Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các phương pháp dạy học môn Thể dục ở lớp 6 theo định hướng đổi mới

Ở nước ta, bắt đầu từ năm học 2002 – 2003 cả nước đồng loạt triển khai chương trình GDPT mới, bắt đầu từ lớp 1. Cùng với việc ban hành chương trình GD, các SGK ở tất cả các môn học đều được biên soạn lại. Bên cạnh những đổi mới khá triệt để như vậy về nội dung GD, những nổ lực tích cực về đổi mới quá trình GD đã được thúc đẩy, đặc biệt là những đổi mới về PPDH trong nhà trường. Khó có thể hình dung tới chất lượng GD và hiệu quả của chất lượng GD nếu những nội dung GD mới vẫn được chuyển tải tới HS thông qua các PPDH cũ. Tinh thần đổi mới PPDH là biến quá trình DH thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của một người học với vai trò dẫn dắt khéo léo không thể thiếu được của người GV.

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các phương pháp dạy học môn Thể dục ở lớp 6 theo định hướng đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để cho HS quan sát kĩ thuật chạy ngắn. + Bước 3: Nhắc lại kĩ thuật bước chạy trong chạy cự li ngắn. + Bước 4: Thực hiện kĩ thuật bước chạy lần 2. + Bước 5: Nhấn mạnh lại một số then chốt của kĩ thuật động tác chạy ngắn. + Bước 6: Tổ chức cho HS tập luyện. PP trò chơi: Bản chất: PP trò chơi (dù dưới hình thức nào như trò chơi thông thường và trò chơi dân gian) đều có tác dụng làm cho HS hưng phấn và hào hứng tập luyện, qua đó phát huy được tối đa năng lực vận động của HS và đánh giá khách quan kết quả học tập và rèn luyện của HS. Trong các giờ học thể dục, trò chơi được coi như một PP tập luyện có định mức về lượng vận động, khi chơi người học phải tuân theo các qui định bắt buộc của trò chơi, cố gắng, ganh đua mang thắng lợi về cho bản thân và nhóm của mình qua đó làm nóng cơ thể nếu trò chơi được sử dụng để khởi động, nâng cao được sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực nếu trò chơi được sử dụng thay thế trong nội dung chính của buổi học và có thể mang tính chất thả lỏng sau một buổi học tập căng thẳng nếu trò chơi được tổ chức vào cuối buổi học. Quy trình thực hiện: PP trò chơi được sử dụng như một phương tiện làm nóng cơ thể (khởi động), hồi tĩnh, thư giãn (sau phần cơ bản), phát triển các tố chất chung của người học. Có thể thực hiện PP trò chơi theo quy trình sau: + Bước 1: GV căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn trò chơi. + Bước 2: Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. + Bước 3: Cho HS chơi thử. + Bước 4: Phân chia thành các nhóm chơi, các nhóm tự cử các nhóm trưởng hoặc GV phân công nhóm trưởng và tổ chức chơi giữa các nhóm với nhau. + Bước 5: Tổ chức cho HS tiến hành chơi. Tuyên bố kết quả sau mỗi lần chơi. + Bước 6: Nhận xét HS chơi, kết luận đội thắng cuộc. Ưu điểm: Gây hứng thú cho người học tạo điều kiện cho việc học tập được tốt hơn. Thông qua trò chơi để GD hành vi,đạo đức của các em. Lôi cuốn HS vào quá trình tập luyện. Xây dựng mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm này với nhóm khác. Thể hiện được cá tính của người chơi. Hạn chế: Nếu không tổ chức tốt sẽ chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng sức khỏe của các em. Gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các lớp học bên cạnh. Nếu chọn trò chơi hoặc chơi không đúng sẽ làm ảnh xấu đến việc tiếp thu kĩ thuật động tác. Một số lưu ý: GV cần yêu cầu HS tích cực tham gia trò chơi và có biện pháp điều chỉnh lượng vận động hợp lí trong khi HS chơi. Tổ chức trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những qui định nhất định để đạt mục đích nào đó, trong điều kiện và tình huống luôn thay đổi và thay đổi đột ngột. Tính đa dạng của các cách thức đạt mục đích và hoạt động tổng hợp dựa trên cơ sở các hoạt động vận động: đi, chạy, nhảy, nhào lộn (cho các em chơi các trò chơi: bay giống chim, nhảy như thỏ, chạy như ngựa phi....) Trò chơi là hoạt động độc lập, rộng rãi, có yêu cầu cao về mưu trí, sáng tạo vận động, khéo léo của người chơi. Xây dựng mối quan hệ căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, giữa nhóm giữa này với nhóm người khác, tạo cảm xúc mạnh mẽ, qua đó thể hiện rõ cá tính của người chơi. GV nên sử dụng PP trò chơi vận động nhiều hơn trong những nội dung phát triển thẻ lực. Cần lưu ý chọn địa điểm tổ chức sao cho không ảnh hưởng đến các lớp học khác, nên sử dụng PP này thường xuyên. Ví dụ minh họa: Trò chơi “ Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức” + Bước 1: Thông qua trò chơi “Bật cóc vào vòng tròn tiếp sức” để tập nội dung chạy bền. + Bước 2: Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi. + Bước 3: Tổ chức cho HS chơi thử 1 – 2 lần. + Bước 4: Phân chia thành 4 nhóm chơi, các nhóm tự cử nhóm trưởng hoặc GV phân công nhóm trưởng và GV tổ chức cho HS chơi. + Bước 5: Tổ chức cho HS tiến hành chơi 3 lần. Tuyên bố kết quả sau mỗi lần chơi. + Bước 6: Nhận xét HS khi chơi, kết luận đội thắng cuộc có thể tạo các tình huống thưởng hoặc “phạt” cho cuộc chơi thêm sôi nổi. Tập luyện theo nhóm: Bản chất: Tập luyện theo nhóm là thành lập những nhóm nhỏ trong một lớp để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Sử dụng tinh thần học tập và ý thức cộng đồng để giải quyết công việc chung theo kế hoạch. Đối với môn Thể dục, tập luyện theo nhóm thường được sử dụng nhiều để HS có điều kiện vận động nhiều, bộc lộ ý kiến, tăng khả năng hợp tác và năng lực làm việc cá nhân. Quy trình + Bước 1: Nêu nhiệm vụ, nội dung tập luyện, yêu cầu thực hiện cho các nhóm. + Bước 2: Chia nhóm. + Bước 3: Đặt tên nhóm, cử nhóm trưởng, phân công việc cho các thành viên, vị trí nhóm. + Bước 4: Triển khai các nhóm về vị trí tập luyện. + Bước 5: Nhận xét bổ sung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc toàn bài. Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc công việc. Ưu điểm: Tiến hành cùng một thời gian được nhiều nội dung học tập hoặc HS được tập nhiều cùng một nội dung. Cho phép cá nhân biểu thị ý kiến cá nhân. Tạo điều kiện cho HS học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Giúp HS tăng khả năng biểu đạt trước đám đông. Khuyến khích HS tâp luyện tích cực. GV có nhiều thời gian quan sát, sửa lỗi sai kĩ thuật và nắm được khả năng của từng HS. Hạn chế: Những HS chưa tự giác học tập có cơ hội trốn tránh nhiệm vụ tập luyện, ỷ lại vào các bạn. Chất lượng làm việc theo nhóm phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị của HS (không phải lúc nào HS cũng chuẩn bị tốt). Có thể dẫn đến tranh luận, mất trật tự. Mục tiêu bài học có thể trở nên không rõ ràng. Một số lưu ý: Các mục tiêu nêu ra cần rõ ràng và giao nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm. Cần khuyến khích HS tham gia với thái độ đúng đắn. Động viên, khích lệ các HS cùng tham gia. GV cần có kinh nghiệm, kĩ năng điều hành DH theo nhóm. Tóm tắt các kết qủa làm việc của nhóm, nhận xét xác đáng, không chung chung, trên tinh thần khích lệ HS là chính. Ví dụ: Tập luyện theo nhóm có quay vòng: Đội hình đội ngũ + Bước 1: Ôn tập các động tác: Tập hợp hàng dọc,dóng hàng, điểm số. Học đổi chân khi đi đều sai nhịp. + Bước 2: GV chia lớp thành hai nhóm. + Bước 3: GV phân công: nhóm 1 do GV điều khiển học đổi chân khi đi đều sai nhịp, nhóm 2 do cán sự điều khiển tập sau đó đổi ngược lại. + Bước 4: GV triển khai hai nhóm về vị trí tập luyện trong năm phút: Nhóm 1 do GV điều khiển học đổi chân khi đi đều sai nhịp, nhóm 2 do cán sự chỉ huy ôn tập nội dung: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Sau đó nhóm 2 do GV điều khiển học đổi chân khi đi đều sai nhịp, nhóm 1 do cán sự chỉ huy ôn tập nội dung: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. + Bước 5: Sau khi 2 nhóm tập luyện, GV nhận xét bổ sung và tổng kết đối với từng nội dung hoặc toàn bài. Biểu dương nhóm hoặc cá nhân tập tốt. Tập luyện theo nhóm không quay vòng: Ví dụ: Bài thể dục phát triển chung lớp 6. + Bước 1: Nhiệm vụ: Ôn các động tác vươn thở và tay. Học các động tác ngực và chân. + Bước 2: Sau khi GV dạy HS cả lớp học động tác ngực và động tác chân, GV chia lớp thành 4 nhóm tập luyện. + Bước 3: Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng trực tiếp điều khiển nhóm mình tập luyện. + Bước 4: GV cho các nhóm về vị trí tập luyện. Gv quan sát các nhóm, sửa cách chỉ huy cho nhóm trưởng hoặc sửa cho những HS tập chưa đúng. + Bước 5: GV tập trung lớp nhận xét và bổ sung đối với từng nội dung. Biểu dương nhóm hoàn thành xuất sắc công việc. KẾT LUẬN Kết luận: Qua “Vận dụng các phương pháp dạy học môn thể dục ở lớp 6 theo định hướng đổi mới” chúng ta thấy rằng dù áp dụng bất kì phương pháp nào đi chăng nữa, thì đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó. Nhưng để đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người GV cần thực hiện một số yêu cầu cụ thể như sau: Trong môn thể dục, đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới PP tổ chức lên lớp .Tổ chức lên lớp một cách khoa học, hợp lí sẽ giúp cho HS được tập luyện nhiều hơn, hứng thú hơn, tránh được những hoạt động vô ích, mất thời gian. Trong giảng giải, hướng dẫn. GV cần chọn vị trí thích hợp, tránh di chuyển đội hình nhiều ảnh hưởng đến thời gian học tập của HS. Để bồi dưỡng kiến thức, GV cần chủ động dẫn dắt HS học tập theo PP đã chuẩn bị trong giáo án, đưa ra những câu hỏi, nêu vấn đề theo mạch nội dung. Các nội dung, kế hoạch giờ lên lớp được sắp xếp như thế nào? Bài tập khởi động, bổ trợ đã phục vụ cho bài tập chính chưa? Có thích hợp với từng loại bài tập không (học bài mới, ôn bài cũ, bài kiểm tra đánh giá). Thời gian dành cho mỗi nội dung như thế nào? Gv phải dự kiến những sai sót về kĩ thuật của HS trong quá trình tập luyện và cách sửa chữa. Áp dụng các đội hình tập luyện nào? Dự kiến các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình lên lớp. Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình lên lớp, bồi dưỡng hứng thú cho HS khi tham gia học môn học này, giúp các em phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Sử dụng các PP và hình thức tổ chức DH một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ HS, thời lượng DH và các điều kiện DH cụ thể của trường, địa phương. Việc tự đánh giá và đánh giá sẽ giúp HS mạnh dạn, tự tin, nắm vững kiến thức, hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất vận động. Bên cạnh đó đối với các em HS cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo động tác, tập luyện để phát triển thể chất toàn diện, tham gia tích cực các hoạt động thể thao trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn đối với môn học, đam mê, yêu thích tập luyện TDTT. Kiến nghị - đề xuất: Phòng giáo dục, nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên được tập huấn các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, chế độ sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học đầy đủ hơn. Với thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu rộng nên còn nhiều khiếm khuyết, rất mong Ban giám hiệu cùng quí đồng nghiệp góp ý bổ sung để những PP này áp dụng đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Đề tài năm sau: Một số phương pháp giảng dạy đá cầu cho học sinh lớp 6 DUYỆT CỦA BGH Tân Phước Hưng, ngày 12/ 11/ 2009 Người thực hiện Nguyễn Thiện Thừa

File đính kèm:

  • docSKKN TD.doc