Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn?

Quy luật của quá trình dạy học là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy và quá trình tiếp thu kiến thức của trò.

Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, trong đó sách giáo khoa là một trong những phương tiện thể hiện phương pháp dạy học tích cực. Trong chương trình vật lý 6, học sinh đã nhiều lần tập đưa ra “Dự đoán” và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán. Đến lớp 7 phương pháp nghiên cứu đó cần được phát

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thí nghiệm như thế nào trong giảng dạy Vật lý để giờ học có hiệu quả hơn?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin cần thiết từ thực tế, sách giáo khoa, báo.... Lập kế hoạch khám phá thiết kế thí nghiệm, lựa chọn dụng cụ thiết bị thí nghiệm, chỉ ra đại lượng cần đo, những điều cần xác định trong thí nghiệm, chỉ ra những yếu tố cần giữ nguyên, không thay đổi khi làm thí nghiệm. Tiến hành thí nghiệm: Bố trí lắp đặt dụng cụ thiết bị thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn, thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra Ghi kết quả khám phá. Đọc số chỉ của các dụng cụ thí nghiệm ở mức độ cẩn thận và chính xác cần thiết, lập bảng kết quả, biểu diễn kết quả bằng đồ thị , sơ đồ ...... *Bước 2: Xử lí thông tin Ví dụ như : lập bảng, biểu, vẽ đồ thị theo những cách khác nhau, từ đó phân tích dữ liệu, kết quả thí nghiệm và nêu ý nghĩa của chúng. Tìm quy luật từ kết quả thí nghiệm từ biểu bảng đồ thị. Phân loại dấu hiệu giống nhau, khác nhau, nhận biết những dấu hiệu bản chất của những nhóm đối tượng đã quan sát......, so sánh, phân tích, tổng hợp dữ liệu và rút ra kết luận *Bước 3:Thông báo kết quả làm việc Mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng đồ thị...nêu kết luận đã tìm thấy được. *Bước 4: Vận dụng ghi nhớ kiến thức Vận dụng giải các bài tập( định tính, định lượng, thực nghiệm) làm đồ chơi, dụng cụ học tập....,học thuộc lòng. Trong mỗi tiết dạy có thí nghiệm, giáo viên có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở những mức độ khác nhau(có thể giáo viên thực hiện, có thể giáo viên điều khiển học sinh thực hiện một vài phần, có thể để học sinh tự thực hiện hoàn toàn.....) Ví dụ : ở bài “Sự truyền ánh sáng” Khi nghiên cứu về đường truyền ánh sáng đầu tiên giáo viên phải yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để thu thập thông tin để tìm hiểu mục đích của thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm như hình 2.1 trong SGK và quan sát ánh sáng phát ra từ dây tóc đèn pin bằng ống thẳng và ống cong sau đó yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ánh sáng từ dâytóc đèn pin truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong? Để trả lời được câu hỏi này học sinh phải tự làm thí nghiệm, quan sát tìm tòi được những thông tin cần thiết cho quan niệm đường truyền của ánh sáng. Tiếp theo yêu cầu học sinh xử lí thông tin bằng thí nghiệm kỉêm tra( bố trí thí nghiệm như hình 2.2 SGK) với thí nghiệm này học sinh kiểm tra xem khi không dùng ống ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Việc xử lí thông tin này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ tìm tòi, tiến hành thí nghiệm, lựa chọn thông tin đã thu thập ở thí nghiệm hình 2.1 để tìm ra lời giải đáp đúng về đường truyền của ánh sáng. Từ đó học sinh phải hoàn thành được phần kết luận trong SGK(Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng) Để phát huy hiệu quả các thí nghiệm học sinh tự tìm tòi kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Điều vô cùng quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp thí nghiệm với hệ thống câu hỏi dẫn dắt. ở chương II phần Âm học hầu hết các thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm kiểm chứng để xây dựng và mở rộng kiến thức. Ví dụ bài “Nguồn âm” ngoài các dụng cụ như dây cao su, trống, âm thoa....giáo viên có thể tạo thêm một thí nghiệm nhạc cụ (đàn ống nghịêm) và hướng cho học sinh tự làm và kiểm tra được kết luận. Với thí nghiệm củng cố này học sinh sẽ rất hứng thú và nắm vững được đặc điểm của nguồn âm đó là “Vật dao động phát ra âm”. Có làm được như vậy theo tôi đã đạt được mục đích đặt ra. 3. Trao đổi ở tổ nhóm Ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi giáo viên cần tích cực học hỏi, trao đổi dự giờ bạn nhất là giao lưu chuyên môn, các giờ dạy tốt dạy giỏi ở trường bạn. Đặc biệt trong trường hàng tuần tổ chức một buổi sinh họat chuyên môn của nhóm, tổ như đăng ký dạy tốt, thảo luận về việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng tiết học. Bàn bạc trong tổ về cách thức sáng tạo các thí nghiệm trong từng bài dạy. Nhờ đó mà kỹ năng thí nghiệm và chất lượng giảng dạy được nâng nên rõ rệt. IV. áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Tiết 11: Bài 10- Nguồn âm I/ Mục tiêu: 1.Kiến thức. - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm - Nhận biết được một số nguồn âm trong đời sống. 2. Kỹ năng. Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động. 3. Thái độ. Yêu thích môn học II/ Chuẩn bị: * Đối với mỗi nhóm học sinh. - Một sợi dâycao su mảnh - Một thìa và một cốc thuỷ tinh mỏng - Một âm thoa và một búa cao su * Đối với giáo viên. - ống nghiệm hoặc lọ nhỏ - Vài ba dải lá chuối - “Bộ đàn ống nghiệm” gồm 7 ống nghiệm đã được các tổ đổ nước với các mực khác nhau. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung *Hoạt động 1: (5ph) Tổ chức tình huống học tập GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục tiêu của chương II. GV: Chương âm học nghiên cứu các hiện tượng gì? HS: Đọc mởbài và nêu mục đích của bài GV: Vậy âm thanh được tạo ra như thế nào ta nghiên cứu bài hôm nay. *Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm (10ph) GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin C1 và giữ yên lặng 1phút để trả lời câu hỏi C1. GV: Thông báo (vật phát ra âm gọi là nguồn âm) HS: Lấy ví dụ về nguồn âm(3 em) HS: Trả lời câu hỏi C2 *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm(20 ph) Thí nghiệm 1: GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm H10.1 SGK và yêu cầu học sinh cho biết mục đích thí nghiệm và đọc C3. HS: Nêu dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. GV: Tổ chức hoạt động nhóm và yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm(vừa lắng nghe vừa quan sát) GV: Theo dõi giúp đỡ những nhóm yếu. Thí nghiệm 2: H10.2 SGK. Thay cốc bằng trống GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và làm thí nghiệm như H10.2 SGK GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau: Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống có rung động không? HS: Trả lời câu hỏi C4 SGK GV: Thông báo: Sự rung động qua lại vị trí cân bằng của vật gọi là dao động. Thí nghiệm 3: GV: Yêu cầu học sinh quan sát H10.3 SGK và tiến hành làm thí nghiệm. HS: Làm thí nghiệm. Gõ vào một nhánh của âm thoa, lắng nghe, quan sát và trả lời câu hỏi C5 SGK GV: Yêu cầu học sinh tìm phương án kiểm tra sự dao động của âm thoa. HS: Đưa ra phương án kiểm tra, sờ nhẹ tay vào một nhánh của âm thoa. GV: Qua các thí nghiệm trên em hãy cho biết làm thế nào để vật phát ra âm? GV: Bằng cách nào để kiểm tra vật đó có dao động không? HS: Trả lời câu hỏi và hoàn thành kết luận trong SGK * Hoạt động 4: Vận dụng củng cố hướng dẫn về nhà. 1/ Vận dụng. GV: Yêu cầu họcc sinh thảo luận và trả lời C6, C7, C8. HS: Nhận xét. GV: Gọi học sinh làm thí nghiệm củng cố sau đó trả lời câu hỏi C9 SGK 2/ Củng cố GV:Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? HS: đọc phần có thể em chưa biết GV: Bộ phận nào trong cổ phát ra âm( cổ họng phát ra âm do dây âm thanh trong cổ dao động) HS: Nêu phương án kiểm tra (Đặt tay vào sát ngoài cổ họng) 3/ Hướng dẫn về nhà. Học bài và làm bài tập 10.1 đến 10.5 SBT. Làm lại các thí nghiệm trong điều kiện cụ thể (ở gia đình), quan sát sự các vật khi phát ra âm. Đọc trước bài học sau, chú ý đến các thí nghiệm, liên hệ với thực tiễn cuộc sống I. Nhận biết nguồn âm Vật phát ra âm gọi là nguồn âm Ví dụ: Trống, dây cao su II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Thí nghiệm 1: H10.1(SGK) Thí nghiệm 2: H10.2 SGK Thí nghiệm 3: H10.3 SGK Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động (rung động) III. Vận dụng C6 , C7, C8 Qua việc áp dụng đề tài trên vào giảng dạy, chúng tôI (nhóm Vật Lý) đã theo dõi và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh học môn Vật lý và thu được kết quả tương đối khả quan, cụ thể như: Khảo sát đầu năm Khảo sát giữa kì I Lớp Điểm Khá - Giỏi Điểm T.bình Điểm Yếu-Kém Điểm Khá - Giỏi Điểm T.bình Điểm Yếu-Kém 7A 32% 40% 28% 42% 52% 0 7B 31% 42% 27% 43.5% 46.5% 0 7C 31% 40.5% 28.5% 41.2% 47.5% 0 Như vậy , so với đầu năm thì tỷ lệ % học sinh tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp tăng lên rõ rệt, tỷ lệ khá giỏi tăng, giảm tỷ lệ học sinh trung bình và không có học sinh yếu kém, điều đáng kể hơn cả là tính năng động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá roc rệt, quan hệ thầy trò trở lên gần gũi hơn. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp. Học sinh mạnh dạn hỏi thầy, trình bày quan điểm và lập trường của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em. Qua việc áp dụng phương pháp đổi mới trên, chúng tôi đã rút ra một số bài học sau: C. Bài học rút ra. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy là vấn đề cấp bách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên cũng giống như các hoạt động khác trong nhà trường nhân tố quyết định vẫn là đội ngũ giáo viên. Theo tôi người thầy phải có nhận thức đúng, yêu nghề, chăm chỉ có sự chuẩn bị kĩ ( sau khi đã nghiên cứu kĩ bài dạy) các thí nghiệm phải được thầy chủ động tiến hành trước nhiều lần, với các phương thức khác nhau để chọn ra phương pháp hay nhất, học sinh dễ áp dụng khai thác được tốt kiến thức từ các thí nghiệm này, học sinh phải tự mình được làm các thí nghiệm, ngôn ngữ của thầy phải trong sáng, chính xác, trình bày ngắn gọn xúc tích để học sinh tiếp thu bài nhanh. Bên cạnh đó người thầy phải luôn tìm tòi, sáng tạo, học tập, lắng nghe ý kiến góp ý của đồng nghiệp, rút ra kiến thức mang tính tinh chắc thực tiễn và vận dụng phương pháp tốt nhất cho mỗi bài dạy. Môn Vật lí là môn khoa học thực nghiệm rất gần với cuộc sống đó là thuận lợi nhưng để khai thác hết hiệu quả của từng tiết học theo tôi là vô cùng khó cho nên chắc chắn trên đây cũng chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của tôi cũng như của nhóm Vật lý trường THCS Quang Trung chúng tôi. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp Quang Trung, ngày 25 tháng 12 năm 2007 Người trình bày Trịnh Văn Dương Nhận xét, đánh giá của HĐ chấm SKKN cấp trường: .. .. .. .. .. ... Nhận xét, đánh giá của HĐ chấm SKKN cấp huyện: .. .. .. .. .. ... Trang phụ lục Đặt vấn đề Trang 1 Nội dung 2 Cơ sở lý luận 2 cơ sở thực tiễn 2 Biện pháp thực hiện 3 áp dụng vào một trường hợp cụ thể 7 7. Bài học kinh nghiệm 11

File đính kèm:

  • docskkn Vat Li.doc
Giáo án liên quan