Trong việc giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa, chúng ta đã bàn đến rất nhiều hình thức tổ chức dạy học cũng như phương pháp dạy học. Trong số đó những phương pháp mới phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh như phương pháp thảo luận, phương pháp trò chơi, phương pháp thuyết trình . . . Bên cạnh đó, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất được quan tâm bởi vì nó có tầm quan trọng rất lớn, quyết định không nhỏ sự thành công của tiết dạy. Mặt khác, cũng không thể phủ nhận công sức của giáo viên đứng lớp đã bỏ ra rất nhiều để tạo nên những đồ dùng dạy học mang tính thẩm mỹ và sáng tạo. Những đồ dùng dạy học ấy đôi khi được tạo ra bằng những thao tác thủ công đơn giản như : cắt, vẽ, tô, dán . . . từ những tấm giấy thủ công, bìa màu, . . . nhưng đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian đôi khi còn đòi hỏi ở giáo viên một chút năng khiếu khéo tay và óc sáng tạo.
11 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế bài dạy trên máy vi tính – Dạy theo phương pháp tích cực – Ứng dụng Power Point, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc trình chiếu ấy nhằm đạt mục tiêu bài.
- Giáo viên tự tin hơn khi lên lớp có đồ dùng dạy học.
- Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra đồng bộ tạo không khí tiết học nhẹ nhàng, sinh độngï.
- Ứng dụng nhiều hiệu ứng vào các kênh hình đẹp, rõ ràng giúp học sinh hứng thú, kích thích trong quá trình học tập.
- Học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức trong quá trình học tập.
b) Khuyết điểm :
- So với những phương pháp thông thường, khi sử dụng chương trình Power Point, ngoài kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính, giáo viên phải được trang bị và đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất (những thiết bị cơ bản, máy chiếu, máy vi tính, máy Scan, máy chụp hình kỹ thuật số.. . .), hệ thống vận hành chương trình (chương trình Microsoft office Word, Microsoft office Power Point, những hiệu ứng thao tác khó như lồng tiếng, tạo một đoạn phim thì cần phải biết một số phần mềm khác như : Corel, Photoshop, Flash . . .)
- Đôi khi chúng ta không tìm được những hình ảnh, tiếng động minh họa phù hợp với nội dung bài học.
- Tình trạng mất điện, sự cố thiết bị.
- Yêu cầu thao tác của giáo viên phải nhuần nhuyễn theo từng hoạt động.
- Số lượng máy chiếu có hạn, không thể áp dụng được hết cho các lớp học.
VI/ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM :
@ Giải pháp 1 :
Trường có điều kiện về phòng ốc, kiến nghị với Lãnh đạo để được trang bị các thiết bị cơ bản như : máy chiếu, máy Scan, . . . Bên cạnh đó, nhà trường phải tập huấn về sử dụng và thiết kế một tiết dạy. Ban giám hiệu cần động viên, khuyến khích giáo viên nâng cao trình độ tin học.
@ Giải pháp 2 :
Sưu tầm những phần mềm, phần cứng ở siêu thị máy vi tính, trung tâm băng đĩa về tin học hay truy cập vào những trang Web của Giáo dục, Khoa học kỹ thuật, Chương trình thế giới Discorvery . . . để tìm những hình ảnh, âm thanh, thông tin, . . . có liên quan với nội dung bài dạy. Có thể dùng máy kỹ thuật số, máy quay phim, máy cassette để thu tiếng động, âm thanh, hình ảnh thật.
@ Giải pháp 3 :
Trang bị máy phát điện khi có sự cố mất điện. Nếu không có máy phát điện giáo viên vẫn tiến hành dạy theo các phương pháp thông thường như : sử dụng đồ dùng dạy học, phiếu giao việc, . . .
@ Giải pháp 4 :
Trước khi lên tiết có ứng dụng trình chiếu Power Point, giáo viên cẩn thận kiểm tra lại các thiết bị, hệ thống máy móc, đặc biệt là các Slide phải được hoàn chỉnh, chính xác phù hợp với nội dung bài. Chú ý thực hành các thao tác nhiều lần cho thuần thục.
@ Giải pháp 5 :
Trường có thể thiết kế một phòng riêng biệt để trang bị cố định hệ thống máy móc các thiết bị điện tử phục vụ cho việc giảng dạy phương pháp trình chiếu. Giáo viên đưa học sinh đến để tổ chức các hoạt động của từng môn học, giáo viên có thể dùng chung một bài dạy.
V/ PHẠM VI VẬN DỤNG :
Đây là một phương pháp mới được Phòng giáo dục triển khai từ đầu năm học 2004 – 2005. Mặc dù còn mới mẻ nhưng hiệu quả rất cao, đến nay phương pháp này đã được vận dụng cho tất cả các trường Tiểu học trong Quận Tân Phú, đối với tất cả các môn học.
Trong năm học này, trường Tân Quý của chúng tôi tổ chức thành công chuyên đề Toán lớp Hai cấp Quận “Thiết kế bài dạy trên máy vi tính – Dạy theo phương pháp tích cực – Ứng dụng Power Point”. Trường cũng đã thiết kế được nhiều bài dạy trên máy tính và tổ chức 5 tiết thao giảng trường từ lớp 1 đến lớp 5.
Ngoài trường chúng tôi, các trường bạn cũng vận dụng phương pháp này như trường Tiểu học Lê Lai (Tự nhiên xã hội – Lớp 3); trường Tiểu học Âu Cơ (Đạo đức – Lớp 3); trường Tiểu học Lê Văn Tám (Mỹ thuật – Lớp 3); trường Tiểu học Tân Hương (Tự nhiên xã hội – Lớp 2); . . .
Phương Pháp này còn vận dụng cho các trò chơi, Game Show của đài truyền hình (Trúc xanh, Vui để học, Vui cùng rồng vàng, Chung sức. . .), trắc nghiệm, nhiều lựa chọn, giới thiệu, quan sát, . . . cho các hoạt động ngoại khoá như ; “Giáo dục quyền trẻ em”, “Giáo dục an toàn giao thông), . . .
VI/ KIỂM NGHIỆM KẾT QUẢ :
Qua đợt khảo sát thực tế tại trường và các trường bạn trong Quận đã vận dụng thiết kế bài dạy trên máy vi tính bằng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh (xem phụ lục đính kèm)
Mỗi khối lớp 10 giáo viên và 30 học sinh.
Tổng cộng thăm dò ý kiến : 50 giáo viên và 150 học sinh
Về phía giáo viên :
1/ Khi được phân công thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Dạy theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint”, bạn cảm thấy :
a) Hài lòng. c
b) Không hài lòng. c
c) Sao cũng được. c
2/ Bạn thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Dạy theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint vì :
a) Tìm thêm một phương pháp dạy mới. c
b) Tìm hiểu thêm về PowerPoint. c
c) Làm như mọi người. c
3/ Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Dạy theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint của trường bạn :
a) Đầy đủ. c
b) Thiếu một vài thiết bị. (Nêu những thiết bị còn thiếu) c
c) Chưa có gì. c
4/ Thời gian thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Ứùng dụng PowerPoint :
a) Tuỳ theo bài dạy. (10’ – 60’) c
b) Ít. (10 phút) c
c) Nhiều. (Nhiều ngày) c
5/ Hiệu quả của việc thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Dạy theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint :
a) Hiệu quả cao. c
b) Không có hiệu quả. c
c) Như các tiết dạy thông thường. c
6/ Theo bạn học sinh có hứng thú học tập theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint :
a) Rất hứng thú. c
b) Không hứng thú. c
c) Bình thường. c
7/ Năm học sau, bạn có tiếp tục thiết kế bài dạy trên máy vi tính - Dạy theo phương pháp tích cực - Ứùng dụng PowerPoint nữa không ?
a) Thực hiện thường xuyên. c
b) Thỉnh thoảng. c
c) Bình thường. c
BẢNG THỐNG KÊ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA 50 GIÁO VIÊN
Câu
Chọn a
Chọn b
Chọn c
Câu 1
45/50
00/50
05/50
Câu 2
37/50
13/50
00/50
Câu 3
35/50
10/50
05/50
Câu 4
39/50
00/50
11/50
Câu 5
50/50
00/50
00/50
Câu 6
50/50
00/50
00/50
Câu 7
40/50
10/50
00/50
TỔNG
296/350
33/350
21/350
Tỉ lệ chọn a : 84,6 % Tỉ lệ chọn b : 9,4 % Tỉ lệ chọn c : 6,0 %
Về phía học sinh :
1/ Em có cảm thấy thích thú khi được học bằng chương trình trình chiếu - Ứùng dụng PowerPoint.
a) Rất thích thú. c
b) Không thích thú. c
c) Bình thường. c
2/ Em thích học bằng chương trình trình chiếu - Ứùng dụng PowerPoint, ở những môn học nào ?
a) Tất cả các môn học. c
b) Toán. c
c) Tiếng Việt. c
3/ Học xong tiết bằng chương trình trình chiếu - Ứùng dụng PowerPoint. Em cảm thấy :
a) Tiếp thu bài nhanh. c
b) Làm tốt các bài tập tại lớp. c
c) Bình thường. c
4/ Em có thích học thường xuyên bằng chương trình trình chiếu - Ứùng dụng PowerPoint ?
a) Rất thích. c
b) Không thích lắm. c
c) Bình thường. c
BẢNG THỐNG KÊ THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA 150 HỌC SINH
Câu
Chọn a
Chọn b
Chọn c
Câu 1
150/150
00/150
00/150
Câu 2
70/150
38/150
42/150
Câu 3
79/150
71/150
00/120
Câu 4
150/150
00/150
00/150
TỔNG
449/600
109/600
42/600
Tỉ lệ chọn a : 74,8 % Tỉ lệ chọn b : 18,2 % Tỉ lệ chọn c : 7,0 %
VII/ KẾT LUẬN :
- Dẫu biết rằng đối với thiết kế bài dạy trên máy vi tính, ta thường ngại nhất là khâu kĩ thuật. Nhưng tôi thiết nghĩ, giờ học mà có sử dụng phương pháp trình chiếu sẽ tạo ra không khí khác hẳn so với giờ dạy theo cách thông thường, cho dù phương tiện kĩ thuật chỉ hỗ trợ cho giảng dạy chứ không thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong giờ lên lớp. Chúng ta chỉ cần lưu ý rằng, phương pháp thiết kế bài dạy trên máy vi tính chỉ là một trong những phương pháp nhằm đi đến mục tiêu bài học mà thôi. Đó chưa phải là một phương pháp tối ưu nhất, mà cần phối hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp nhiều hình thức khác nhau trong một tiết học nhằm tránh nhàm chán cho học sinh, để học sinh luôn nhận thấy mỗi bài học là một điều thú vị, là sự mới mẻ khác nhau và hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn đồng thời nâng cao hiệu quả giờ dạy mà không mất đi những sai lệch về mục đích, mục tiêu bài dạy.
- Để thực hiện tốt phần thiết kế bài dạy trên máy vi tính, đòi hỏi giáo viên phải có lòng đam mê yêu thích vi tính, chịu khó chịu thương bỏ công tìm kiếm. Bên cạnh đó, giáo viên tập trung công sức, thời gian tìm kiếm, lựa chọn những thông tin, hình ảnh phù hợp với từng bài, từng môn. Tôi xin dẫn lời của một thầy giáo đầy tâm huyết với nghề : “Để có một hình ảnh cáp treo minh hoạ cho tiết Địa lý, tôi phải bỏ công tìm trong hàng chục đĩa VCD chỉ để sử dụng 5 giây hình”
- Trên đâây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi trong quá trình vận dụng thiết kế bài dạy trên máy vi tính trong thời gian vừa qua, sau đợt tham dự lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức tháng 10/2004. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng xét duyệt nhằm giúp đề tài của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tân Quý, ngày 11 tháng 04 năm 2005
Người viết
Nguyển Hữu Trí
PHỤ LỤC
I/ CÁC SLIDE THIẾT KẾ BÀI DẠY TRÊN MÁY VI TÍNH
II/ MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN + HỌC SINH
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(2).doc