Sáng kiến kinh nghiệm: Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử

Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất quan trọng nhằm phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế xã hội cũng như nguyện vọng phát triển của người học. Ngay từ năm 1963, trong hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục, việc chống lối dạy học thụ động, thầy đọc – trò chép đã được đặt ra. Bác Hồ đã căn dặn: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ” “Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên học gạo, không nên học lối học vẹt Học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Phương pháp dạy học mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm., nói cho cùng, phương pháp này là tích cực. Sự tích cực này thể hiện nó có chiều sâu, nó tạo cho người học, tức là trung tâm, phát huy được trí tuệ, tư duy, óc thông minh của mình Điều thứ hai của phương pháp này là giúp cho người ta phương pháp tự học và lòng ham học. Đó là cái quý nhất.

Ở trường học, bất cứ là trường gì, cũng chỉ có thể cung cấp cho con người khối lượng tri thức giới hạn. Trong khi đó, khả năng hiểu biết, sự mong muốn của con người trong cả cuộc đời lại là vô cùng. Cần đào tạo con người mới vươn lên mãi mãi trong quá trình cuộc sống”

Định hướng đó đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương II khoá VIII và đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

 

doc27 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sự sáng tạo của giáo viên trong làm và sử dụng sơ đồ để dạy học môn Sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách giáo khoa...chính vì thế phong trào tự làm thiết bị dạy học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Việc tự làm thiết bị dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang ý nghĩa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Đồ dùng dạy học này được làm từ những nguyên vật liệu thích hợp (giá thành thấp, dễ có, dễ làm), do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp nhất với sự sáng tạo trong phương pháp dạy học của mình và phong cách của lớp, với nội dung và tính chất môn học nên quá trình tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc cải tiến sau khi thực nghiệm cũng được tiến hành để đồ dùng đó có hiệu quả cao hơn nhằm thực hiện những kiểu và mô hình phương pháp dạy học mà mình đã chọn, đã phát triển và đã có kinh nghiệm sử dụng thành công. Sơ đồ được thiết kế trong đề tài ngoài ưu điểm dễ tìm ra nguyên liệu, dễ làm, đảm bảo tính thẩm mĩ, mà còn thuận lợi trong quá trình sử dụng và cất giữ, bảo quản trong phòng bộ môn. Với kinh nghiệm tự làm sơ đồ để sử dụng trong giảng dạy lịch sử sau 3 năm thực hiện đã đạt được kết quả như sau: -Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong ba năm được phân công giảng dạy chương trình thay sách giáo khoa Lịch sử 6,7,8 từ 96% TB trở lên (năm học 2002 – 2003) đã tăng lên 100% TB trở lên (năm 2003 – 2004 và học kì I 2004 – 2005). -Năng lực giảng dạy được xếp loại giỏi qua các tiết thao giảng, hội giảng của chương trình thay sách. -Số lượng đồ dùng dạy học tự làm và hiệu quả sử dụng cao nhất tổ chuyên môn, trường.(Kết quả đánh giá qua hội thi đồ dùng dạy học tự làm do công đoàn trường tổ chức) -Từ kinh nghiệm làm và sử dụng sơ đồ đã giúp giáo viên có kinh nghiệm làm thêm được nhiều loại hình đồ dùng dạy học ở các thể loại khác nhằm phục vụ cho hoạt động dạy học bộ môn. -Với các hình thức hoạt động dạy học phong phú qua việc dùng sơ đồ, đèn chiếu, bản đồ câm... đã góp phần làm cho học sinh phấn khởi tham gia tích cực vào tiết học, nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng bộ môn và ham thích bộ môn. Hiệu quả của đề tài không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân mà còn góp phần nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn Sử - Địa trong nhà trường, trong năm học 2003 – 2004 sau khi tổ chức chuyên đề rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chương trình thay sách giáo khoa 6, 7 phong trào tự làm đồ dùng để phục vụ cho từng tiết dạy đã phát triển mạnh đều trong tổ đã nâng chất lượng giảng dạy giáo viên lên một cách rõ rệt, tình trạng dạy “cháy giáo án” không còn nữa, tỉ lệ giáo viên giỏi trong tổ đã được nâng lên từ 2 giáo viên (năm học 2002 – 2003 ) lên 4 giáo viên (năm học 2003 – 2004) trên tổng số 6 giáo viên, là tổ có số đồ dùng dạy học tự làm cao nhất đơn vị. Từ hiệu quả đạt được của cá nhân được nhân rộng ra trong tổ chuyên môn, trong tháng 10/2004 bản thân đã đăng kí thực hiện chuyên đề SỰ SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRONG LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC LỊCH SỬ có dạy minh hoạ (Người báo cáo chuyên đề và dạy minh hoạ: Đinh Thị Bích Nga) cho giáo viên Sử - Địa trong sinh hoạt chuyên môn liên trường, hiệu quả của đề tài cũng đã được đồng nghiệp khẳng định và đánh giá cao, xin được trích dẫn lời phát biểu góp ý của các đồng nghiệp trong buổi sinh hoạt chuyên đề đó: -Cô Nguyễn Thị Hồng đại diện Trường THCS Võ Thị Sáu: Cảm ơn tổ Sử - Địa của trường THCS đã thực hiện một chuyên đề hay và có ý nghĩa. Từ lâu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra, nhiều người nói và cũng đã được dự nhiều chuyên đề nhưng vẫn còn rất mơ hồ, chung chung thì chuyên đề lần này của tổ Sử - Địa trường THCS PHÙ ĐỔNG đã giúp cho chúng tôi hiểu rõ thế nào là đổi mới phương pháp theo yêu cầu chương trình thay sách, biết cách làm và vận dụng đồ dùng dạy học vào việc tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng học sinh chủ động học tập. Nội dung chuyên đề được báo cáo một cách rõ ràng đầy đủ có phương tiện trực quan để minh hoạ một cách cụ thể cho từng nội dung, tiết dạy minh hoạ phù hợp với chủ đề của chuyên đề, được thực hiện một cách thành công do chính tác giả đề tài thực hiện. Đề nghị chuyên đề này nên tổ chức ở cấp cao hơn như cấp huyện, tỉnh để cho nhiều giáo viên được học tập, nhân rộng phạm vi giá trị đề tài. -Thầy Nguyễn Quang Toàn đại diện trường THCS Kim Đồng: Tổ Sử - Địa trường THCS PHÙ ĐỔNG đã chuẩn bị một cách chu đáo cho sinh hoạt chuyên đề môn Sử của liên trường. Qua dự chuyên đề, chúng tôi đã học tập được nhiều vấn đề để giải quyết những khó khăn hiện nay của giáo viên Sử - Địa trong cách làm đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học một cách linh hoạt, bảo quản đồ dùng dạy học một cách gọn gàng, tiện lợi và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đề nghị chuyên đề tổ chức ở cấp cao hơn để nhiều giáo viên Sử được học tập rút kinh nghiệm, nhân rộng phạm vi hiệu quả của đề tài. -Các giáo viên còn lại đều thống nhất với các ý kiến đã nêu trên. (Trích biên bản sinh hoạt chuyên môn liên trường trong sinh hoạt chuyên đề: SỰ SÁNG TẠO CỦA GIÁO VIÊN TRONG LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN SỬ được tổ chức vào ngày 2/12/2004 tại trường THCS PHÙ ĐỔNG-Chủ toạ Thầy giáo Nguyễn Hữu Long (Hiệu trưởng trường THCS Phù Đổng) thư ký: Thầy Hồ Công Nhật. Việc làm sơ đồ và những đồ dùng khác để phục vụ cho từng tiết dạy ở bộ môn Sử ngoài những thiết bị đồ dùng có trong danh mục của Bộ GD- ĐT của đề tài có ý nghĩa khác với những đồ dùng dạy học được đầu tư ở quy mô lớn, với nguồn kinh phí cao để tham gia hội thi đồ dùng dạy học ở những cấp huyện, tỉnh. Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận dạy học và giải quyết yêu cầu thực tế của đổi mới phương pháp dạy học khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa 6,7,8, đề tài gồm các nội dung sau: 1.Xác định các sơ đồ cần sử dụng trong chương trình Lịch sử 6,7,8. 2.Những hạn chế của giáo viên khi dạy các bài có yêu cầu sử dụng sơ đồ 3.Giải pháp: -Làm đồ dùng dạy học. -Hình thức sử dụng sơ đồ trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Đổi mới dạy học theo yêu cầu cầu mới là một hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của mỗi giáo viên trong quá trình lên lớp, nó đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của mỗi giáo viên trong từng khâu của quá trình dạy học chứ không thể đi theo những khuôn mẫu đúc sẵn với những giáo án mẫu, đồ dùng có sẵn. Phong trào tự làm đồ dùng dạy học đã được phát động từ cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm toàn quốc lần thứ nhất 1981đã chứng tỏ được ý nghĩa quan trọng của hoạt động này trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phong trào này đã phát huy mạnh mẽ năng lực sáng tạo của giáo viên, nó góp phần tạo ra những sản phẩm phục vụ cho những bài giảng trên lớp, làm phong phú thêm hệ thống thiết bị dạy học phục vụ kịp thời cho chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Trong quá trình sáng tạo ra những đồ dùng dạy học cần chú ý đảm bảo tính khoa học, tính tư duy, tính thẩm mĩ và tính thực tế có khả năng thực hiện và rèn luyện được kĩ năng cho học sinh. Phạm vi đề tài nhỏ hẹp, chỉ chú trọng vào việc làm và sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Lịch sử 6,7,8 không đề cập đến những đồ dùng tự làm khác, trong quá trình minh hoạ cho đề tài bản thân cũng chỉ minh hoạ cho ba loại hình sơ đồ khác nhau: -Loại có sẵn trong sách giáo khoa. -Loại không có trong sách giáo khoa nhưng yêu cầu học sinh phải vẽ sơ đồ. -Loại không có trong sách giáo khoa và sách giáo viên, không yêu cầu học sinh phải vẽ sơ đồ nhưng giáo viên phải có sử dụng để tổ chức hoạt động dạy học có hiệu quả. Đây là quá trình đầu tư nghiên cứu lý luận và vận dụng vào thực tiễn đạt những thành công nhất định, đề tài đã được sự đóng góp và ghi nhận hiệu quả của đồng nghiệp, tổ chuyên môn trong quá trình áp dụng nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế không thể tránh khỏi rất mong được sự hổ trợ đóng góp của đồng nghiệp. Đại Hồng, ngày 28/12/2004 Người viết Đinh Thị Bích Nga PHỤ LỤC SƠ ĐỒ TỰ VẼ ĐỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7,8 (KHÔNG CÓ TRONG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY) LỊCH SỬ LỚP 7: 1.SƠ ĐỒ PHÂN HÓA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (BÀI 1) LÃNH CHÚA PHONG KIẾN Người Giec man (tướng lĩnh, quý tộc) . Nô lệ và nông dân NÔNG NÔ 2.SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU(BÀI 2) Chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân giàu có. GIAI CẤP TƯ SẢN GIAI CẤP VÔ SẢN Nông nô và nô lệ da đen. 3.SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC(BÀI 4) ĐỊA CHỦ Quý tộc Nông dân giàu Nông dân tự canh Nông dân công xã NÔNG DÂN LĨNH CANH Nông dân nghèo 4.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI NGÔ: (BÀI 8) VUA QUAN VĂN QUAN VÕ THỨ SỬ CÁC CHÂU 5.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THỜI ĐINH - TIỀN LÊ:(BÀI 9) 10 LỘ QUAN VĂN QUAN VÕ VUA (THÁI SƯ-ĐẠI SƯ) PHỦ, CHÂU 6.SƠ ĐỒ CÁC TẦNG LỚP XÃ HỘI THỜI TIỀN LÊ: (BÀI 9) VUA, QUAN VĂN, VÕ, NHÀ SƯ NÔNG DÂN, THỢ THỦ CÔNG, NGƯỜI BUÔN BÁN NHỎ MỘT SỐ ÍT ĐỊA CHỦ NÔ TÌ 7.SƠ ĐỒ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MẶT XÃ HỘI THỜI LÝ.(BÀI 12) THỜI ĐINH - TIỀN LÊ THỜI LÝTẦNG LỚP THỐNG TRỊ +Vua, quan +Địa chủ Nô tì TẦNG LỚP BỊ TRỊ +Nông dân:-cày ruộng công -cày ruộng địa chủ -đi khai hoang +Thợ thủ công, buôn bán TẦNG LỚP BỊ TRỊ +Nông dân +Thợ thủ công, buôn bán +Địa chủ (số ít) TẦNG LỚP THỐNG TRỊ +Vua, quan +Một số nhà sư Nô tì 8.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN (BÀI 13) 12LỘ (Chánh, phó An phủ sứ) PHỦ (Tri phủ) Thái thượng hoàng VUA Đại thần QUAN CHÂU, HUYỆN (Tri châu, tri huyện) XÃ (Xã quan) 9.SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THỜI LÊ SƠ VUA (ĐẠI THẦN) -Trung ương: QUỐC SỬ VIỆN HÀN LÂM VIỆN BỘ (Binh, Hình, Lại Lễ, Hộ, Công) NGỰ SỬ ĐÀI -Địa phương: HUYỆN XÃ PHỦ - CHÂU 13 ĐẠO (Đô ti, Hiến ti,Thừa ti) LỊCH SỬ LỚP 8 10.NGUYÊN NHÂN CỦA CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP Kìm hãm kinh tế PK TS, ND Khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế Phân biệt 3 đẳng cấp Triết học Ánh sáng 11.Sơ đồ tổ chức nhà nước ở Việt Nam do Pháp dựng lên. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG TOÀN QUYỀN (P) XÃ - THÔN CHÁNH TỔNG – XÃ TRƯỞNG(BẢN XỨ) HUYỆN TRI PHỦ - TRI HUYỆN(BẢN XỨ) TỈNH CÔNG SỨ (P) TRUNG KÌ KHÂM SỨ(P) CAMPUCHIA KHÂM SỨ(P) BẮC KÌ THỐNG SỨ(P) LÀO KHÂM SỨ(P) NAM KÌ THỐNG ĐỐC(P)

File đính kèm:

  • docSKKN 2005 B TINH.doc
Giáo án liên quan