Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu bố cục hình khối và bố cục màu sắc trong tranh hiện đại- Áp dụng vào giờ dạy mĩ thuật ở cấp THCS

Như chúng ta đã biết mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật đem lại niềm vui cho con người. Đồng thời mĩ thuật giúp cho con người tạo ra cái đẹp theo ý thích của mình trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Chính nghệ thuật giúp cho con người hiểu biết về nguồn gốc dân tộc, về nền văn minh ở các giai đoạn khác nhau thì sẽ có nền văn minh, văn hoá, nền nghệ thuật khác nhau ở một đất nước hay toàn cầu.

Trong cuộc sống ngày nay thì nghệ thuật đã làm cho xã hội Việt Nam ngày một đổi mới tiến đến nền văn hoá, văn minh cao. Chính vì vậy còn phụ thuộc vào việc đào tạo những con người có ích cho xã hội. Đặc biệt là cấp tiểu học, THCS nơi đặt nền móng đầu tiên cho mọi thế hệ, là tương lai của một đất nước. Vì vậy phải hoàn thiện con người cả về: Đức - Trí - Thể - Mĩ.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu bố cục hình khối và bố cục màu sắc trong tranh hiện đại- Áp dụng vào giờ dạy mĩ thuật ở cấp THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ thuộc vào đường tầm mắt. Ví dụ: Bức tranh “ Đóng thuế nông nghiệp ” của Tạ Thúc Bình. Chúng ta thấy các nhân vật ở xa nhỏ dần và mờ dần. Đây là bức tranh rất rõ nét theo bố cục phối cảnh IV. Phương pháp bố cục tranh đơn giản: a. Chọn nội dung tranh: Trước tiên muốn diễn tả một vấn đề cụ thể nào ta cần phải chọn nội dung và chủ đề gì? Có rất nhiều chủ đề như : Nông nghiệp, công nghiệp, hội hè, vui chơi... Ví dụ: Chọn chủ đề nông nghiệp thì rất rộng như: Chăn nuôi, trồng trọt, cấy hái... Từ những lựa chọn một chủ đề thích hợp với ý định xây dựng của mình để khai thác nội dung chủ đề đó. b. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục: Nếu ta vẽ về nông nghiệp thì ta phải đi lấy kí hoạ các dáng như: Tát nước, cấy... Khi đã có được các dáng rồi ta có thể dùng các tình tiết trong bối cảnh xung quanh cây cối, trời, gà vịt ... góp phần tạo cho bố cục chặt chẽ. Bên cạnh đó phải biết các hoạt động đó diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào để từ đó xây dựng tác phẩm. c. Lựa chọn hình thức bố cục: Sau khi đã đủ tư liệu xây dựng một bức tranh có nội dung, chủ đề cụ thể. Trước tiên ta cần xác định hình thức, thể loại bố cụcgì, cách sắp xếp nhân vật ở trọng tâm được đặt ở vị trí nào ? gồm mấy nhân vật tất cả, phải sắp xếp theo mảng chính phụ làm sao để tạo nên một thể thống nhất và hợp lý, sao cho các mảng không bị lặp lại, dàn đều. Rồi từ đó ta chọn hình thức bố cục, kiểu bố cục hình tam giác hay hình tròn, phối cảnh sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề định vẽ và có bố cục chặt chẽ sinh động uyển chuyển giữa các mảng màu và hình tượng nhân vật. d. Phương pháp thể hiện: Dựa vào phác thảo đen trắng và phác thảo màu nhỏ, để thể hiện bài là công việc không thể thiếu được khi thể hiện bố cục tranh. Khi lên màu phải trung thành với các mảng sáng tối, đậm nhạt của phác thảo chứ không cần thiết phải pha thật đúng màu các hình tượng ngoài thực tế. Khi vẽ cần so sánh tương quan, đậm nhạt của phác thảo, các diện các hình với nhau và bối cảnh không gian và chủ đề nằm trong gam màu chủ đạo nào đó phù hợp với nội dung chủ đề. Ví dụ: Vẽ về thu hoạch lúa thì màu vàng là chủ đạo, vẽ về hội hè thì màu đỏ , hồng làm chủ đạo... Làm được như vậy thì tạo cho tác phẩm của mình đạt kết quả cao cuốn hút người xem tranh. V. Các điều cần tránh khi vẽ tranh bố cục: Không để các hình mảng có tỷ lệ bị dồn nén chật chội hoặc hình vẽ chính trong tranh quá to làm phá vỡ sự hài hoà trong toàn bộ bức tranh và ngược lại. Không chéo góc, chia đôi bức tranh theo chiều ngang hay chiều dọc gây cảm giác mất sự chặt chẽ và rời rạc không hợp lý. Không dùng nhưng chi tiết không hợp lý gây rườm rà cũng như cắt ngang một góc người, cắt cây cối hoặc nhà cửa thành nhiều đoạn, mẩu vụn gây cảm giác hụt hẫng, khó chịu. Nếu bức tranh không gian trong tối mà sử dụng màu sắc quá nóng thì mảng màu đó bị dựng lên và bật ra phía ngoai theo góc nhìn. Không vẽ từng chỗ một rồi mới vẽ chỗ khác. * Tóm lại: Trên đây là toàn bộ những khái quát cơ bản về phân môn vẽ bố cục.ở đây tôi muốn nêu lên các hình thức về bố cục màu sắc và hình khối để sâu sắc hơn tôi nêu các bước và hình thức bố cục cho dù chưa bao gồm được hết song phần lớn giúp cho tôi và đông nghiệp của tôi sau này đi giảng dạy môn mĩ thuật ở cấp học tiểu học và THCS không bị thiếu hụt, hay sai sót về lý luận cơ bản của phân môn bố cục. Vì muốn làm được điều gì thì phải xuất phát từ thực tiễn. Cũng như trong nghệ thuật hội hoạ có rất nhiều trường phái hoạ sĩ với nhiều phong cách riêng tạo ra cho mình những độc đáo riêng trong tác phẩm xong đều phải xuất phát từ nguồn gốc cơ bản. Chính vì lí do đó nên trong phần đầu của nội dung này tôi đã làm như vậy. Phần c: áp dụng bố cục vào phân môn vẽ tranh ở cấp THCS I. Cách dạy vẽ tranh ở trường THCS: Trong thời kì thông tin đại chúng hiện nay hầu hết các em học sinh đều được tiếp xúc với mĩ thuật. Cụ thể các em đã được xem các thể loại khác nhau qua thông tin, truyền hình, sách báo... Hay những chuyến tham quan du lịch các bảo tàng, triển lãm tranh. Các em đã biết đến các tác phẩm lớn của hoạ sĩ tên tuổi trong nước và trên thế giới qua các thời kì của sự phát triển nghệ thuật hội hoạ. Từ đó các em đã có sự hiểu biết ít nhiều về thể loại tranh bố cục. Để các em thêm vững vàng, tự tin trong học tập môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng, có những thẩm mĩ sâu sắc khác nhau về nét độc đáo của nghệ thuật và sự phong phú của bố cục, đường nét và màu sắc có được sự rung cảm, lắng đọng - trong lòng của mỗi các em. Để làm được một bài vẽ tranh cơ bản thì trước tiên các em phải được trang bị một kiến thức nhất định nào đó về mĩ thuật. Đặc biệt là phải hiểu sâu hơn về tranh bố cục để vẽ tranh. Vậy vấn đề đặt ra đối với việc giảng dạy phân môn vẽ tranh ở cấp THCS làgì? Trước tiên ngoài kiến thức cơ bản cần có, người giáo viên còn phải có những phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc cung cấp hiểu biết cho các em về văn hoá dân tộc, giáo dục các em về tình yêu quê hương, yêu con người, yêu lao động, để từ đó các em có thể vẽ được những hình ảnh mà mình có ấn tượng nhất vào bức tranh của mình đạt kết quả cao nhất. Qua tranh bố cục khi các em đã hiểu biết về màu sắc, đường nét, bố cục giúp các em thấy được cách sắp xếp bố cục trong tranh và cách vẽ màu. Giúp các em từ cách chưa biết chuyển màu, chưa biết xác định gam màu nhưng khi học được về bố cục, học về màu sắc thì các em biết đặt bố cục và vẽ màu theo một gam màu mà mình thích. Cách vẽ của các em được hướng theo cách vẽ ước lệ, tưởng tượng là chủ yếu và vẽ theo tình cảm của mình là chính. Hình ảnh có thể méo mó nhưng màu sắc rất đẹp và tình cảm. Qua đây còn giúp các em mạnh dạn trong bước tạo hình, sắp xếp bố cục theo các mảng và tô màu làm nổi bật được hình ảnh chính, trọng tâm bài vẽ của mình. Chính vì xuất phát từ óc thẩm mĩ của các em ngay từ đầu giáo viên phải nắm vững được cơ bản về bố cục để từ đó có phương pháp giảng dạy vẽ tranh cho các em nhanh hiểu nắm bắt được nội dung bài mình vẽ để các em bắt tay vào vẽ bài của mình nhanh phát huy sự tư duy sáng tạo của các em giúp các em có bài vẽ đạt kết quả cao. Ví dụ: Một giờ vẽ tranh: “ Cảnh quê hương mình ” người giáo viên phải hướng dẫn các em tập trung suy nghĩ những sự quan sát của mình vào một phong cảnh gì đó ở quê hương như: Cảnh ngày mùa thì có những ai đang làm gì? Dáng như thế nào? màu sắc như thế nào? Hay cảnh bạn bè đang chăn trâu thì cái gì là chính? Ngoài ra còn vẽ cái gì cho bức tranh thêm sinh động?. Người giáo viên phải hướng dẫn kĩ từng bước về một bài vẽ tranh đặt nhiều câu hỏi với các em tự tư duy trả lời theo cảm nhận của mình. Không gò ép hay bắt các em vẽ theo ý của giáo viên. Học sinh vẽ rất nhanh rất đẹp đó chính là cái hay cái đẹp gây được hứng thú cho giáo viên dạy mĩ thuật. Sản phẩm mà người giáo viên Mĩ thuật muốn tạo ra là các em học sinh yêu thích say sưa vẽ và những tác phẩm của các em đẹp, sinh động đạt kết quả cao nhất. Phần d: Kết luận chung Nghệ thuật hội hoạ là một loại hình nghệ thuật sử dụng đường nét, bố cục, màu sắc, ánh sáng... để ghi lại và biểu hiện tình cảm, tư tưởng của người vẽ và thế giới xung quanh tạo thành các tác phẩm mĩ thuật. Cuộc sống xung quanh ta luôn có nhịp điệu. Nghệ thuật muốn có tác động tới tâm hồn, tình cảm của con người thì nghệ thuật phải bắt cho được nhịp điệu của cuộc sống. Nói đến cái đẹp trong tranh chính là nói tới giá trị nghệ thuật mà nói tới giá trị nghệ thuật thì không thể không nói tới vai trò của ngôn ngữ mà ngôn ngữ trong nghệ thuật chính là bố cục, màu sắc và đường nét. Khi đi sâu vào bố cục màu sắc và hình khối trong tranh áp dụng vào dạy Mĩ thuật ở cấp THCS tôi đã suy nghĩ nhiều về nghệ thuật bố cục và sự phát triển cao của nó, sự đóng góp cho nghệ thuật bố cục có biết bao hoạ sĩ tài năng trên thế giới đã làm cho nghệ thuật bố cục thêm phong phú. Mỗi hoạ sĩ hay tác phẩm đều có phong cách và vẻ đẹp riêng, có cách thể hiện về đường nét, màu sắc, bố cục. Cách gửi gắm tâm hồn của tác giả vào tranh lại ở những góc độ khác nhau nhưng tất cả các yếu tố ấy lại hoà quện vào nhau mang đến cho người xem sự thích thú, ấn tượng, sâu sắc. Một bức tranh đẹp thì điều quan trọng nhất góp phần vào sự thành công của bức tranh không gì khác ngoài bố cục và màu sắc trong tranh. Mỗi người học vẽ hay là một hoạ sĩ tất cả đều giỏi, đêu biết song cái quan trọng nhất và đưa người hoạ sĩ lên tầm cao thì người hoạ sĩ đó phải biết về bố cục và tranh của ông phải có bố cục đẹp màu sắc phải trong sáng. Đối với học sinh việc vận dụng kiến thức từ bố cục cơ bản vào vẽ tranh không phải là dễ cho nên giáo viên phải hướng dẫn từ từ đưa những câu hỏi gợi mở để bước đầu cho các em thấy được quy luật về bố cục hướng các em vào trọng tâm, nắm bắt nhanh về chủ đề, nội các em bắt tay vào vẽ đạt hiệu quả cao. Nói thì dễ, làm thì khó.Trong khả năng có hạn của tôi, tôi chỉ dám làm trong phạm vi hẹp, tôi chưa đề cập đến bố cục một cách tổng quát hơn. Nghĩa là bố cục trong cả không gian ba chiều như: Điêu khắc, kiến trúc và sự bố cục trong nhiều khuôn hình khác nhau. Trên đây là những bài học kinh nghiệm mà tôi được học tập và rèn luyện trong ba năm học về chuyên ngành Mĩ thuật và sáu năm trực tiếp giảng dạy môn mĩ thuật ở bậc tiểu học và THCS và qua sự nghiên cứu của mình chắc rằng còn rất nhiều điều thiếu xót mong các đồng chí lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến và sửa chữa. Mong nhận được lượng thông tin và ý kiến phản hồi để chấn chỉnh sự suy nghĩ và phân tích của mình để đề tài nghiên cứu trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Mục lục Tên tiêu đề Trang Phần A: Những vấn đề chung Lí do chọn đề tài Mục đích của đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần B: Nội dung Đôi nét về bố cục Bố cục hình khối và bố cục màu sắc trong tranh Các hình thức bố cục thông thường Phương pháp bố cục tranh đơn giản Các điều cần tránh khi vẽ tranh bố cục Phần C: áp dụng vào giảng dạy Cách dạy vẽ tranh ở cấp THCS Phần D: Kết luận chung 01 01 01 02 02 03 03 03 05 06 07 08 08 10

File đính kèm:

  • docKKKIN.doc
Giáo án liên quan