Trong nhà trường THCS, môn GDCD có vị trí quan trọng. Nó là một bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị đạo đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân lực cho đất nước.
Nó trang bị cho học sinh những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân,với mọi người, với công việc và môi trường sống.
Bước đầu hình thành cho các em những khái niệm đạo đức, pháp luật theo quan điểm mới ( Quan điểm Cộng sản chủ nghĩa ) và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Giáo dục đạo đức, pháp luật góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, đạo dức tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo dức pháp luật đúng đắn. Nó trang bị cho học sinh phương pháp tư duy linh hoạt, khoa học, luôn có suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đòi hỏi người giáo viên phải giải quyết tình huống thật khéo léo để tiết dạy đạt kết quả tốt. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm, chưa biết sử dụng hệ thống câu hỏi nên tiết dạy kết quả chưa cao, giáo viên phải làm việc nhiều mà học sinh hiểu bài chưa kỹ và sâu.
Năm đầu dạy đạo đức, pháp luật tôi thường đưa những tranh ảnh,bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các em quan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận. Do đó những hình ảnh, số liệu đó ít có tác dụng đối với các em.
Ví dụ: năm 2000, khi dạy bài 11: “Bảo vệ đường giao thông và đi đường đúng pháp luật” ( Sách GDCD 8 cũ), khi giảng về nội dung kiến thức: Lợi ích của các công trình giao thông, tôi cho học sinh xem rất nhiều các hình vẽ biển báo giao thông, tôi cứ giới thiệu hết cái này đến cái khác, tôi miêu tả đặc điểm của từng loại biển báo. Đến cuối tiét học tôi nêu bài tập:
+ Em hãy vẽ hai hình biển báo: đường cấm và cấm đi ngược chiều.Và cho biết đặc điểm, lợi ích của biển báo là gì?
Hầu hết các em đều lúng túng khi vẽ và trả lời, có tới hơn 50% học sinh không vẽ được hai biển báo đó, không nắm được đặc điểm và lợi ích của nó là gì.
Từ thất bại ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và được bạn bè, đồng nghiệp đóng góp ý kiến tôi đã tìm ra cách khắc phục đó là: Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên vừa phải làm cho học sinh chú ý theo dõi các phương tiện đồ dùng trực quan vừa phải động viên học sinh tích cực hoạt động nhận thức. Để làm được việc đó khi sử dụng bất cứ loại đồ dùng nào, hình thức trực quan gì tôi đều chuẩn bị một hệ thống câu hỏi hợp lý, sát với từng đối tượng học sinh để các em vừa được quan sát, vừa được suy nghĩ tìm hiểu nội dung bài học thông qua các phương tiện đồ dùng trực quan.
Ví dụ khi dạy bài “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông” cũng nội dung kiến thức tuơng tự như thế, từ khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng đồ dùng trực quan tôi đã chuẩn bị một hệ thống câu hỏi để các em vừa quan sát vừa tìm hiểu, rút ra nội dung kiến thức cơ bản. Tiết dạy ấy tôi đã thành công. Các em rất sôi nổi hào hứng khi học tập, nắm bài vững và chắc. Cụ thể là khi cho học sinh tìm hiểu về hệ thống báo hiệu đường bộ, tìm hiểu về biển báo giao thông tôi đã chọn và sử dụng mỗi loại biển báo chỉ giới thiệu với các em từ 1- 3 hình vẽ thông dụng nhất mà các em thường gặp khi tham gia giao thông. Khi giới thiệu từng loại biển báo tôi yêu cầu các em quan sát, thảo luận và rút ra nhận xét về đặc điểm của mỗi loại biển báo đó bằng các câu hỏi như sau:
+ Biển báo cấm có đặc điểm gì?
+ Biển báo nguy hiểm có đặc điểm như thế nào?
+ Biển hiệu lệnh có đặc điểm thế nào?
+ Biển chỉ dẫn có đặc điểm ra sao?
+ Những biển báo ấy dùng để làm gì?
Với những câu hỏi ấy các em rất hào hứng, sôi nổi tranh luận,rút ra nhận xét về đặc điểm của từng loại biển báo. Đồng thời các em cũng hiểu rõ ý nghĩa của các biển báo đó là: Nhằm báo trước hoặc chỉ ra những điều cần chú ý khi đi đường, đảm bảo cho giao thông được an toàn và thông suốt.
Từ đó các em có ý thức chấp hành tốt các qui định của pháp luật để bảo vệ các công trình giao thông như: Không nghịch ngợm làm hỏng, xê dịch, làm sai lệch các cọc tiêu, biển báoKhi đi đường các biết nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Tương tự như vậy khi dạy bài 7: “ Tích cực tham gia các hoạt động chính trị – xã hội” ( GDCD 8 ), khi cho học sinh tìm hiểu nội dung thứ nhất: Thế nào là hoạt động chính trị – xã hội? Tôi cho HS xem những hình ảnh về các hoạt động chính trị – xã hội như:
Sau đó tôi nêu câu hỏi để các em thảo luận như :
Quan sát các hình ảnh trên và cho biết:
+ Hoạt động của các nhân vật trong ảnh?
+ Những hoạt động đó nhằm mục đích gì?
+ Những hoạt động trên có ý nghĩa , tác dụng gì?
+ Những hoạt động đó do ai tổ chức?
+ Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
+ Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội?
Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng. Qua quan sát tranh, ảnh các em đã hiểu được:
- Hoạt động chính trị – xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội, hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo bảo vệ môi trường;
- Có 3 loại hình ( lĩnh vực ) hoạt động chính tri – xã hội:
+ Hoạt động xây dựng và bảo vệ nhà nước.
+ Hoạt động từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường TN- XH.
+ Hoạt đông trông các tổ chức chíng trị, đoàn thể.
ý nghĩa, lợi ích của các hoạt động chính trị –xã hội:
+ Đem lại niềm vui, sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất cho người khác.
+ Góp phần thiết lập mối quan hệ lành mạnh giữa người với người.
+ Góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Là điều kiện, thời cơ để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển nhân cách, năng lực và đóng góp trí tuệ, công sức vào công việc chung của xã hội.
Qua đó các em thấy được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính trị – xã hội. Các em tích cực tham gia vào các hoạt động do liên Đội, Đoàn và nhà trường tổ chức.
II. Kết quả thực hiện:
Bảng so sánh kết quả học tập:
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2003-2004
15%
27%
53%
4%
1%
2004-2005
20%
34%
43%
3%
0
2005-2006
30%
45%
23%
2%
0
2006-2007
34%
50,7%
14,3%
1%
0
2007-2008
48%
37,2%
14,2%
0,6%
0
2008-2009
56,9%
30,5%
12,2%
0,4%
0
Qua bảng so sánh kết quả học tập trong 6 năm học và với tất cả những việc làm trên, tôi thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy pháp luật đã đem lại kết quả tốt đẹp trong dạy và học pháp luật. Hiệu quả giờ dạy được nâng cao rõ rệt. Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu pháp luật. Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững. Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp khoảng 90%. Các em yêu thích và say mê bộ môn khoảng 70% trở lên. Tỉ lệ học sinh đạt yêu cầu từ 98% trở lên ( có lớp đạt 100%). Trong đó số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng. Các giờ dạy pháp luật của tôi có sử dụng đồ dùng trực quan được Sở, Phòng, Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp dự đều đánh giá xếp loại tốt. Việc sử dụng đồ dùng trực quan được đánh giá là có hiệu quả.
c. Phần thứ ba:
I/ Những bài học kinh nghiệm:
Trải qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau đây:
Muốn giờ dạy pháp luật đạt hiệu quả cao, có sức thuyết phục, lôi cuốn học sinh phải sử dụng đồ dùng trực quan. Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Để sử dụng tốt đồ dùng trực quan giáo viên phải hiểu rõ nội dung, yêu cầu của tiết dạy. Phải biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, trọng tâm, hiểu và biết tường tận những chi tiết cần thiết trong mỗi đồ dùng trực quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó.
Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo việc thực hiện đúng với nội dung SGK, vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh mà có sự khai thác hợp lý khác nhau.
Phải coi đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần. Khi sử dụng giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để các em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày, giới thiệu. Học sinh có thể nhận xét, đánh giá về nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết.
Sử dụng đồ dùng trực quan là quan trọng nhưng không được lạm dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và so sánh. Chỉ khi nào học sinh được tư duy trên cơ sở quan sát phương tiện, đồ dùng trực quan thì lúc đó mới được coi là tiết dạy thành công.
Muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan người giáo viên dạy pháp luật còn phải thường xuyên đọc báo, tìm hiểu những thông tin trên mạng Internet, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức thời sự mới nhất, chính xác nhất để đưa vào bài giảng.
II. Những kiến nghị - đề nghị
Để đảm bảo cho việc dạy và học môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một số kiến nghị với Sở GD - ĐT Hà Nội, Phòng GD- ĐT huyện Mê Linh cùng Ban giám hiệu nhà trường THCS Thanh Lâm B như sau:
+ Sở và Phòng giáo dục hãy quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại, các văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo có liên quan đén bộ môn để chúng tôi có thêm tư liệu sủ dụng khi lên lớp.
+ Sở và Phòng giáo dục cần có hướng dẫn thống nhất và cụ thể cho những tiết thực hành để chúng tôi tiến hành dạy các tiết đó được thuận lợi hơn.
+ Nên tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên về việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong soạn giảng như: Soạn giáo án điện tử, sử dụng phần mềm dạy học trên máy vi tính.
+ Nhà trường hãy quan tâm hơn nữa cho việc bổ sung và sắp đặt một cách hợp lý các phòng học chức năng để giáo viên sử dụng được thuận tiện. Đặc biệt nhà trường cần bổ sung tài liệu tham khảo cho bộ môn như: các văn bản pháp luật, tranh ảnh, bản đồ... Thư viện nhà trường cần đáp ứng hơn nữa nhu cầu về sách bài tập tình huống GDCD 6,7, 8, 9 cho học sinh. Thư viện nên bổ sung một số các văn bản pháp luật như: Hiến pháp 1992; Luật phòng cháy, chữa cháy; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phòng chống ma tuý; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Luật giao thông đường bộ: Pháp lệnh Phòng, chống HIV/ AIDS; Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
Trên đây là những kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật của tôi. Những kinh nghiệm này mới chỉ là bước đầu chắc chắn sẽ có nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn! Thanh Lâm ngày 28 tháng 3 năm 2009.
Người viết
Nguyễn Quốc Việt
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem nam 2009 mon Giao duc cong dandatt giai nhi thanh pho Ha Noi.doc