Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình vào giảng dạy giáo dục công dân khối lớp 6

Trong hệ thống các phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân,, một số phương pháp đã được các đồng nghiệp vận dụng sáng tạo như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp giải quyết vấn đề. Riêng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - là một phương pháp khá hay, có khả năng kích thích sự hứng thú học tập ở các em - chưa được áp dụng nhiều. Bản thân tôi đã vận dụng phương pháp này ở một số mức độ nhất định và cũng thu được một số kết quả nhất định.

Đối tượng học sinh lớp 6 là những học sinh đầu cấp học, còn nhiều bỡ ngỡ trong việc tiếp cận các bộ môn và phương pháp học tập mới. Các em rất ham học hỏi, ham khám phá điều mới lạ nhưng phải gần gũi với thực tiễn, phải là những tình huống xuất phải từ chính cuộc sống hàng ngày của các em. Có gần gũi, các em mới hứng thú và say mê môn học. Từ đó, sẽ giúp các em hình thành thói quen tốt để qua mỗi lớp học, bậc học, các em luôn xác định con đường cho mình, tránh sa đà các tệ nạn xã hội. Việc áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình giúp các em nhanh chóng nắm bắt thông tin, dễ dàng làm quen phương pháp học tập mới và hứng thú với bộ môn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình vào giảng dạy giáo dục công dân khối lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thân và người khác về siêng năng, kiên trì. - Quý trọng những người siêng năng, kiên trì. - Phê phán những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. * Sau khi chốt lại các kiến cơ bản như trên, GV hướng dẫn học sinh luyện tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV nêu tình huống, yêu cầu HS đưa ra cách ứng xử: 1/ Trong lớp có bạn học yếu môn toán, em sẽ làm gì để giúp bạn học tốt hơn? 2/ Nếu gia đình em gặp khó khăn, bố mẹ muốn em nghỉ học, em sẽ làm gì để có thể tiếp tục đi học? - HS thảo luận và đưa ra cách ứng xử hợp lý - GV gợi ý và chốt: 1/ Nói cho bạn hiểu cần phải siêng năng, kiên trì trong học tập hơn. Có kế hoạch cụ thể giúp bạn: giảng bài trên lớp, ở nhà... và giúp bạn bằng lòng kiên trì, nhiệt tình. 2/ Em sẽ phân tích cho cha mẹ hiểu cần phải kiên trì vượt khó mới mong có tương lai xán lạn. Bản thân phấn đấu học thật giỏi để cha mẹ tin tưởng. - GVKL: Theo nội dung bài học SGK Bài 2: GV phát phiếu học tập theo bàn. - HS làm bài trên phiếu. Đánh dấu X vào ô trống biểu hiện trái với với siêng năng, kiên trì.  Lười biếng, ỷ lại cho người khác.  Việc hôm nay để đến ngày mai.  Tự giác làm việc.  Làm việc uể oải, chểnh mảng.  Nói ít làm nhiều.  Chỉ làm việc khi được nhắc nhở. GVKL chung: Siêng năng kiên trì không phải tự nhiên mà có được. Mỗi người cần rèn cho mình đức tính này để học tập, làm việc hiệu quả. * Củng cố: 1. GV cho HS làm bài tập d. - Mưa dầm lâu cũng lụt. - Kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. - Một nắng hai sương - Nói chín thì nên làm mười Nói mười làm chín kẻ cười người chê. - Có công mài sắt có ngày nên kim. 2. GV yêu cầu HS giải thích câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim" * Hướng dẫn học bài: - Lập bảng tự đánh giá về siêng năng, kiên trì (1 tuần) Thứ/ ngày Biểu hiện Siêng năng Kiên trì Đã siêng năng Chưa siêng năng Đã kiên trì Chưa kiên trì Thứ 2 (20/9) VD: Học bài cũ Thứ 3(21/9) - Học, nắm nội dung bài học - Làm đầy đủ bài tập vào vở - Chuẩn bị bài 3: Tiết kiệm. ------------------------------------------------------------- V. Kết quả thu được - Đối với hai lớp 6 do tôi trực tiếp giảng dạy trong năm học này, tôi có kết quả như sau: + Lớp 6A tôi áp dụng từng bước các ứng dụng phương pháp điển hình như trên. Học sinh rất hứng thú học tập. Các em tích cực, sôi nổi, mong muốn đến phần được thể hiện bản thân. Khi các em hứng thú học tập bộ môn thì đó đã là thành công bước đầu. + Lớp 6B tôi giảng dạy bình thường, từ việc cung cấp kiến thức, hỏi về kĩ năng rèn luyện. Mặc dù cũng vận dụng những tình huống điển hình trong sách giáo khoa nhưng chỉ là những câu hỏi vấn đáp đơn thuần. Các em không mấy hào hứng, chỉ vài học sinh tích cực trong lớp giơ tay phát biểu. Không khí lớp học rất trầm. - Kết quả cụ thể từ bài kiểm tra ngắn (15 phút), được lựa chọn ngẫu nhiên từ 10 học sinh lớp 6A và 10 học sinh lớp 6B: Đề bài: Cho tình huống điển hình về "Siêng năng, kiên trì" như sau: "Cậu học trò xương thủy tinh 9 năm liền là HS giỏi" Từ khi lọt lòng mẹ đến nay, em Nguyễn Trọng Tín (16 tuổi, trú thôn Phú Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) bị gãy chân hơn 20 lần. Càng ngày đôi chân càng teo tóp lại, em không thể tự đi đứng được. Nhưng nhờ nỗ lực vươn lên trong học tập, 9 năm liền cậu học trò xương thủy tinh này đạt danh hiệu HS giỏi. Dù phải chống chọi với bệnh xương thủy tinh, 9 năm liền, em Nguyễn Trọng Tín vẫn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi. Khi được hỏi ước mơ sau này, Tín nhỏ nhẹ: “Em sẽ cố gắng hoàn thành tốt nghiệp THPT và thi vào ngành Công nghệ thông tin vì chân không đi được nên em thấy nghề đó rất phù hợp” (Theo báo Giáo dục và thời đại) a. Em Tín đã gặp rủi ro gì trong cuộc sống? b. Tín có đức tính gì, biểu hiện như thế nào? c. Tín có ước mơ gì? Theo em, Tín có thể đạt được ước mở của mình không? d. Bản thân em xét thấy mình đã thật sự siêng năng kiên trì chưa, cần phải rèn luyện như thế nào? Đáp án a. Tín đã bị bệnh xương thủy tinh - một căn bệnh quái ác khiến đôi chân em teo tóp và không thể đi đứng được, hàng ngày em rất đau đớn. b. Tín không chỉ siêng năng mà còn rất kiên trì. Hàng ngày, cậu va]f chống chọi với căn bệnh đau đớn, vừa học tập và liên tục đạt học sinh giỏi. c. Tín ước mở trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Ước mơ của Tín sẽ thành hiện thực vì cậu có nghị lực, niềm tin và ước mơ chính đáng. d. Bài học: + Chăm chỉ học tập, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo + Không ham chơi, sa đà vào các tệ nạn xã hội. + Không đòi hỏi sự chiều chuộng của ông bà, cha mẹ. + Luôn siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động Kết quả: - Đối với 10 học sinh lớp 6A, các em nhanh chóng thực hiện yêu cầu với tâm lí hào hứng. - Đối với 10 học sinh lớp 6B, các em lúng túng khi nhận xét hành vi của nhân vật trong tình huống điển hình và cũng chỉ đưa ra được vài hành vi cần thực hiện cho bản thân. - Kết quả cụ thể như sau: Lớp Số HS điểm dưới 5 điểm Số HS điểm trên 5 Điểm 5-7 Điểm 8-10 6A 0 4 6 6B 2 6 2 Từ bảng kết quả điểm trên và sự theo dõi quá trình học tập, làm bài của các em, tôi nhận thấy những học sinh lớp 6A được nghiên cứu những trường hợp điển hình trong các tiết học, các em rất hào hứng học tập, say mê nghiên cứu và đưa ra các nhận xét khá sáng tạo. Các em đạt được 100% số học sinh đạt điểm trên trung bình. Trong đó đa số các em đạt điểm giỏi 8 - 10 điểm. Còn những học sinh lớp 6B, các em không mấy hào hứng với bài học. Và kết quả vẫn còn hai em điểm dưới trung bình. Số em đạt điểm giỏi 8 - 10 điểm cũng rất hạn chế. 6. Tính mới, tính sáng tạo của đề tài Như vậy, từ phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, tôi đưa ra ba cách vận dụng phương pháp đó theo các mức độ khác nhau từ dễ đến khó: - Thảo luận về tình huống điển hình - Trình bày suy nghĩ về tình huống điển hình - Nêu tình huống điển hình Đối với cách thứ nhất "Thảo luận về tình huống điển hình", giáo viên đưa ra tình huống, đưa ra các câu hỏi xoay quanh tình huống điển hình để học sinh trả lời. Những câu trả lời là nội dung bài học cần nắm và vận dụng vào thực tiễn. Đối với cách thứ hai "Trình bày suy nghĩ về tình huống điển hình", giáo viên chỉ đưa tình huống điển hình, không đưa câu hỏi định hướng, học sinh cần tự định hướng theo nội dung bài học sách giáo khoa mà trình bày suy nghĩ của mình. Đối với cách thứ ba "Nêu tình huống điển hình", giáo viên không đưa điển hình cụ thể mà chỉ đưa gợi ý để định hướng theo nội dung bài học. Sau đó, học sinh được sáng tạo tình huống điển hình theo lối sống, suy nghĩ của các em. Sau đó, các em trình bày suy nghĩ về chính tình huống điển hình mà mình đưa ra. Tùy từng đối tượng học sinh, tùy từng bài học cụ thể mà giáo viên áp dụng một trong ba cách trên sao cho hiệu quả. Trong quá trình áp dụng, giáo viên cần nắm chắc và vận dụng thêm phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai... C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 1. Kết quả (ý nghĩa): Khi thực hiện đề tài: “Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân khối lớp 6” tôi đã hoàn thành mục tiêu của vấn đề nghiên cứu với các nội dung chính sau: Xây dựng cơ sở lí luận về các biện pháp vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, cụ thể là bao gồm ba biện pháp nhỏ: - Thảo luận về tình huống điển hình - Trình bày suy nghĩ về tình huống điển hình - Nêu tình huống điển hình Từ đây, giáo viên có thể vận dụng vào bài giảng của mình một cách hiệu quả nhất. Học sinh hứng thú học tập bộ môn ở mức độ cao. Một số bài học kinh nghiệm tôi rút ra khi thực hiện các cách vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: (1) Đã gọi là "điển hình" thì những điển hình giáo viên đưa ra phải thực sự điển hình, đã được nhân rộng, được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ...Nghĩa là đó là những câu chuyện có thật ở một địa điểm nào đó, một thời điểm nào đó. Điển hình đưa ra có xuất sứ rõ ràng. Có như vậy, các em mới thật sự hào hứng tìm hiểu về điển hình mà giáo viên giáo. (2) Những điển hình càng có tính thời sự - tức là càng mới - và càng "có vấn đề" thì học sinh càng hứng thú. (3) Điển hình có thể ở hai thái cực: hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực. Có những bài học, giáo viên nên đưa ra những điển hình mang tính tiêu cực sẽ có tác dụng đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không nên lạm dụng quá nhiều điển hình tiêu cực. Như vậy có thể sẽ dẫn đến "tác dụng phụ" không tốt. (4) Để sử dụng hiệu quả các cách vận dụng phương pháp này, giáo viên nên nghiên cứu và áp dụng kết hợp hiệu quả với phương pháp thảo luận nhóm, cặp đôi chia sẻ, trình bày vấn đề trước tập thể... (5) GV nên tạo không khí thoải mái, cởi mở trong các giờ học để các em cảm thấy tự tin khi nghiên cứu những điển hình và tự tin đưa ra nhận xét, đánh giá về điển hình đó. 2. Gợi mở Phương pháp dạy học tích cực đến đâu cũng không thể thay thế vai trò chủ đạo của người dạy nên trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao thì còn phụ thuộc vào khả năng giảng dạy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng vận dụng phối kết hợp các phương pháp một cách khoa học, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh... là nhân tố quan trọng và quyết định nâng cao hiệu quả dạy – học Hơn nữa không phải bất kỳ bài học nào giáo viên cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình mà tùy theo nội dung từng bài, giáo viên sử dụng phương pháp khác nhau để truyền thụ kiến thức cho học sinh vì mục tiêu cuối cùng là học xong học sinh có nắm kiến thức của bài không, có vận dụng kiến thức đó vào thực tế cuộc sống không, vận dụng như thế nào cho phù hợp... Trong chương trình giáo dục công dân 7,8,9 cũng có rất nhiều nội dung có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình. Song vận dụng vào từng bài cụ thể thế nào, tôi mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên tuổi nghề còn non trẻ, còn cần phải học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp. Tôi đã đang và sẽ cố gắng hết mình. Vấn đề tôi đưa ra có thể còn nhiều sơ sài và thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện vấn đề của mình.

File đính kèm:

  • docSKKN van dung phupng phap nghien cucu truong hop dien hinh trong day hoc giao duc cong dan THCS.doc
Giáo án liên quan