PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang tràn ngập vào thị hiếu đọc, xem, nghe của thanh thiếu nhi một cách ồ ạt nên chiếm hết thời gian của chúng. Chính vì vậy, thói quen đọc sách nghiên cứu, học theo sách mất dần. Các em “sốt ruột” khi ngồi đọc một cuốn sách dày, nhiều chữ, thay vào đó là nghe, xem những ấn phẩm điện tử,hiện đại, nhanh tiếp thu.
Thành ngữ có câu “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường”. Làm thế nào để thu hút các em có thể đi muôn dăm đường ngay tại trường, ngay tại nhà là mong muốn của mỗi cán bộ làm cộng tác viên thư viện. Vì chỉ có đọc sách, học theo sách mới là yếu tố cơ bản giúp cho học sinh nâng cao trình độ, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Với cương vị là một giáo viên, một cộng tác viên của thư viện nhà trường trong nhiều năm qua tôi đẫ có một số biện pháp nhằm thu hút học sinh đến với thư viện nhà nhà ngày một đông đảo và hoạt động thư viện có chất lượng.
7 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Thư viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu, hiệu phó phụ trách thư viện , tổ thư viện đã xây dựng kế hoạch hoạt động thư viện cho cả năm học: Lên lịch phòng đọc cho từng khối lớp, nội dung đọc sách theo từng chủ để tháng.
Phối hợp với đoàn đội xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện học sinh , bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt động thư viện như : Bổ sung sách báo, trang trí, vệ sinh phòng đọc, thi kể chuyện.
Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm nhằm xây dựng nề nếp, ý thức tham gia tại thư viện, hướng dẫn học sinh tìm đọc sách, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu kể chuyện để bồi dưỡng.
Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh hoạt động thư viện : giao lưu với trường bạn, giao lưu trao đổi sách với thư viện thôn xóm, xã gần trường
Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng mối giao lưa luân chuyển sách giữa tủ sách gia đình với tủ sách nhà trường.
Công tác tuyên truyền – giới thiệu sách:
Mục đích:
Đây là hoạt động không thể thiếu được của thư viện nhà trường, nó ảnh hưởng lớn đến lượng học sinh đến với thư viện. Công tác tuyên truyền, giới thiệu giúp học sinh thích thú đến với thư viện và biết lựa chọn những cuốn sách bổ ích cho mình phục vụ việc tự học và học các môn học ở lớp.
Hình thức:
Giới thiệu tuyên truyền chủ yếu là tuyên truyền miệng. Phối hợp với giáo viên TPT vào các giờ chào cờ giới thiệu cuốn sách hay, cuốn truyện mới để kích thích học sinh tò mò đến đọc nhằm giới thiệu sách cho HS cả trường.
Hàng tuần, có sách mới, sách theo chủ đề lực lượng cán bộ thư viện của lớp (Khối 4, 5) sẽ giới thiệu để các bạn lớp mình có định hướng đọc sách theo chủ đề, đọc sách sao cho phù hợp với nội dung bài học trên lớp.
Giới thiệu tuyên truyền sách bằng hệ thống bảng tin, báo dán hình thức hấp dẫn.
Sưu tầm mẩu truyện, thơ ngắn, bài viết tạo thành tờ báo theo chủ đề tháng.
+ Tháng 10: Chủ đề “Thủ đô yêu dấu của em”.
+ Tháng 11: Chủ đề “Thầy cô kính mến”.
+ Tháng 12: Chủ đề “Sáng mãi gương chú bộ đội”.
Bảng tin câu đố: Câu đố ngắn gọn, có thể là tác giả, tác phẩm, về hình ảnh văn học giúp các em tìm đọc các tác phẩm, các sách có liên quan để giải đố.
Bản tin chuyên đề: Bản tin giới thiệu sách chuyên đề cho cả giáo viên và học sinh theo từng chuyên đề, từng tháng với chuyên đề cụ thể.
Công tác xây dựng tủ sách vàng:
Mục đích: Công tác nhằm bổ sung thường xuyên, liên tục các loại sách phục vụ nhu cầu đọc cho học sinh.
Hình thức:
Tham khảo, bổ sung bằng cách mua sách, báo, truyện của các nhà sách mới xuất bản.
Giao lưu, luân chuyển, đổi, mượn các loại truyện sách ở các thư viện kết nghĩa như: thư viện xã Yên Viên, thư viện thôn Kim Quan
Học sinh tham gia đóng góp sách, truyện của gia đình với hình thức “Mình đọc sách bạn, bạn đọc sách mình”.
Nhờ hình thức này mà số lượng truyện, sách được tăng rất nhiều cả về số lượng và chủng loại. Chính vì vậy cuốn hút được các em đến với thư viện. Nhiều cuốn sách cũ học sinh yêu thích như: Bột mì vĩnh cửu, Ông già Khottabit, Cuộc phiêu lưu của Mít đặc được các em đọc say sưa.
Công tác tổ chức các hoạt động phụ trợ:
Mục đích:
Tổ chức các hoạt động phụ trợ nhằm đẩy mạnh thu hút học sinh đến với phòng đọc.
Hình thức:
Tổ chức các hội thi: Thi kể chuyện theo sách, thi biểu diễn tiểu phẩm, thi đố vui tim hiểu
Việc tổ chức thi kể chuyện theo sách là hoạt động tổ chức hàng tháng. Thi kể chuyện theo chủ đề, chọn ra học sinh có khả năng kể chuyện hay hấp dẫn, phần thưởng là 1 tháng báo thiếu niên hay nhi đồng tuỳ vào đối tượng.
Qua cuộc thi những câu chuyện trong sách đã trở nên vô cùng sinh động, hấp dẫn cuốn hút các bạn tìm đọc.
Việc kể chuyện theo sách theo chủ đề tăng cường giáo dục truyền thống cho các em.
Ví dụ: Tháng 12 chủ đề: “Sáng mãi gương chú bộ đội” em Nhật Anh lớp 4C đã đạt giải nhất truyện “Anh hùng nhỏ tuổi diệt xe tăng” ngoài ra còn có các câu truyện: Ngọn đuốc sống Lê Văn Tám, anh hùng La Văn Cầu ...
Tổ chức thi biểu diễn tiểu phẩm: Việc biểu diễn tiểu phẩm đòi hỏi phải đầu tư cả về thời gian lẫn cơ sở vật chất nên thường tổ chức bào các đợt thi đua cao điểm như chào mừng 20/11, chào mừng ngày 22/12 ... Đội biểu diễn là đội tuyên truyền măng non của nhà trường được các thầy cô hướng dẫn, luyện tập.
Mừng ngày 20/11 có tiểu phẩm: Người mẹ hiền
Mừng ngày 22/12 có tiểu phẩm: Yết Kiêu đục thuyền giặc
Biểu diễn những diễn ca: hình ảnh các anh hùng liệt sỹ như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Pơkakôlôn, Nguyễn Bá Ngọc ...
Những câu chuyện của Tủ sách vàng của nhà xuất bản Kim Đồng đã được tái hiện một cách sinh động. Qua những hình ảnh đó giúp học sinh say sưa đọc nhằm hiểu hơn về tinh thần yêu nước của thiếu nhi Việt Nam.
Hoạt động thi giải đố vui được các em rất thích tham gia, hình thức này được tổ chức hàng tuần do lớp trực tuần, cán bộ thư viện điều hành. Câu đố từ những Quyển sách đố vui, từ những Kiến thức lịch sử, từ những tư liệu mà các em đọc được.
Hình thức phong phú: Giải đố, giải ô chữ, chơi quay số chọn câu hỏi ...
Tuần 9: Thi giải ô chữ chủ đề: Thầy cô kính mến
Có 6 hàng ngang à chọn 1 hàng dọc.
Hàng ngang số 1có 6 chữ cái:
Đây là nơi hàng ngày bạn tới để học tập (Lớp học)
Hàng ngang số 2 có 6 chữ cái:
Đây là hình ảnh đẹp, ý nghĩa gần gũi với các em trong lớp học (ảnh Bác)
Hàng ngang số 3 có
Đây là tên bài hát nói về hình ảnh thầy giáo có câu “.... tóc em vẫn còn xanh”. (Khi tóc thầy bạc)
Hàng ngang số 5 có 7 chữ cái:
Đây là bài hát nói về đồ vật các thầy cô dùng hàng ngày (Bụi phấn)
Hàng dọc: Ơn thầy.
Tuần 15: Quay chọn hoa trả lời câu hỏi về kiến thức y tế.
Quay hoa Xanh: Câu hỏi về nhóm phòng các bệnh cận thị.
Đỏ: Câu hỏi về nhóm phòng các bệnh mùa đông.
Vàng: Câu hỏi về nhóm phòng các bệnh sâu răng.
Tuần 20: Các câu hỏi về truyền thống dân tộc chuẩn bị Tết nguyên đán.
Các câu hỏi về các loài hoa trong dịp tết.
Các câu hỏi về món ăn dịp tết.
Các câu hỏi nên, không nên làm trong dịp tết.
Để trả lời được các câu hỏi, các em chăm đọc sách báo, nghe, xem các loại phương tiện, thông tin ... hiểu sâu hơn về các câu chuyện. Sự tích bánh trưng, bánh dầy, sự tích cây nên ngày tết, sách tập tục người Việt ...
Công tác tổ chức phục vụ bạn đọc.
Mục đích:
Đây là hoạt động giúp đỡ bạn đọc lựa sử dụng tài liệu thuận lợi. Công tác này dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa phục vụ thư viện và phục vụ thông tin tra cứu.
Hình thức – Nội dung:
Hướng dẫn HS lên thư viện:
Hướng dẫn sử dụng thư viện: giới thiệu cho HS về nội quy thư viện, yêu cầu khi đăng ký, mượn sách ....
Hướng dẫn chọn tài liệu: Hướng dẫn học sinh sử dụng bộ máy tra cứu của thư viện, thư mục chủ đề, thư mục giới thiệu sách mới....
Hướng dẫn cách tra cứu theo tên tác giả, khi biết qua về nội dung sách ...
Hướng dẫn HS cách đọc sách khoa học: Đọc có ghi chép, đọc có trọng tâm.
Tổ chức phục vụ học sinh đọc, mượn sách:
Tổ chức cho HS đọc tại chỗ vào các giờ ra chơi, giờ nghỉ trưa sau khi ăn cơm, giờ SHTT.
Cho cá nhân HS mượn sách, truyện, tài liệu về nhà. Việc làm này là hoạt động thường xuyên sau khi HS đọc sách ở thư viện. Nhưng để đảm bảo việc bảo quản sách cần phối hợp với cán bộ thư viện của lớp và giáo viên chủ nhiệm.
Cho HS mượn sách theo nhóm tổ, các lớp cho cán bộ thư viện quản lý, HS trong nhóm luân phiên đổi sách cho nhau sau đó cùng thảo luận các cuốn sách đã đọc.
Công tác phục vụ ở thư viện:
Mục đích:
Công tác đòi hỏi cán bộ thư viện làm việc thường xuyên nhằm cập nhật sách báo, xây dựng kế hoạch, sắp xếp sách báo khoa học, trang trí phòng đọc đẹp mắt, thúc đẩy HS đến với thư viện.
Hình thức:
Theo định kỳ, tổ thư viện phối hợp với tổ chuyên môn bổ sung sách, tài liệu phù hợp với chương trình học của từng khối.
Sách, truyện thiếu nhi, sách pháp luật, thường xuyên được bổ sung phù hợp với chương trình và yêu cầu nâng cao.
Thay đổi vị trí kệ sách, tủ sách, bàn đọc theo kỳ nhằm xây dựng khung cảnh mới cho HS.
Trang trí phòng đọc cho HS phù hợp với chủ đề, với mùa trong năm đảm bảo tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học.
Thường xuyên tu sửa, đóng góp, giữ gìn bảo quản sách, báo tránh rách nát, thất lạc sách.
Việc thư viện luôn đảm bảo được không gian yên tĩnh, đẹp mắt, thoáng mát cùng với thái độ ân cần của cô giáo phụ trách thư viện đã tạo ra một môi trường văn hoá để cho HS đến học tập.
Phần III
Kết luận – kiến nghị
Nhờ tổ chức tốt các hoạt động trên đây, thư viện trường Tiểu học Tiền Phong đã thu hút được học sinh tham gia sinh hoạt tại thư viện đạt kết quả cao. Một tuần có 17 tiết SHTT của 17 lớp, 100% học sinh lên thư viện. Ngoài ra HS đọc, tham gia mượn sách vào giờ ra chơi...
Lực lượng cán bộ thư viện:
HS 34 HS/17 lớp là đội ngũ cán bộ tích cực góp phần không nhỏ đến hoạt động thư viện.
Số lượng giáo viên làm công tác thư viện là: ..... cùng với 1 giáo viên chuyên làm công tác thư viện khoa học, phối hợp nhịp nhàn nên hiệu quả hoạt động thư viện đạt kết quả cao.
Nhờ hoạt động thư viện đạt hiệu quả nên:
+ Các hoạt động phụ trợ, bổ ích thu hút đông đảo HS, giáo viên tham gia: Thi đố vui, thi kể chuyện.
+ Các hoạt động giao lưu, xây dựng tủ sách tạo mối quan hệ tốt với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Thư viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp sách báo, phục vụ bạn đọc theo định kỳ, thường xuyên, giới thiệu sách, cập nhật sách báo, tổ chức hỗ trợ tìm đọc, mượn sách.
Từ những hoạt động trên tôi thấy để hoạt động thư viên đạt hiệu quả cao thì cần trú trọng đến một số điểm sau:
Công tác phối hợp gắn các hoạt động thư viện với các hoạt động của nhà trường phải thực hiện tốt. Phối hợp tất cả lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải chặt chẽ, nhịp nhàng, có kế hoạc cụ thể.
Việc thu hút được đông đảo học sinh đến với thư viện tham gia đọc và làm theo sách báo là mong muốn của người làm công tác giáo dục. Qua hoạt động thư viện nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Với một số hoạt động trên đây của tôi thực hiện cùng tổ công tác thư viện trường Tiểu học Tiền Phong trong năm học 2006-2007 rất mong được sự giúp đỡ của các bạn nhằm hoạt động thư viện ngày càng nâng cao.
Xét duyệt của HĐXD
SKKN nhà trường
Gia Lâm, ngày 2/2/2007
Người viết
Nguyễn Thị Thu Hà
File đính kèm:
- SKKN Thu vien.doc