Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thềm thế kỷ XXI.
Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắn chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song song với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như một xu thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà chương trình SGK GDCD lớp 6, 7, 8, 9 đã được sửa đổi, người giáo viên dạy phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử dụng ngày càng nhiều.
Qua nhiều năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi cuốn được các em, mà đem lại nhiều hiệu quả thì cần phải có và biết sử dụng một cách thành thạo, các phương tiện và các thiết bị dạy học trong các giờ giảng.Với tất cả các suy nghĩ đó, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin có một vài trao đổi về: Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” - Chương trình GDCD lớp 9.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự tạo các phương tiện dạy học của từng GV, tổ bộ môn nên họp, động viên và phân công mỗi GV sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học cho 1 - 2 bài trong 1 năm để dùng chung trong tổ. Dần dần phương tiện dạy học của tổ sẽ phong phú và đầy đủ hơn.
- GV có thể động viên, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạo phương tiện dạy học như:
+ Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống theo từng chủ đề.
+ Các dụng cụ để đóng vai đơn giản.
Tóm lại, PTDH bộ môn GDCD rất phong phú và đa dạng, có cả những PTDH truyền thống và PTDH hiện đại. Xu hướng hiện nay, người GV sử dụng nhiều PTDH hiện đại hơn như máy chiếu, đầu video, băng hình...Việc sử dụng các PTDH đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là đối với chương trình SGK mới lớp 9. Trong đó có bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
II. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀO BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI.
1) Vài nét về tiếp cận nội dung bài 5.
Nội dung bài 5 được phân phối giảng dạy trong một tiết học, cấu trúc gồm hai mục lớn:
Mục I: Đặt vấn đề
Mục II: Nội dung bài học.
Khi giảng về bài này, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó các em hiểu được khái niệm cơ bản của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu được chính sách đối ngoại dựa trên bốn nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. Có ý thức thái độ chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, biết tuyên truyền vận động mọi người thực hiện chính sách hợp tác hữu nghị, lên án những hành vi gây hại cho sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực trong quá trình giao lưu hợp tác.
2. Chuẩn bị các phương tiện dạy học cho bài giảng.
a. Về thiết kế bài giảng: Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên Power Point, hoặc giảng dạy bình thường trên lớp kết hợp với các nguồn tư liệu và thiết bị đã chuẩn bị sẵn.
b. Về sưu tầm nguồn tư liệu: Đây là bài có nguồn tư liệu khá nhiều và phong phú, có thể vận dụng được nhiều nguồn tư liệu khác nhau vào bài giảng.
- Một là sưu tầm từ trang Web: tvtl.bachkim.vn, khi vào trang này đòi hỏi bạn phải đăng ký 01 tài khoản và được tặng miễn phí 50 điểm để download tư liệu. Khi đăng ký tài khoản bắt buộc phải khai báo email...
- Hai là có thể sưu tầm tranh ảnh, các đoạn băng hình ở trên VTV,sách báo, thư viện hoặc thông qua học sinh.
Sau khi đã sưu tầm đủ nguồn tư liệu phục vụ nội dung bài giảng, chúng ta đi vào thiết kế bài giảng, thiết kế bài tập tình huống, câu hỏi phát vấn, các chương trình hoạt động nhóm, các nội dung cần liên hệ với thực tế địa phương...
3. Sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng.
Trong mục I. Đặt vấn đề. Giáo viên có thể sử dụng các Video sưu tầm để chiếu cho HS xem nhằm thuyết minh về nội dung quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác trên nhiều lĩnh vực..
Nếu không có các đoạn Video Clip quay các mối quan hệ hợp tác với các nước giáo viên có thể chụp các bức ảnh hoặc sưu tầm ảnh trên trang web tvtl.bachkim.vn rồi in ra và phân loại ảnh. rồi phát cho HS xem theo các nhóm nhằm hiểu hơn về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Việc tìm kiếm các đoạn video GV có thể Capture trực tiếp từ truyền hình VTV thông qua phần mềm Ulead VideoStudio 9,đây là một phần mềm chuyên dùng để biên tập các đoạn video, audio rất hữu ích cho việc thiết kế lại các nguồn tư liệu phục vụ bài giảng của giáo viên.
Ở nội dung I, HS đã phần nhiều được quan sát về các mối quan hệ của Việt Nam với các nước trên nhiều lĩnh vực, nên khi GV đưa ra được các bức ảnh hoặc đoạn phim nói về nội dung này thì chắc chắn các em sẽ có những quan điểm, nhận định rõ ràng và tương đối hiểu biết nội dung kiến thức, trên cơ sở đó GV có thể nhanh chóng chuyển qua kiến thức khác hoặc khai thác kiến thức ở mức độ sau hơn...Nhưng nếu không có các tài liệu này, mà GV chỉ dạy “ chay” thì rất khó có thể làm bài học trở nên sinh động và lôi cuốn học sinh.
Ở nội dung kiến thức “ Những điều đáng lo ngại là trong quá trình hợp tác vẫn có những mâu thuẩn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh”. GV có thể nêu ra các mâu thuẩn căng thẳng ( dựa trên các nguồn thông tin trên internet...), các địa điểm diễn ra các mâu thuẩn này. Sau đó GV lần lượt cho HS nhận định về từng bức ảnh. Qua đó nhằm giúp cho các em thấy được những mâu thuẩn căng thẳng và cách khắc phục là dựa trên những nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.
Tại mục II, Nội dung bài học, GV có thể đưa hình ảnh cụ thể như: quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục,y tế, khoa học kỷ thuật dể thấy rõ chính sách đối ngoại, hòa bình của ta dối với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.Từ đó thế giới hiếu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam, nhằm tranh thủ sự đồng tình của thế giới đối với Việt Nam.
Sau khi HS đã nhận thấy việc hợp tác là quan trọng giáo viên chuyển sang ý: Trách nhiệm của công dân cần phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày. Giáo viên có thể đưa ra một số tranh ảnh về các hoạt động của học sinh, công dân đối với người nước ngoài. Từ đó nêu ra những việc cần làm của học sinh chúng ta đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Cuối cùng giáo viên đưa ra các bài tập tình huống GDCD 9 để cũng cố lại kiến thức cho học sinh. Phần này chủ yếu là làm thế nào cho học sinh liên hệ được thực tiển có ý thức, thái độ thân thiện và biết vận động mọi người cùng tham gia.
4. Kết quả đạt được.
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào các tiết dạy tại trường THCS Hồng Thủy và đạt được kết quả khả quan. Bản thân tôi nhận thấy rằng nếu sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học phù hợp học sinh sẽ có hứng thú học tập, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lỉnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng.Vì vậy chất lượng của đợt kiểm tra học kỳ I cũng được tăng lên thể hiện rỏ ở kết quả sau đây:
Bài kiểm tra HKI
Lớp
TSHS
Khá - Giỏi
Trung bình trở lên
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
9A
31
22
70,9
7
22,6
2
6,5
9B
36
28
77,8
8
22,2
0
0
9C
34
23
67,6
11
32,4
0
0
9D
35
24
68,5
10
28,6
1
2,9
9E
36
22
61,1
10
27,8
4
11,1
9G
34
19
55,9
13
38,2
2
5,9
5. Bài học kinh nghiệm.
Là một GV giảng dạy môn GDCD THCS, dù tuổi nghề còn non trẻ nhưng tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình sử dụng PTDH. Có một điều mà tôi cảm nhận được qua các giờ giảng một cách sâu sắc là: Giờ dạy nào GV sử dụng nhiều PTDH thì giờ học đó trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh và khối lượng tri thức được truyền thụ nhiều hơn, HS hứng thu nhiều hơn những giờ GV ít sử dụng PTDH...
Việc sử dụng PTDH đặc thù của bộ môn không phải là quá khó. Vì có thể sử dụng nhiều nguồn tư liệu ở các môn KHXH khác, như Lịch Sử, Địa Lý, nhưng cũng không phải là dễ vì những PTDH của bộ môn được cấp phát còn quá ít ỏi. Cho nên đa số các PTDH là do GV tự sưu tầm, thiết kế. Vì vậy có thể nói PTDH có bao nhiêu, được sử dụng như thế nào phần lớn do chính người GV quyết định.
Đã đến lúc, người giáo viên cần thay đổi thói quen chỉ cần phấn và giáo án là có thể lên lớp bất cừ lúc nào.., bên cạnh phấn và giáo án là hai thiết bị truyền thống không thể thiếu trong giảng dạy, hãy mang thêm những PTDH khác, đó là sơ đồ, tranh ảnh, câu chuyện tình huống, video, bài hát
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
a. Kết luận.
Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ XHH giáo dục, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để hướng đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao. Chính vì lẽ đó việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH bộ môn GDCD nói riêng đã và đang diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Đa số các trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay, đội ngũ GV GDCD hầu hết là những GV trẻ, có nhiều khả năng trong việc tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng PTDH. Vì vậy có thể hoàn toàn tin tưởng rằng việc triển khai phong trào sử dụng PTDH bộ môn GDCD là hoàn toàn khả thi và chắn chắn phong trào này sẽ được nhiều thầy cô hưởng ứng.
b. Kiến nghị
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin có một vài đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục, nhằm nâng cao việc sử dụng PTDH vào giảng dạy như sau:
Một là: Đối với Sở GD&ĐT tăng cường đề xuất với Bộ GD thiết kế nhiều hơn nữa các PTDH cho bộ môn GDCD ( bao gồm: sơ đồ, tranh ảnh, số liệu, Video minh họa...)
Hai là: Đề xuất với BGH các trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, có theo dõi, tổng kết và trao giải..
Ba là: Nếu GV sưu tầm được nhiều tư liệu bộ môn, nhà trường hãy hỗ trợ nguồn kinh phí để thực hiện.
Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng Phương tiện và thiết bị trong dạy học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự động viên cổ vũ cùng những lời góp ý chân thành từ các thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến này ngày một hoàn thiện hơn.
Đánh giá của HĐKH
Trường THCS Hồng Thuỷ
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hồng Thủy, ngày 15 tháng 2 năm 2009
NGƯỜI VIẾT
Hoàng Thị Kiều Giang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
2. Điều 14 Hiến pháp năm 1992.
3. GDCD lớp 9, Sách giáo viên GDCD lớp9, Nxb GD.
4. Một số website và báo điện tử khác...
File đính kèm:
- SKKN GDCD CUC HAY.doc