 2007 Chính tả (Nghe viết): Kiểm tra đọc hiểu - luyện từ và câu (Đề do Nhà trường ra) Tập làm văn: Kiểm tra viết: Chính tả - Tập làm văn (Đề do nhà trường ra) Toán: Kiểm tra học kì I (Đề do Nhà trường ra) Âm nhạc: Tập biểu diễn I. Mục tiêu: - Học sinh hát thuộc lời các bài hát đã học và biết biểu diễn một vài động tác múa đơn giản. - Học sinh có kĩ năng thực hành múa tự nhiên, đúng động tác.. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Thanh phách, song loan. III. Các hoạt động dạy- HọC: * Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát đã học. GV: Bắt lần lượt các bài đã học cho học sinh hát. Nhắc học sinh hát đúng giai điệu của từng bài. GV: Hướng dẫn học sinh ôn lại các động tác múa của bài Xoè hoa, Thật là hay, Múa vui, chiến sí tí hon. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn. GV: Chia lớp thành nhiều nhóm (Mỗi nhóm 5 học sinh). Sau đó yêu cầu các nhóm tự chọn cho nhóm mình một bài rồi lên trình diễn trước lớp. cả lớp cùng theo dõi, nhận xét, tuyên dương nhóm múa đều, đẹp, tự nhiên. GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà ôn lại những nội dung vừa học./. Luyện Tiếng Việt: ôn luyện (tiết 8 + tiết 9) I. Mục đích - yêu cầu: - Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý. Ôn luyện cách viết một đoạn văn ngắn (5 câu) nói về người bạn của em. - Học sinh có ý thức tự giác trong khâu luyện viết. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: (Làm miệng) GV: Gọi 2 học sinh đọc to đề bài. Cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu 2 học sinh khá làm mẫu tình huống 1. cả lớp theo dõi, nhận xét GV: Yêu cầu 2 học sinh ngồi cùng bàn thực hành theo các tình huống còn lại, sau đó gọi đại diện vài cặp lên thực hành trước lớp. Cả lớp theo dõi, tuyên dương nhóm thực hành tốt nhất. Bài tập 2: (làm viết). GV: Gọi 1 học sinh đọc đề bài, sau đó nêu yêu cầu của đề bài. GV: Cho học sinh tự làm bài rồi gọi một số em đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho bạn. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Luyện Toán: Chữa bài kiểm tra I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong bài kiểm tra để có biện pháp khắc phục cho những lần sau. - Học sinh có ý thức tự giác khắc phục khuyết điểm để mau tiến bộ. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Chữa bài kiểm tra: GV: Ghi đề bài lên bảng, sau đó hướng dẫn học sinh chữa lần lượt từng bài. Sau mỗi bài yêu cầu học sinh nhận ra được lỗi sai sót của mình và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, sửa chữa. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh có ý thức làm bài tốt./. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: GV: Nhận xét, đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua theo các nội dung: + Về học tập. + Về đạo đức. + Về lao động. + Về các hoạt động khác. 2. Kế hoạch tuần tới: GV: Phổ biến kế hoạch tuần theo nội dung của Liên đội đã triển khai.

File đính kèm:

  • docTUAN15~1.DOC
Giáo án liên quan