Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt & một số biện pháp bồi dưỡng cho học sinh

Đặt vấn đề:

 Để dạy tốt, học tốt môn tiếng việt ở tiểu học ( tập đọc, chính tả, từ ngữ ngữ pháp ) đã khó, còn bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt ở tiểu học để có kết quả cao thì lại càng khó hơn. Làm sao để số học sinh dự bồi dưỡng học sinh giỏi nắm vững nội dung, chương trình học ở bậc tiểu học là một việc làm hết sức khó khăn của người giáo viên.

 Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình tiếng việt ở tiểu học dạy tốt môn này không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện cho các em học tốt các phân môn từ ngữ, ngữ pháp, tiếng việt, chính tả, tập làm văn. có đọc tốt thì mới hiểu nội dung yêu cầu hoặc cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài văn bài thơ và hiểu rõ ý nghĩa giao tiếp học tập được cách viết văn của tác giả .

 

doc15 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng việt & một số biện pháp bồi dưỡng cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó yêu cầu của đề bằng cách hỏi tại sao? 2) Khi dạy các bài ngữ pháp: a) Khi dạy phân môn ngữ pháp người giáo viên phải cung cấp cho học sinh giỏi sáu mạch kiến thức cơ bản đó là: *) Khái niệm câu: câu đơn bình thường và câu đặc biệt, câu có đủ chủ ngữ vị ngữ và câu rút gọn.. *) Thành phần câu( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ....) *) Phân loại câu theo cấu tạo *) Phân loại theo mục đích nói ( câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm) *) Dấu câu ( chấm, phẩy, dấu ngoặc kép, ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu cảm...) *) Từ loại: danh từ, động từ, tính từ b) Khi dạy bồi dưỡng cho học sinh, giáo viên có thể yêu cầu cao hơn bằng nhiều cách: - Chữa lỗi câu sai: Ví dụ : Hãychữa lại mỗi câu sai sau bằng 2 cách khác nhau( chỉ được thay đổi nhiều nhất 2 từ ở mỗi câu) + Vì sóng to nên thuyền không bị đắm. + Tuy Minh đau chân nhưng bạn vẫn phải nghỉ học. - Thêm vị ngữ: Ví dụ : Điền vào chỗ trống của các dòng sau những từ ngữ thích hợp để tạo thành các câu miêu tả cảnh vật ở vùng cao. Đã sang tháng Tám, vùng cao ... trời ... . những dãy núi dài ... .nước.... đàn bò... con vàng, con đen. Đàn dê ..... Nương ngô .... Nương lúa ... -Đảo ý vẫn giữ nguyên nội dung thông báo. Thí dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà - Cho sẵn đường rang giới hoặc không cho sẵn đường ranh giới Thí dụ : + Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. + Cờ bay đỏ những mái nhà, đỏ những cành cây, đỏ những góc phố. -Xác định chức vụ ngữ pháp của từ và cụm từ trong câu: Thí dụ : Tìm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, danh từ trong câu: Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm. c) Sau khi giáo viên cung cấp kiến thức cơ bản vốn ngữ pháp cho học sinh, khi ra đề thi giáo viên cần tăng độ khó cho học sinh bằng cách : - Nêu ý nghĩa của dấu trong câu - Giải thích vì sao lại phải như vậy ? Thí dụ : Vì sao nghĩa của quả trong quả ổi, quả cam, quả bưởi lại khác so với quả trong quả tim, quả đồi, quả đất. - Em hãy chỉ ra những từ dùng sai trong các câu sau, phân tích nguyên nhân và chữa lại cho đúng. Thí dụ : + Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý. + Bạn Hùng chạy bon bon . 3).Khi dạy cho học sinh phần cảm thụ văn học: * Qua mỗi bài văn, mỗi bài thơ thông qua giờ tập đọc người giáo viên cần phải chỉ ra tín hiệu nghệ thuật để học sinh nhận ra cái hay cái đẹp trong mỗi bài học. Thí dụ: Khi dạy bài " Quê hương" - Đỗ Trung Quân Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cảm nhận được ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào ? " cánh diều biếc"" con đò nhỏ là những kỉ niệm in đậm dấu ấn của tuổi thơ đẹp, thú vị trên quê hương với những âm thanh nhẹ nhàng êm đềm mà lắng đọng. Có thể những sự vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó với con người và trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên. Nghĩ về quê hương như vậy chứng tỏ tình cảm của nhà thơ đối với quê thật đẹp đẽ và sâu sắc. Hay bài " Tre Việt Nam "- Nguyễn Duy. Tác giả đã dùng các điệp từ : Qua đi, mai sau Có dụng ý tre Việt Nam sẽ tồn tại mãi mãi cũng như dân tộc Việt nam. Những phẩm chất truyền thống tốt đẹp sẽ được nối tiếp như tre già măng mọc. * Cũng thông qua bài tập đọc giáo viên hướng dẫn cách dùng các biện pháp tu từ của tác giả để thể hiện sự đặc sắc, độc đáo trong lối viết văn, thơ của mình mà người đọc càng yêu quý hơn. Thí dụ : Bài " Rừng mơ" Tác giả dùng từ quả vàng chíu chít: chíu chít gợi lên quả rất nhiều sai xúm xít với nhau. Mơ chín nhiều như sao trên trời quây quần vừa nêu được số lượng nhiều vô kể của rừng mơ vừa làm cho rừng mơ sinh động hẳn lên. Nghe khát vị mơ chua- Nếu thay từ khát bằng từ "thèm" thì câu thơ không còn hay nữa. Thí dụ : Bài " cây dừa" - Trần ĐăngKhoa - tiếng việt 2 Dùng phép nhân hoá được thể hiện trong các từ: Bàn tay đón gió, gật đầu gọi trăng. Các từ ngữ này có tác dụng vật vô tri là cây dừa cũng có những biểu hiện tình cảm như con người. Dừa cũng mở rộng vòng tay đón gió cũng gật đầu mời gọi trăng lên. Qua cách nói nhân hoá, cảnh vật trở nên sống động có hồn và có sức gợi cảm, gợi tả. - Phép so sánh được thể hiện trong các từ ngữ: quả dưa ( giống như) đàn lợn con. Tàu dừa ( giống như ) chiếc lược cách so sánh ở đây khá bất ngờ, thú vị thể hiện sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Cách so sánh này cũng có tac sdụng làm cho cảnh vật trở nên sống đọng có đường nét hình khối. Có sức gợi tả, gợi cảm cao. * Qua mỗi bài thơ, bài văn hay mà tác giả đã dùng nhiều hình ảnh đẹp, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách cắt nghĩa các hình ảnh thơ, văn. Thí dụ: bài Luỹ Tre- Nguyễn Công Dương " Luỹ tre cong gọng vó kéo mặt trời lên cao" Các sự vật: ngọn tre- gọng vó- mặt trời vốn dĩ không liên quan đến nhau, nhưng qua liên tưởng, tưởng tượng của tác giả thể hiện trên hai dòng thơ trên, các sự vật này dường này như có sự liên hệ với nhau: ngọn tre cong cong như cái gọng vó, cái gọng vó lai đang kéo mặt trời lên cao. Cảnh vật như hoà quyện với nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ. * Khi dạy bồi dưỡng giáo viên ra đề kiểm tra cảm thụ tổng thể Thí dụ: vườn nhà- Tố Hữu " Hiên trong xanh, mát bóng râm đơn sơ cây ổi ngậm ngùi đơm hoa quả to nấp dưới lá già để say thu bỗng và ra ngọc ngào" Hãy nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào? 4) Hướng dẫn học sinh học viết văn Để viết những bài văn hay(theo từng thể loại: kể chyện, viết thư, tường thuật, tả cảnh...) người giáo viên cần phải tích luỹ nhiều bài văn hay hoặc mình phải viết nhiều bài, nhiều lần theo một chủ đề nhất định sau đó thông qua giờ tập làm văn giáo viên cần gọi nhiều học sinh trao đổi bài làm của mình, để học sinh mạnh dạn và nêu ý kiến cá nhân để giáo viên và bạn góp ý sữa chữa. - Sau khi nghe bài đọc của bạn, các em tự tìm lấy các lỗi mà bạn bị vấp. ( thường viết khô khan, liệt kê1 kiểu tư duycủa học sinh là rời rạc khôn có quan hệ với nhau, chỉ thuần tuý giới thiệu các bộ phậncủa khuôn mặ( văn tả người) chứ không có cảm xúc) Từ đó hướng dẫn cho học sinh cách dùng từ thay từcho hợp lý cho hay -Hướng dẫn cho học sinh cách dùng dấu chấm, phẩy hoặc thay từ sửa vế câu cho hợp lý. Thí dụ: trong 2 vết thương của anh bộ đội, một vết thương trên thân thể anh, còn vết thương kia ở trên chiến trường( nếu như vạy là thiếunhất quán- nên chữa lại anh bộ đội bị 2 vết thương: một vết thương ở cánh tay, một vết thương ở bắp đùi hoặc anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở Đèo Khế, một vết thương ở Điện Biên Phủ. - Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách dùng lớp từ- tính thái từ để chuyển đổi cảm xúc. Thí dụ: ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao - Hướng dẫn cho học sinh cách khôi phục cách viết văn hay Thí dụ: tìm từ dùng sai trong từng câu sau và sửa lại cho đúng và hay: a) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ b) Một không khí nhộn nhịp bao phủ thành phố - Giáo viên cần dành một thời gian nhất định để học sinh thực hành viết nháp, thực hành việc cụ thể. Có thực hành cụ thể học sinh dễ thâm nhập để viết văn và các em có thể viết nháp được vài lần thì mới chải chuốt được thành văn. - Khi ra đề tập làm văn giáo viên cần tổng hợp nhiều dạng đề: +) Đề ra theo thể loại có nâng cao. +) Đề cho nội dung bố cục cho trước. +) Đề theo lối văn tự sự. +) Đề theo lời kể của nhân vật- hay của mình nhập vai nhân vật. -Người giáo viên luôn mang trong mình những suy nghĩ tìm hiểu, ghi chép tích luỹ những ý thơ áng văn hay hoặc là những ảnh đẹp mà đâu đó các nhà thơ, nhà văn đã diễn tả thông qua lối viết văn tả cảnh, kể chuyện, tường thuật. V) một số kết quả bước đầu: Từ những lý do nêu trên tôi băn khoăn suy nghĩ tìm ra một số biện pháp để giáo viên vận dụng, thể nghiệm vào những bài dạy, bài học cụ thể . Kết quả đã được nâng lên như sau: Năm học Tổng số lớp khối 5 Số học sinh giỏi tỉnh trên số học sinh dự thi Trong đó Tỉ lệ so với số học sinh đi thi Tỉ lệ so với học sinh khối 5 toàn trường Nhất Nhì Ba 03 - 04 7 lớp 260 học sinh 30/45 0 2 6 66% 12% 04 - 05 7 lớp 255 học sinh 52/55 1 1 13 94,5% 20.3% Trên đây là những số liệu có thực đã thể hiện qua kết quả thi học sinh giỏi tỉnh 2 năm qua. Tóm lại: sau một thời gian suy nghĩ vì sao chất lượng dạy học thấp, kết quả thi học sinh giỏi hàng năm không cao, chỉ đạt tỉ lệ 8->10% trên học sinh toàn khối. Khi chưa áp dụng kinh nghiệm này, học sinh còn nhiều sai sót khi làm bài: một số em nắm phần từ ngữ-ngữ pháp không vững, 1 số thì phần cảm thụ còn hạn chế hoặc một số em hành văn còn lủng củng thiếu từ, không thể hiện được nội tâm bài viết của mình- sau khi vận dụng kinh nghiệm này vào thực tế giảng dạy cho học sinh khối 5 của trường, tôi nhận thấy các em có kỹ năng xác định cấu tạo từ, câu, thành phần câu, từ loại ...( trong phân môn ngữ pháp )biết sử dụng vốn từ vào các tiết làm văn viết . Có như thế các em mới áp dụng và học tốt bài thực hành, các em viết được những bài văn đúng yêu cầu đề và hay vớinhững câu gãy gọn, súc tích, giàu hình ảnh. Bằng những phương pháp trên không những giúp học sinh có kỹ năng học tốt phân môn từ ngữ-ngữ pháp mà còn giúp học sinh đọc hay, nói hay và viết văn hay. Về phía giáo viên nắm chắc phương pháp giảng dạy theo thành phần đổi mới giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức qua các phân môn và nắm được mạch kiến thức liên quan, có mối quan hệ hữu cơ giữa các bài học, môn học, biết phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và những nét riêng biệt đặc trưng cho mỗi đơn vị kiến thức. - Trên đây là toàn bộ nội dung, phương pháp và kết quả có được từ khi tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bằng các phương pháp dạy trên. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của đồng nghiệp, của những người đi trước để tôi có thể tổ chức các tiết dạy có hiệu quả cao hơn và có thể trao đổi những kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng việt nói chung và việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng có kết quả ngày càng cao.

File đính kèm:

  • docSKKN BD hoc sinh gioi.doc
Giáo án liên quan