Nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI – thế kỉ của khoa học kĩ thuật, của sự tiến bộ và phát triển. Đất nước VN cũng đang chuyển mình ngày càng mạnh mẽ để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho chúng ta cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Để phát huy sức mạnh truyền thống và tiềm năng của đất nước, con người VN, để VN tiến nhanh tiến mạnh trên con đường phát triển xã hội, việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ có trí thức, có năng lực, lý tưởng trở thành nhiệm vụ cấp thiết của xã hội. Nhận thức được yêu cầu đó, Đảng ta rất coi trọng công tác giáo dục, coi “ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân”. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, năm bắt công tác giáo dục ở các trường phô thông là việc làm thường xuyên và cần thiết, nhất là đối với người giáo viên – những ng trực tiếp tham gia và góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Xuất phát từ yêu cầu đó, hằng năm trường ĐHSP Thái Nguyên tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 đi kiến tập sư phạm để bước đầu vạn dụng kiến thức lý thuyết giáo dục vào thực tế, học hỏi những ng đi trước để tích lũy kinh nghiệm về công tác giáo dục cho bản thân. Vì thế, khi nhận được nhiệm vụ tại trường THCS Túc Duyên, tập thể Toán – Tin K43 chúng tôi mặc dù chỉ trong thời gian 3 tuần ngắn ngủi đã nghiêm túc và tích cực học hỏi với tinh thần trách nhiệm cao. Qua đó, bản thân tôi đã không những thu được những kinh nghiệm thực tế quý báu mà còn được thực hành phương pháp nghiên cứu khoa học về TLGD khi thực hiện đề tài: “ Thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên,Thái Nguyên”.
Đề tài được hoàn thành với sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy Trần Văn Sơn – Giảng viên khoa tâm lý giáo dục trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Nhâm Thị Chung giáo viên giảng dạy môn toán lớp 6A2 cùng toàn thể các em học sinh trong lớp 6A2.
Xuất phát từ hoạt động học tập thực tế của trường nói chung và của lớp 6A2 nói riêng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này. Mặc dù việc nghiên cứu đã hoàn thành nhưng đây là bài viết đầu tay và với vốn kinh nghiệm ít ỏi nên không tránh khỏi những thiếu sót tôi mong được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Thực trạng hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 6A2 trường THCS Túc Duyên,Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề và dặn HS về nhà làm nhưng các em vẫn không làm.
+ Các em học mà không hiểu, khi nêu các quy tắc là ghi ra dược công thức, nhưng các em đọc được lí thuyết mà ghi công thức không được.
+ HS chưa được sự quan tâm từ phía gia đình, gia dình không nhắc nhở HS trước khi vào lớp là làm bài tập, nhưng qua kiểm tra thì ngày nào các em yếu kém điều vẫn không làm bài tâp.
+ Chưa nắm vững kiến thức nên việc vân dụng vào tính toán, giải toán găp nhiều khó khăn.
+ Vì những kiến thức chỉ được học một lần trên lớp nên HS khó mà nắm vững, gây ảnh hưởng đến các kiến thức sau.
+ Các lớp dưới ,1,2,3,4 các em đã bị mất căn bản nên khó mà học tốt các lớp sau.
+ Do hoàn cảnh gia đình như: Gia dình không hạnh phúc, ly hônLàm cho các em thiếu tự tin, chán ngán học hành, mà học toán dòi hỏi các em phải tư duy và suy luận.
+ Các em còn có thái độ trong chờ vào GV, hay vào lớp mượn bài chép của bạn là xong, không cần phải suy nghĩ.
+Không xác định đuợc mục đích của mình là học để làm gì để cần có sự cố gắng.
+ Kiến thức của các em chưa khắc sâu vì khí lên lớp các em hiểu bài,về nhà làm bài tập thì làm không được quên cách đổi, giải toán.
+ Vì khi đã thực hiện truy bài đầu giờ hằng ngày, nhắc lại thường xuyến các quý tắc, công thức, cũng như các cách tính của từng bài tập, nhưng do ý thức của từng HS, một số HS hiểu bài thì làm bài tốt, một số HS đọc vẫn đọc nhưng khi làm bài thì không được, sai rất nhiều mà sai chủ yếu là cách đổi đơn vị, cách tính tỉ số phần trăm, giải toán về chu vi, thể tích
+ Các em đọc đề nhầm hoặc không kỉ, dẫn đến kết quả sai.
+ Do hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em luôn bị lôi cuốn vào chúng nên các em bị chi phối, thời gian học ít, chơi nhiều, dẫn đến kết quả yếu kém.
- Đối với GV:
+ Nội dung phương pháp chưa thật sự thu hút và lôi cuốn HS vào việc học toán.
+ Phương pháp học không thích hợp.
+ Không có phương tiện dạy học hay tổ chức ở trường chưa phù hợp với từng đối tượng HS.
+ Thời gian không đảm bảo viễc truyền thụ và rèn kĩ năng cho HS.
+ GV ôm làm hết và HS chỉ biết chép là xong.
+ GV chưa chú ý đến HS yếu và chưa bao quát HS.
+ Cách thức hướng dẫn của GV chưa kỉ lắm, nặng về cách giải nên HS không cần suy nghĩ, tìm tòi cách giải nên khó mà giải bằng năng lực thật sự của mình.
+ Chưa thật sự quan tâm sâu sát đến HS yếu.
+ Thời gian trên lớp quá ngắn nên không chú ý nhiều đến HS.
+ GV chứa phối hợp tốt đối với gia đình và nha trường tróng việc kèm và hướngdẩn HS kém toán.
+ Dạy quá nhiều phân môn nến không có thời gian để hướng củng như ôn luyện thường xuyên cho HS.
+ Chưa có biện pháp cụ thể đối với từng HS.
+ Chưa tạo ra nhiều tình huống học tập để giúp đở HS học tốt môn Toán hơn.
+ Chưa tác động kịp thời đến từng HS, để hạn chế khả năng học kém toán
3. Ý kiến đề xuất
Trên cơ sở các nguyên nhân thì có những đề xuất trên cơ sở lí luận như sau:
1. Đối với HS kém Toán cần bồi dưỡng thêm kiến thức một cách có hệ thống, GV cần quan tâm hướng dẫn thật sát đối với HS, tạo điều kiện cho các em có động lực học tập đúng đắn, khuyến khích các em cố gắng học hiểu và vận dụng các nguyên tắc vào bài tập một cách hợp lí và chính xác. Không để cho HS học mà không hiểu (cũng như học thuộc lòng mà không vận dụng). GV cần hướng dẫn cách tự học, lí thuyết và cách học như sau:
+ Về cách học: Cần phân chia thời gian một cách hợp lý giữa các môn học, mỗi ngày học 3 đến 4 tiếng, mỗi tiếng nghĩ 15 phút thư giãn, đối với các bài tập khó, bài tập làm thêm, thì cố gắng làm, giải cho xong, không được ngại và sợ, tạo sự lười biếngNhư vậy các em khó mà học tốt được, gia đình cần nhắc nhở và khuyên nhủ các em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
+ Về cách học: Học phải hiểu chớ không học thuộc lòng, máy móc, chỉ hiểu trên lớp còn về nhà thì đã quên mất, làm hạn chế suy nghĩ của HS, đọc đề mà không hiểu, cũng như các em làm biếng suy nghĩ, nghĩ mà không hiểu, làm cho việc học cứ thong thả, từ từ ai học thì cứ học, các em chỉ lo chơi , không tạo ra một cách học tích cực, tự mình tìm hiểu các bài tập, tạo thói quen sợ, ngại, làm bài tập khó vì theo ý nghĩ quá khó của các em nên các em không bao giờ vượt qua sự trở ngại.Cho nên GV và gia đình nên cần động viên HS cố gắng hết sức mình trong quá trình học tập của mình.
2. Thời gian lên lớp là quá ít, cần có thời gian học môn toán như: Dạy thêm,dạy kèm HS yếu, tăng lượng bài tập cho HS, Đối với HS giỏi thì bồi dưỡng nâng cao, cho thêm các bài tập khó hơn để đáng giá khả năng học tâp của HS. Từ đó sẽ có biện pháp bồi dưỡng từng HS trong lớp, dối với HS yếu GV cần:
+ Hướng dẫn bài tập một cách cận kẽ
+ Ra các bài tập cho HS yếu kém giải để cải thiện việc học tập của các em.
+ Cần phối hợp với gia đình và nhà trường cho gia đình và nhà trường quan tâm hơn đến việc học hành của các em, cũng như kèm và nhắc nhở làm bài tập, hướng dẫn và chỉ bảo phát hiện kịp thời những kiến thức mà HS bị hỏng.
+ GV cần cho HS giỏi theo dõi hoặc kèm HS kém toán để các em có thể kiểm tra lại mức độ kiến thức cũng như sự tiến bộ của HS, cần tạo đôi bạn thân thiện cùng nhau học tâp để HS có sự tự tin trong việc học toán.
+ Lợi dụng 15 phút truy bài đầu giờ để kèm HS yếu, Gv chó bài tập lên bảng gọi HS kém toán lên bảng làm bài, GV cần hướng dẫn tận tình nếu làm đúng thì tuyên dương, làm sai thì động viên các em cố gắng lần sau.
+ Luôn động viên khuyến khích sự tiến bộ, cố gắng của HS cho dù là nhỏ nhất.
+ Tạo sự thân thiện giữa GV và HS để các em có động cơ học tập đúng đắn.
+ GV luôn theo dõi và quan tâm nhiều đến HS để từng bước uốn nắn, hỗ trợ kiến thức cho các em để các em tự tin trước bạn.
+ GV cần tổ chức các hình thức đa dạng như học nhóm, bồi dưỡng nhau học tập để HS yếu có thể hòa nhập và tâp thể, tạo sự phấn đấu vươn lên.
3. GV cần bồi dưỡng động cơ tạo hứng thú trong quá trình học toán, vì động cơ và hứng thú là rất quan trọng tùy thuộc vào mỗi GV có cách thức và phương pháp khác nhau, nhưng dạy để đạt hiệu quả là tạo ra động lực trong học tập, để các em có thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt hơn và hiểu bài nhanh hơn.
4. GV cần tìm hiểu các nguyên nhân vì sao mà HS lại học kém toán, có phải bắt nguồn từ gia đình, hay ý thức của các em chưa đúng, lười biếng, cẩu thảhay còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Tùy thuộc các nguyên nhân mà cần có biện pháp thích hợp đối với từng HS rồi mới bồi dưỡng HS được.
+Vì những nguyên nhân do hoàn cảnh: GV cần tìm hiểu gia đình, trau đổi với gia đình về việc học tập của con em, nếu như gia đình càng không để ý quan tâm thì với tư cách là GV chủ nhiệm thì cần chú ý nhiều hơn nữa đối với HS yếu kém, vấn đề gia đình có rất nhiều khía cạnh nhưng ở đây chỉ nêu lên một vấn đề nhỏ.
+ Vì chưa có ý thức học tập đúng đắn: Lứa tuổi các em còn lo ham chơi nhiều. Vì vậy GV cần uốn nắn từ từ, đặt kỉ luật ngay từ đầu, dần dần sẽ tạo ra nề nếp học tập tốt, trong lớp học thấy các bạn học giỏi nếu mình không cố gắng thì các bạn sẽ chê cười, và thua về mặt thành tích.
+ Về lười biếng: Trị bệnh lười biếng bằng cách mỗi ngày giao 1 đến 2 bài tập cho HS làm, GV nhớ kiểm tra và hướng dẫn cho HS, nếu Hs không hoàn thành thì sẽ phạt, hoặc cho làm bài tập tăng gấp đôi, làm nhiều lần như vậy HS sẽ sợ mà phải nghe theo lời của GV mà hoàn thành bài.
+ Về cẩu thả: HS tiểu học là có tính ẩu làm rồi chẳng xem lại bài đôi lúc làm sai do tính không cẩn thận khi làm bài tập. Nếu HS cứ như vậy hoài thì GV nhắc nhở hoặc trừ điểm HS.
5. Việc GV phát hiện HS yếu kém hoặc không hiểu về những kiến thức nào thì GV cần phải có phương pháp, hình thức sao cho việc dạy học đạt hiệu quả như việc tính toán HS không biết cách đổi m3, dm3 thì Gv cần giải thích cách đổi, trực tiếp hướng dẫn, chẳng hạn như giải toán có lời văn HS không tìm ra cách giải thì GV phải hướng dẫn từ từ. Đầu tiên là cho HS đọc đề va yêu cầu HS xác định đề là đề bài đã cho ta cái gì? yêu cầu tính gì? Mà cái ta cần tính đã có chưa?, nếu chưa có thì ta đi tìm và tiến hành tính, hướng dẫn từng bước cho HS hiểu chớ không thiên về giải để Hs tự phát hiện và tìm cách lí luận cho bài giải của mình. Từ đó sẽ hình thành thói quen tự tìm hiểu đề, xác định đề của HS và tự mình giải đề toán.
Qua đợt thực tập sư phạm 1 tại trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên tôi đã thực sự học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu từ các thầy cô đi trước về công tác giáo dục, quản lí học sinh. Đặc biệt qua việc tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã được thực trạng học tập của các em. Mặc dù chỉ nghiên cứu trong phạm vi 3 môn toán – văn – anh của học sinh lớp giảng dạy nhưng tôi đã thấy được cái nhìn thực tế về hứng thú học tập của các em. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những biện pháp nâng cao hứng thú học tập cho các em. Song điều quan trọng và ý nghĩa hơn cả là qua dịp này tôi càng hiểu và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của ng giáo viên trong sự nghiệp trồng người. Để hoàn thành được trách nhiệm của mình, người giáo viên không chỉ cần có năng lực sư phạm, kiến thức phong phú, sâu sắc mà đòi hỏi phải có tình thương, lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với nghề nghiệp. Đặc biệt phải cho các em thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập từ đó có các hình thức và biện pháp giúp các em đạt kết quả học tập tốt hơn.
“ Một kĩ sư tồi có thể làm hỏng một công trình, một bác sĩ tồi có thể giết chết một bệnh nhân nhưng một giáo viên tồi có thể hủy hoại cả một thế hệ”. Chính vì trách nhiệm nặng nề và cao cả đó, người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ và hoàn thiện nhân cách bản thân. Bài học đó tôi càng ý thức được sâu sắc hơn khi kết thúc đợt thực tập sư phạm 1 và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo về công tác chủ nhiệm trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
[2] Báo cáo của ban giám hiệu trường THCS Túc Duyên, Thái Nguyên.
[3] Giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm ( Khoa tâm lý giáo dục – ĐHSP Thái Nguyên)
[4] Giáo trình giáo dục học phần II (Khoa tâm lý giáo dục – ĐHSP Thái Nguyên)
[5] Học bạ học sinh lớp 6A2
[6] Sổ chủ nhiệm lớp 6A2
Giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy môn toán: Cô Nhâm Thị Chung
[7] Sổ điểm lớp 6A2
[8] www.tailieu.vn
File đính kèm:
- SKKN TAO HUNG THU HOC TOAN.doc