NỘI DUNG
Mục lục
Phần thứ nhất : Mở đầu
Phần thứ hai : Thực trạng
Phần thứ ba : Giải pháp và tổ chức thực hiện
Phần thứ tư : Kết quả
Phần thứ năm:Kết luận
Tài liệu tham khảo
Lời cảm ơn
13 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sổ chứng cư lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ä dài ngắn của bài tập mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm một phần hoặc cả bài tập theo các hình thức như trả lời miệng, hoạt đôïng nhóm, hoạt động cả lớp.
Ví dụ : Làm bài tập 2 trang 9 –TV2-tập 1 ( Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập, chỉ hoạt động của học sinh, chỉ tính nết của học sinh). Giáo viên cần xác định rõ cho học sinh nắm từ chỉ hoạt động là như thế nào, từ chỉ tính nết là như thế nào? Rồi có thể chia nhóm cho học sinh mỗi nhóm tìm từ, sau đó đại diện nhóm trình bày, giáo viên cần xác nhận và nhận xét kết quả đúng, ghi vài từ cần thiết theo từng nội dung và yêu cầu học sinh đọc lại bài:
-Từ chỉ đồ dùng học sinh: sách, vở, bút, mực.
-Từ chỉ hoạt động của học sinh: đi, đứng, chạy, nhảy.
-Từ chỉ tính nết của học sinh: ngoan, hiền, lễphép,
-Có những bài tập có nhiều lời giải, giáo viên cần phải biết xác nhận tất cả các lời giải đúng và nêu lời giải được coi là hay nhất.
Ví dụ :Bài tập 2 trang 45-TV2 –Tập 2 ( Dựa vào hiểu biết của em về các con vật, trả lời những câu hỏi ). Giáo viên cần chuẩn bị tranh vẽ vài hình ảnh hoạt động của con vật hướng dẫn học sinh nhận xét và tìm những từ so sánh để trả lời câu hỏi: ? Gấu đi như thế nào ?
- Gấu đi lặc lè / Gấu đi ục ịch /
-Các bài tập cần sự trình bày thành bảng, hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho học sinh nắm bài, yêu cầu học sinh đọc lại hoàn chỉnh bài tập và bố trí thời gian cho học sinh chép bài ở lớp hay ở nhà, nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải kiểm tra, nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa. Nếu bài tập yêu cầu một sự xác định khó hơn quan hệ giữa đề và lời giải đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể.
Ví dụ 1: Bài tập 1 trang 90- TV2 tập 1 (Tìm đồ vật vẽ ẩn trong tranh và cho biết mỗi đồ vật đó dùng để làm gì? ).Giáo viên cần phân tích, hướng dẫn thật cụ thể để học sinh tìm được các đồ vật ẩn trong tranh. Học sinh quan sát, tìm ra và trả lời được một số đồ vật như: chén hoa, đĩa, thìa, chổi, và liên hệ thực tế học sinh sẽ trả lời được những đồ vật đó được dùng làm gì trong cuộc sống gia đình em.
Ví dụ 2: Bài tập 3 trang 134 –TV2 tập 1 (Viết tên các con vật có trong mỗi bức tranh ). Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách viết tên các con vật theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc theo số thứ tự các tranh : 1.Con gà trống; 2.Con vịt; 3.Con ngan; 4.Con ngỗng; .
-Có những bài tập yêu cầu học sinh viết- nói câu dựa vào từ tìm được hoặc dựa vào tranh ảnh.
Ví dụ : Bài tập 3 trang 100 –TV 2 tập 1 ( Nhìn tranh, nói 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con ).Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh quan sát kĩ nội dung tranh, xem xét hoạt động của mẹ, con; yêu cầu học sinh tập nói thành câu, đủ ý, giáo viên cần nhận xét, phân tích rõ cho học sinh thấy những thiếu xót trong cách đặt câu, có thể hướng dẫn cho học sinh đặt tên nhân vật trong bức tranh.
-Những kiến thức mới về từ loại: Danh từ, Động từ,. đòi hỏi giáo viên phải nắm vững và truyền đạt cơ bản để học sinh hiểu và vận dụng vào đặt câu.
-Đối với các kiểu câu đơn cơ bản : Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Như thế nào? Ở đâu ? Vì sao? Để làm gì?Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh nắm kĩ yêu cầu bài xác định bộ phận để đặt câu hỏi, bộ phận để trả lời câu hỏi mà vận dụng làm các bài tập.
Ví dụ 1: Bài tập 1 trang 52 –TV 2 tập 1 (Dặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm) :Em là học sinh lớp 2. Giáo viên cần cho học sinh nắm vững bộ phận in đậm ở câu này là từ nào? Đó là từ chỉ người hay chỉ vật, và dùng những từ nào để thay thế cho câu hỏi về một người hoặc một vật nào đó.
Ví dụ 2: Bài tập 2 trang 108 – TV 2 tập 1 (Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ? Làm gì?) .Giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ từng câu, nêu câu hỏi phân tích cụ thể để học sinh nắm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Là từ nào? Và bộ phận trả lời Làm gì? Là cụm từ nào, giáo viên có thể dùng phấn màu gạch chân từng nội dung, sau đó gọi học sinh điền vào bảng kẻ sẵn:
Ai ?
Làm gì ?
Em
Học thuộc đoạn thơ
Cây
Xoà cành ôm cậu bé
Có những bài tập yêu cầu học sinh dựa theo cách giải thích của một bài tập đọc, trả lời câu hỏi. Giáo viên cần cho học sinh đọc lại nội dung bài tập đọc , nhấn mạnh những ý trả lời câu hỏi có liên quan bài học, học sinh phải chú ý theo dõi tìm ra những ý liên quan đó và trả lời.
Ví dụ : Bài tập 4 trang 64 –TV 2 tập 2 ( Dựa theo cáh giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời câu hỏi sau ). Giáo viên cần cho học sinh đọc lại nội dung bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhấn mạnh những ý trong bài để trả lời câu hỏi :
?Vì sao Sơn Tinh lấy được Mị Nương?
?Vì sao Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh?
Yêu cầu học sinh nắm được nội dung câu chuyện thì sẽ trả lời các câu hỏi:
-Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì đã mang lễ vật đến trước.
-Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì không lấy được Mị Nương.
Một số ít bài tập áp dụng phương pháp trace nghiệm( Giữa học kì và cuối học kì). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời trong các bài tập này bằng cách chọn câu nào để trả lời, đánh dấu câu chọn như thế nào, sửa lại lời giải như thế nào ?
Ví dụ: Tiết 9- Bài ôn tập giữa học kì 2- TV2 tập 2( Dựa theo nội dung bài, chọn câu trả lời đúng ) .Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ bài “Cá rô lội nước”, đọc kỹ câu hỏi lựa chọn câu trả lời đúng, đánh dấu, yêu cầu đọc sinh đọc lại nội dung bài.
-Những bài tập về mở rộng vốn từ, giáo viên cần hiểu rõ và nắm vững nghĩa của từ để hướng dẫn học sinh làm bài.
Qua các bước hướng dẫn học sinh học ở lớp như trên, học sinh về nhà cần phải ôn lại các kiến thức vừa học trên lớp, làm lại ngay các bài tập, học thuộc những kiến thức cần thiết mà giáo viên yêu cầu.
PHẦN THỨ TƯ
KẾT QUẢ
Qua quá trình thực hiện và giảng dạy với những hình thức tổ chức và phương pháp như trên.Tôi thấy học sinh đã hiểu và làm được các bài tập đạt hiệu quả cao trong học tập.Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2006- 2007
Giai đoạn
Tổng số học sinh
Số học sinh biết sử dụng vốn từ tiếng việt
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
27
15
2
3
4
18
Giữa HK I
27
13
4
6
4
13
Học kì I
27
20
7
8
3
9
Giữa HK II
27
23
10
8
3
6
Học kì II
29
26
10
12
3
2
NĂM HỌC 2007- 2008
Giai đoạn
Tổng số học sinh
Số học sinh biết sử dụng vốn từ tiếng việt
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
29
17
4
3
5
27
Giữa HK I
29
10
6
4
4
15
Học kì I
Giữa HK II
Học kì II
PHẦN THỨ NĂM
KẾT LUẬN
Qua quá trình giảng dạy và thực hiện những giải pháp trên, bản thân tôi đã tự rút ra kinh nghiệm để áp dụng cho quá trình giảng dạy tiếp theo.
Phương pháp dạy phân môn “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 2vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên là cần thiết, giáo viên thực hiện tốt môn học này sẽ giúp cho các em có được một số vốn từ, và một số kĩ năng cơ bản về nói- viết để học tốt hơn trong những năm học tiếp theo. Lúc đó quá trình giảng dạy của thầy sẽ nhẹ nhàng hơn và trò tiếp thu bài sẽ nhanh hơn.
Giáo viên phải có vốn từ cần thiết, tìm hiểu kĩ bài, đầu tư soạn giảng, lập kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao trình độ và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, giúp giáo viên linh hoạt, chủ động trong tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học tập được tốt hơn.
Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh.
Cần tổ chức nhiều hình thức dạy trong một tiết học để khi kết thúc tiết học, học sinh khắc sâu được những kiến thức nội dung bài, tạo không khí lớp học sôi nổi, linh hoạt , vui vẻ và dân chủ trong hoạt động dạy học.
Trên đây là những phương pháp hữu hiệu và cần thiết mà bản thân tôi đã áp dụng để nâng cao chất lượng dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2.
2.Thế giới trong ta- Tạp chí của hội tâm lý- Giáo dục học Việt Nam- số 187.
3.Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới – PGS-TS Đỗ Đình Hoan.
LỜI CẢM ƠN
*******
Qua quá trình công tác tại trường Tiểu học Đạ K’Nàng. Tôi đã rút ra được nhiều điều bổ ích về phương pháp dạy –Học môn Tiếng việt phần luyện từ và câu lớp 2 .Để hoàn thành giải pháp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên trường Tiểu học Đạ K’Nàng đã tận tình giúp đỡ tôi.
Trong khi thực hiện, tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn chỉnh hơn.
Đạ K’Nàng, ngày 12 tháng 11 năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hiền
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Lời cảm ơn
Phần thứ nhất : Mở đầu
Phần thứ hai : Thực trạng
Phần thứ ba : Giải pháp
Phần thứ tư : Tổ chức thực hiện
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mục lục
1
2
3
5
6
7
8
File đính kèm:
- BIA GIAI PHAP HUU ICH.doc