Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng việc dạy tập đọc ở trường tiểu học và một số biện pháp rèn đọc cho học sinh

Thực trạng việc dạy tập đọc ở trường tiểu học và một số biện pháp rèn đọc cho học sinh.

I. Đặt vấn đề: "Đọc thông viết thạo".

Trở thành quán ngữ cho tuổi học sinh Tiểu học. Đã học điều đầu tiên là phải đọc thông, tức là đọc đúng, đọc hiểu- viết thạo tức là viết đúng chính tả, mẫu chữ, đủ, đúng ý, câu.

Giáo dục trong giai đoạn hiện đại coi trọng môn Tiếng Việt đặc biệt là "rèn kỹ năng phát triển lời nói". "Dạy ngôn bản nói và viết ở bậc Tiểu học" qua chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. Vì nó phản ánh đúng thực tế việc giảng dạy Tiếng Việt ở trường học với mục đích cơ bản là thực hành giao tiếp. Cần hiểu một cách đầy đủ, thì từ việc dạy viết cho từng con chữ cho đến viết trọn một bài văn đều nhằm vào mục đích giao tiếp viết chữ xấu hay đẹp, viết văn hay dở đều có ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp. Vì thế việc dạy đọc và viết ở bậc tiểu học lại càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng việc dạy tập đọc ở trường tiểu học và một số biện pháp rèn đọc cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Ngược lại nếu không viết được thì không hiểu đúng- sai, cảm thụ được hay hoặc dở và có quá trình giao tiếp kém. Tuy nhiên việc dạy đọc (tập đọc ), viết(tập viết,Chính tả) ở bậc tiểu học hiện nay còn có những hạn chế và thiếu sót nhất định ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập của học sinh .Vì thế tôi mạnh dạn nêu một số biện pháp cụ thể .Phạm vi bài viết việc dạy học tập đọc và rèn đọc ở trường tiểu học Trung Đô. II. Thực trạng đọc ở trường tiểu học 1. Thực tế ở trường học sinh phát âm sai lỗi theo khu vực, giáo viên chưa khéo léo tổ chức để tất cả học sinh đều làm việc .Qua dự giờ tôi thấy giáo viên giảng giải nhiều về các từ khó, về nội dung, ý nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc hoặc là phân bố thời gian không hợp lí ,một số học sinh không chú ý nghe giảng, nên khi bạn đọc không nghe vì thế lúc cần đọc tiếp hoặc nhận xét bạn đọc các em thường lúng túng và thường không đáp ứng được yêu cầu của giáo viên . Trong bài tập đọc có một số từ khó: khó về mặt ngữ nghĩa hoặc khó về cách đọc.Việc giảng từ khó luyện đọc, từ khó cần được đặt ra trong quá trình luyện đọc. Khi được đặt trong văn cảnh, trong môi trường ngôn ngữ học sinh dễ đọc, dễ hiểu các từ khó đó thế mà một số giáo viên lại tách việc giảng từ khó luyện đọc và các từ khó thành môt mục riêng và tiến hành mục này sau khi đã đọc xong bài . - Giáo viên chưa sử dụng có hiệu quả nhiều cách đọc, chưa rèn luyện cho học sinh đọc những câu văn dài, đọc phân vai, đọc diễn cảm. - Giáo viên chưa thực sự hiểu hết cái đẹp, cái hay trong bài thơ, bài văn để truyền thụ cho học sinh . - Học sinh đọc ngắt nghỉ tuỳ tiện, không lấy hơi để đọc câu văn dài . Tóm lại: Hoạt động đọc có nhiều mục đích, đọc sao để người nghe : + Nắm được chủ đề, cốt chuyện. + Hiểu được nghĩa và ý ( ý1, ý2) + Biết được thái độ của tác giả. + Bộc lộ được thế giới nội tâm của mình Thực tế ở trường, một số giáo viên và học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu đó. 2.Khảo sát thực tế : Qua kiểm tra thực tế ở 5 khối lớp với yêu cầu trung bình đọc đúng, đọc rõ ràng . Chưa yêu cầu đọc diễn cảm, đọc sáng tạo vào thời gian 5/10 của năm học, với kết quả cụ thể: Phần đọc văn. Lớp Số lượng Đọc khá tốt Đọc TB Đọc yếu Vừa đọc vừa đánh vần 1B 10 em 1 3 3 3 2B 10 em 1 4 3 2 3B 10 em 2 4 3 1 4B 10 em 3 2 3 2 5B 10 em 5 3 2 0 b) Phần đọc thơ. Lớp Số lượng Đọc khá tốt Đọc TB Đọc yếu Vừa đọc vừa đánh vần 1B 10 em 2 2 3 3 2B 10 em 2 5 2 1 3B 10 em 3 4 3 0 4B 10 em 5 3 2 0 5B 10 em 5 4 1 0 III. Nguyên nhân: + Giáo viên chưa tự rèn luyện, nghiên cứu để nâng cao năng lực chuyên môn đặc biệt là kiến thức Tiếng Việt. + Giáo viên chưa sử dụng hiệu quả nhiều cách đọc Thí dụ : Đọc thầm (bằng mắt hoặc mấp máy môi) đọc cá nhân, đọc nối tiếp, đọc phân vai -Không hướng dẫn học sinh đọc theo thể loại: văn, thơ-thơ 5-7 chữ, thơ 6-8, văn kể, văn hội thoại, văn sinh hoạtgiáo viên mới chú ý đến đọc đúng câu, ngắt nghỉ đúng chỗ, chưa chú ý đọc hay, đọc diễn cảm.Vì thế các lớp đầu cấp đọc diễn cảm chiếm tỉ lệ thấp. - Chưa luyện đọc cho học sinh những câu văn dài . Thí dụ: Bài Đoàn tàu thống nhất (TV3 Tập 2, tr77). Giáo viên đọc mẫu chưa hay, chưa diễn cảm, còn ảnh hưởng tiếng địa phương (khu vực) âm lượng nặng chưa truyền cảm, dẫn đến học sinh đọc cũng đậm nét địa phương, không phân biệt âm cuối "đao tai"- đau tai, hoặc một số tiếng, từ: trong - trông sao - sau nghĩ - nghị sửa chữa - sửa chựa Khi soạn bài giáo viên không tập (định hướng ) chia thời gian cho hợp lí với bài giảngvà chưa nắm vững thứ tự các bước lên lớp nên đã tách phần giảng từ khó và đọc từ khó thành một bước. Để khắc phục những thiếu sót này giáo viên phải xác định mục đích của giờ học là luyện đọc kết hợp với giảng từ, giảng ýcho học sinh. Thông qua giờ tập đọc để học sinh cảm thụ ý văn hay hình ảnh đẹp do tác giả viết nên mà giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, học sinh hiểu chủ động tiếp thu một cách thú vị và tích cực, thoải mái, khám phá nhiều điều mới mẻ. Một số biện pháp : - Khi dạy các bài tập đọc cụ thể ở các lớp cụ thể, giáo viên đọc kĩ bài để đặt nhiều câu hỏi gợi mở, sát đối tượng học sinh lớp dạy, tránh giảng giải triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong lúc học sinh đọc còn yếu. - Tập trung hơn vào việc rèn đọc những câu văn dài - đoạn văn của bài đọc, sửa cách đọc cho học sinh tận tình chu đáo, quan tâm đến tư thế đọc, khoảng cách từ mắt đến sách 30-35cm. - Cần chú ý đến các lớp đầu cấp (lớp 1-2) học sinh đọc củng cố âm vần, vần khó, tiếng khó trong khi học sinh đọc. Giáo viên chú ý những em đọc yếu kết hợp khi dạy các bộ môn khác, giáo viên lưu ý đến cách phát âm rõ, chính xác, trả lời gãy gọn . Giáo viên cần quyết tâm dứt điểm tình trạng học sinh không đọc được sau 3-4 tuần đầu lớp 2. -Tiến đến chấm dứt đọc ê a đồng thời có nhiều biện pháp hướng dẫn kiểm tra việc đọc thầm của từng cá nhân, chú ý rèn đọc cho học sinh trong cả giờ học thuộc, hướng dẫn các em đọc nhẩm, đọc thầm, học thuộc trên cơ sở nắm chắc mặt chữ (tránh thuộc vẹt, thuộc truyền khẩu) giáo viên giúp học sinh cách ghi nhớ cho chóng thuộc . - Đối với học sinh lớp 3, 4, 5 giáo viên có thể tổ chức thi đọc đúng, đọc rõ mạch lạc, đọc hay, đọc diễn cảm. Đọc theo thể loại văn, thơ, hội thoại, đối thoại, (phân vai) - Đọc tiếp sức, đọc để tìm hiểu từ ngữ, câu theo dấu ngắt. Đoạn văn hay cần đọc theo trường độ, cao độ, hạ giọng để cảm thụ. ở lớp 3: Bài: Mùa xuân xinh đẹp đã về (tập viết 3 tập 2). (Tô Hoài) Bài thơ: Tình quân dân (Hoàng Trung Thông) Lên thăm nhà Bác (Hằng Phương) Đọc đối thoại, phân vai bài: Các em nhỏ và cụ già (V.A.XU.Khôm-Lin-Xki) ở lớp 4: thi đọc thơ 5 tiếng qua bài: Ngày khai trường (Bùi Vợi) Mẹ vắng nhà ngày bão (Đặng Hiển) Thi đọc thơ lục bát bài : Nghe thầy đọc thơ (Trần Đăng Khoa) Mẹ (Bằng Việt) Thi đọc bài văn với câu văn dài với nội dung tả cảnh sinh hoạt trong bài : Buổi sáng ở Hòn Gai ( Thi Sảnh) Trên công trường khai thác than (Trần Nhuận Minh) ở lớp 5:Thi đọc bài: Anh về cùng mùa hoa (Tạ Hữu Yên) Cây vũ sữa trong vườn bác (Quốc Tấn) Thi đọc văn bài: Đêm trăng hành quân về đồng bằng (Khuất Quang Thuỵ) Người thợ rèn (Ê-Nim-Dô-La) Qua cuộc thi giáo viên còn nêu ra những câu hỏi về nội dung, nghệ thuật, cách viết văn mà nhà thơ, nhà văn thể hiện . - Khuyến khích học sinh mạnh dạn, hứng thú trong việc diễn đạt ý nghĩ cá nhân (bằng cách cho điểm tuyên dương kịp thời khi học sinh trả lời câu hỏi hoặc nhận xét bạn đọc, bạn trả lời) Đặc biệt chú ý rèn sửa cách diễn đạt khi học sinh trả lời câu hỏi sao cho thành câu rõ ý, tiến tới biết dùng câu trong sáng, mạch lạc, có hình ảnh, tránh kiểu trả lời "cộc lốc", "vuốt đuôi" thiếu ý. - Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa giúp học sinh tìm hiểu bài đọc và rèn luyện ngôn ngữ .Tuy nhiên tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể, câu hỏi cần được giáo viên xem xét kĩ sao cho sát hợp, tránh "máy móc". Trường hợp cần thiết giáo viên có thể sửa lại, soát đối tượng hoặc thậm chí có thể bớt đi nếu tình hình lớp dạy còn nhiều em đọc yếu, ít có điều kiện đọc bài văn . -Thông qua việc rèn đọc cho học sinh đọc tốt, đọc diễn cảm bài tập đọc , học thuộc lòng, giáo viên hướng dẫn học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của bài văn là một yêu cầu quan trọng .Có những bài văn, bài thơ được cảm nhận bằng trực giác, nhiều khi rất khó nói ra bằng lời vì vậy giáo viên tránh đặt ra nhiều câu hỏi và gặng hỏi quá nhiều đối với học sinh ở lớp 2,3 giúp các em tiếp thu bài văn một cách tự nhiên hứng thú để từ đó nâng cao năng lực cảm thụ của trẻ . - Để đạt một giờ giảng tốt, học sinh nắm vững bài đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung , yêu cầu của bài học từ đó tìm hiểu thêm tài liệu, số liệu thực tế để liên hệ vào bài giảng một cách hài hoà gây ấn tượng đẹp cho học sinh . - Thông qua bài soạn giáo viên phải phân chia thời gian, bố cục bài dạy một cách hợp lí tránh quá nhấn mạnh phần này mà giảm nhẹ phần kia.(Mặc dầu bài soạn được phép soạn bổ sung) nếu giáo án còn ghi được cả dự kiến các đối tượng học sinh đọc từng đoạn, từng câu, có sữa chữa thì càng tốt . Người giáo viên luôn mang trong mình những suy nghĩ tìm hiểu, ghi chép tích luỹ những ý thơ, áng văn hay hoặc là những cảnh đẹp mà đâu đó các nhà thơ, nhà văn đã diễn tả thông qua lối viết văn tả cảnh, kể chuyện, tường thuật Một số kết quả bước đầu: Từ những nguyên nhân và lí do ở trên, tôi suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để giáo viên vận dụng, thể nghiệm vào những bài dạy, bài học kết quả đã được nâng lên, Cụ thể ở các lớp đầu cấp (lớp 1-2)số học sinh đọc đúng , rõ chính xác tiếng từ nhiều hơn.Vào thời điểm tháng 4/2004. Lớp Số lượng Xuất sắc Đọc khá tốt Đọc TB Đọc yếu ê a ngắc ngứ 1B 10 em 10% 70% 18% 2% 0 2B 10 em 15% 70% 13% 2% 0 ở lớp 3,4,5 qua cuộc thi đọc thơ, đọc văn và hiểu nội dung bài thì số học sinh đọc diễn cảm và hiểu nội dung bài tương đối khá. Lớp Số lượng Xuất sắc Đọc khá tốt Đọc TB Đọc yếu ê a ngắc ngứ 3B 10 em 20% 60% 18% 2% 0 4B 10 em 18% 56% 22% 4% 0 5B 10 em 22% 69% 8% 1% 0 Trên đây là những tài liệu có thực đã thể hiện trên 5 khối lớp, kết quả đã được nâng lên. Tóm lại: Chất lượng đọc diễn cảm của học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Dễ nhận thấy rằng khi giáo viên đọc diễn cảm tốt, có phương pháp giảng dạy sát đối tượng thì lớp học có nhiều em đọc diễn cảm tốt. Để đọc mẫu tốt, giáo viên phải rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kĩ thuật đọc lẫn năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kĩ bài văn để cảm thụ sâu sắc, tinh tế sẽ tìm được cách đọc hấp dẫn và ngược lại cứ thử đọc to lên bài văn, bài thơ nhiều lần cũng giúp ta cảm thụ tốt hơn. Dĩ nhiên khi lên lớp còn nhiều tình huống sư phạm mới mẻ cần được xử lí mà bản thân người giáo viên không thể chủ động được, giáo viên lên lớp giống như nghệ sĩ tài ba trên sân khấu . Trên đây là những biện pháp mà trường chúng tôi đã vận dụng để có kết quả ở trên. Mong bạn đọc, đồng chí, đồng nghiệp góp ý chân thành giúp cho bản kinh nghiệm này hoàn chỉnh hơn./.

File đính kèm:

  • docSang kien KNRat hay.doc