Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dạy học giả quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền của Men Đen - Võ Thị Liễu

 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo những người năng động và sáng tạo đã được đặt ra trong ngành giáo dục từ những năm 80. Việc phát huy tính tích cực của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục triển khai ở các trường phổ thông từ những năm 1980.

Hiện nay, với nhịp độ phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học càng được quan tâm hơn. Ở nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã ghi rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở các cấp học, bậc học. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Và dạy học theo phương pháp tích cực tiếp tục được quan tâm ở Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời gian tự học.”

Thế nhưng cho đến nay sự chuyển biến về phương pháp dạy học trong các trường học chưa được là bao. Phổ biến là thầy đọc trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẻ với vấn đáp tái hiện biểu diễn trực quan minh họa.Tuy nhiên bên cạnh đó củng có những giáo viên vận dụng thành công các biện pháp tích cực phát huy được năng lực tư duy độc lập sáng tạo, năng lực trí tuệ của học sinh, trong đó có dạy học giải quyết vấn đề nhưng chủ yếu là trong các tiết thao giảng, các giờ dạy thi giáo viên dạy giỏi.

Để góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục: cải tiến phương pháp theo hướng “phát triển trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại. Đồng thời để áp dụng được yêu cầu Nghị quyết của Đảng về việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, bản thân tôi dã chọn đề tài: “Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền của Men Đen” trong chương trình sinh học 9 nhằm góp phần làm cho phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nhanh chống trở thành phổ biến trong nhà trường.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng dạy học giả quyết vấn đề để dạy các quy luật di truyền của Men Đen - Võ Thị Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x aa Gp : A , a x a F: 1 Aa : 1 aa 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng Học sinh có thể nhận xét : Cùng có một kiểu hình hoa đỏ nhưng có kiểu gen khác nhau lai với hoa trắng, F thu được sẽ có sự phân ly kiểu hình khác nhau: + Nếu P có kiểu hình là AA thì F sẽ đồng tính :100% hoa đỏ . + Nếu P có kiểu hình là Aa thì F sẽ phân tính : 50% hoa đỏ : 50% hoa trắng. Và từ đây giáo viên giúp học sinh phát biểu khái niệm lai phân tích và ý nghĩa của nó. * Kết luận vấn đề: Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cá thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội đó: + Nếu con lai F1 đồng tính – cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu con lai F1 phân tính – cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. 2. Dạy mục: Trội không hoàn toàn * Đặt vấn đề: P(thuần chủng) : Hoa phấn đỏ x Hoa phấn trắng AA x aa F1? F1 x F1 F2? F1& F2 có kiểu gen và kiểu hình như thế nào ? Hãy biện luận và viết sơ đồ lai P - F2. * Giải quyết vấn đề: Vì học sinh đã có kiến thức về định luật 1, 2 của Men Đen nên học sinh sẽ biện luận và viết sơ đồ lai như sau : P(thuần chủng) : Hoa phấn đỏ x Hoa phấn trắng AA x aa Gp : A a F1 : Aa: 100% Hoa phấn đỏ F1 x F1: Hoa phấn đỏ x Hoa phấn đỏ Aa x Aa GF1 : A, a A, a F2 : TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa TLKH: 3 đỏ : 1 trắng Phương pháp giải thích minh hoạ kết quả thí nghiệm khác với lời giải của học sinh nên học sinh muốn được giáo viên giải thích vì sao. - Giáo viên: Vì sao F1 có kiểu gen Aa lại cho kiểu hình là hoa hồng khác bố mẹ? - Giáo viên gợi ý: Vì sao trong thí nghiệm của Men Đen F1 có kiểu gen Aa lại cho kiểu hình hoa đỏ giống kiểu gen AA của bố hoặc mẹ? - Học sinh: Vì A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen lặn a quy định hoa trắng. - Giáo viên: Nếu gen A trội không hoàn toàn so với gen a thì liệu rằng kiểu gen Aa của F1 có biểu hiện hoa đỏ không? - Học sinh: Có thể vì hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng. - Giáo viên: Vậy trong phép lai trên kiểu gen nào quy định hoa đỏ. - Học sinh: Kiểu gen AA: hoa đỏ; Kiểu gen Aa: hoa hồng; Kiểu gen aa: hoa trắng. Từ đây giáo viên cho học sinh viết sơ đồ lai để kiểm chứng lại giả thuyết và sau đó học sinh kết luận. P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng) F1: Aa (hoa hồng) F2: F1 x F1: AA (hoa đỏ) : 2Aa(hoa hồng) : 1aa (hoa trắng) Đến đây giáo viên thông báo thí nghiệm ở F1 thu được 100% hoa phấn hồng, F2 thu được 1hoa phấn đỏ : 2 hoa phấn hồng : 1 hoa phấn trắng. *Kết luận vấn đề: Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Trong tế bào ngoài các gen quy định tính trạng trội hoàn toàn, còn có các gen quy định tính trạng trội không hoàn toàn so với gen quy định tính trạng lặn làm xuất hiện tính trạng trung gian. 3. Định luật phân ly độc lập của Men Đen: *Đặt vấn đề: Giáo viên kiểm tra kiến thức đã học bằng hai bài toán sau: (1) P t/c Cây đậu hạt vàng x Cây đậu hạt xanh AA aa F1? F1 x F1 F2? (2) P t/c Đậu hạt trơn x Đậu hạt nhăn BB bb F1? F1 x F1 F2? ?Hãy hoàn thiện hai sơ đồ lai nêu trên và viết kết quả tổ hợp kiểu gen và kiểu hình theo công thức sau: ( 1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb) =? ( 3vàng : 1 xanh)(3 trơn : 1 nhăn) = ? Với kiến thức toán học và sinh học, học sinh dễ dàng trả lời yêu cầu của đề bài, sau đó học sinh viết kết quả của hai công thức lai trên như sau: (1AA : 2Aa : 1aa)( 1BB : 2Bb : 1bb) = 1AABB : 2AABb : 1Aabb 2AaBB : 4AaBb : 2Aabb 1aaBB : 2aaBb : 1aabb (3 vàng : 1 xanh) (3 trơn : 1 nhăn) = 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn - Học sinh tự nhận xét: Công thức này chính là sự kết hợp kiểu gen cũng như ở F2 của phép lai (1) và (2) - Giáo viên vào bài mới với bài toán: P t/c: Hạt vàng trơn x Hạt xanh nhăn F1: 100% hạt vàng trơn F1x F1 Vàng trơn x Vàng trơn F2: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn ? Hãy biện luận và viết sư đồ lai trên. Biết gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh. Gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn. *Giải quyết vấn đề: - Đứng trước bài toán nêu trên học sinh rất lúng túng tuy rằng cái mới hầu như không khó tìm vì đã chứa đựng trong các bài toán các em vừa giải, học sinh xuất hiện nhu cầu muốn tìm hiểu. - Để học sinh tự giải quyết vấn đề giáo viên lần lượt đưa ra những câu hỏi gợi ý sau: + Giáo viên: F1 thu được 100% hạt vàng trơn. Vậy theo định luật đồng tính của Men Đen các em có nhận xét gì về tính trạng hạt vàng và hạt trơn? + Học sinh: Tính trạng hạt vàng và hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt xanh và hạt nhăn + Giáo viên: Theo đề bài Gen A quy định hạt vàng. Gen a quy định hạt xanh Gen B quy định hạt trơn Gen b quy định hạt nhăn + Giáo viên: F2 có bao nhiêu kiểu tổ hợp? + Học sinh: 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn = 16 tổ hợp. + Giáo viên: F2 xuất hiện 16 kiểu tổ hợp, như vậy có khả năng mỗi bên bố mẹ F1 cho 4 loại giao tử. Để F1 cho 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp 2 cặp gen nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau phân ly độc lập với nhau trong quá trình di truyền. (Giả thuyết) Trên cơ sở giả thuyết vừa nêu giáo vên hướng dẫn học sinh trả lời tuần tự các câu hỏi sau: - Giáo viện: Để F2 xuất hiện 16 kiểu tổ hợp kiểu hình thì bố mẹ F1 phải cho bao nhiêu loại giao tử? - Học sinh: Bố mẹ mỗi bên cho 4 loại giao tử (vì 16 tổ hợp = 4 giao tử F1x 4 giao tử F1) - Giáo viên: Để bố mẹ mỗi bên cho 4 loại giao tử thì kiểu gen của bố mẹ F1 phải như thế nào ? - Học sinh: Bố mẹ phải dị hợp hai cặp gen (AaBb) - Giáo viên: F1 có kiểu gen AaBb qua giảm phân cho những loại giao tử nào và tỉ lệ mỗi loại bằng bao nhiêu ? - Học sinh: F1 qua giảm phân cho 4 loại giao tử vì tỉ lệ mỗi loại bằng nhau. Gt AB = gt Ab = gt aB =gt ab - Giáo viên: Vì sao F1 có khả năng cho 4 loại giao tử với tỉ lệ mỗi loại bằng nhau. Điều đó chứng tỏ gen quy định màu sắc hạt và hình dạng hạt ở đậu Hà Lan trong phép lai trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, do đó trong quá trình di truyền chúng di truyền độc lập với nhau nên tính trạng tương ứng do gen quy định phân ly độc lập với nhau. - Giáo viên: F1 có kiểu gen AaBb vậy kiểu gen của P được viết như thế nào? - Học sinh: P t/c hạt vàng trơn có kiểu gen AABB, hạt xanh nhăn có kiểu gen aabb . Từ dây, cho học sinh viết sơ đồ lai để kiểm chứng lại giả thuyết và nhận xét kết quả F2 của phép lai hai tính trạng chính là sự kết hợp hai kết quả của hai phép lai một tính trạng. *Kết luận vấn đề: Khi lai giữa hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại. ở phép lai hai tính trạng: TLKG và TLKH của F2 là tỉ lệ phân tính chung của hai phép lai một cặp tính trạng. P t/c khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản F2 luôn có tỉ lệ kiểu hình: 9:3:3:1. D. Kết quả: Sau một thời gian giảng dạy, dự giờ lớp bạn, tôi đã chọn 2 lớp có kết quả học tập cũng như số lượng học sinh, tỉ lệ nam nữ tương đối ngang nhau để khảo sát cùng một thời gian 45 phút, cùng một đề: Lớp thực nghiệm 9A: Đàm thoại Ơrixtic thông qua bài toán nhận thức Lớp đối chứng 9B: Giải thích minh hoạ Sau đây là bảng thống kê kết quả điểm bài kiểm tra sau tiết dạy dạy học giải giải quyết vấn đề: Lớp Sĩ số 0->2 2,1->4,9 5->6,4 6,5->7,9 8->10 5->10 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 9A 35 0 0 2 8,6 18 51,4 8 22,9 6 17,1 32 91,4 9B 35 1 2,9 8 22,9 20 57,1 5 14,3 1 2,9 26 74,2 Qua đây ta có thể nhận xét rằng: 1. Lớp thực nghiệm: Lớp học nghiêm túc, học sinh rất hứng thú học bộ môn. Có đến 50% số lượng học sinh phát biểu xây dựng bài. Bài toán nhận thức đưa ra trước khi vào bài mới hầu hết học sinh vận dụng được kiến thức đã học để giải và chẳng những thế bài giải của các em lập luận cũng rất tốt. Từ đó tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vào bài mới của giáo viên. Lớp đối chứng: ở lớp đối chứng lớp học cũng rất nghiêm túc bởi lẽ đó là bản chất vốn có của học sinh trường THCS Mỹ Thuỷ. Tuy nhiên vì giáo viên làm việc nhiều hơn học sinh nên chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó tạo nên không khí lớp học chưa thật sôi nổi. Tỉ lệ học sinh phát biểu xây dựng bài cũng ít hơn so với lớp thực nghiệm. Học sinh chưa thật tỏ ý yêu thích bộ môn, yêu thích giờ học. Phương pháp giải thích minh họa chưa rèn luyện được cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giải bài tập. Cho nên việc nắm vững nội dung bài mới và giải quyết bài tập ở SGK hơi khó đối với học sinh, thậm chí có một số em không giải được bài tập. Việc học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên để đi đến tự phát biểu định luật thật sự không có hiệu quả bằng phương pháp giải quyết vấn đề, cũng như việc nắm vững cơ sở tế bào học là kiến thức trọng tâm của mỗi quy luật cũng có phần khó đối với học simh lớp đối chứng . Phần III kết luận Trên cơ sở phân tích, nội dung chương I cho phép tôi áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề để phát huy tính tích cực học tập của học sinh . Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề trong giảng dạy các quy luật di truyền đã giúp học sinh hiểu sâu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm mục đích tăng tính tích cực học tập của học sinh góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo dục: Cải tiến phương pháp theo hướng “Phát huy trí lực học sinh trong quá trình học tập” phù hợp với xu thế phát triển của lí luận dạy học hiện đại. Với đề tài này tôi rất tâm đắc song do khả năng còn nhiều hạn chế do đó đề tài nghiên cứu còn nhiều khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự góp ý của bạn đồng nghiệp và quý thầy cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn và cũng để tôi làm tốt hơn công tác giảng dạy. Được vậy, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc. HĐKH trường THCS Mỹ Thủy Mỹ thủy, ngày 09 tháng 02 năm 2009 Người làm đề tài: Võ Thị Liễu

File đính kèm:

  • docSKKN Su dung day hoc giai quyet van de de day cac quy luat di truyen cua Men Den.doc