Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn

Với những câu hỏi như trên, giáo viên rèn cho các em nhận biết về hình thức và tìm hiểu nội dung của đoạn văn để rồi giúp các em hiểu định nghĩa:”.Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng”.Đoạn văn nêu một

sự việc hoặc hai sự việc.Giáo viên giúp các em hiểu quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn có hai quan hệ chính :Quan hệ phụ thuộc và quan hệ không phụ thuộc.

 Muốn khắc sâu đoạn văn, giáo viên cho các em làm bài tập từ dễ đến khó.

 Ví dụ :Bài tập luyện.

Trước hết giáo viên rèn cho các em kỹ năng nhận biết đoạn văn

 Giáo viên treo bảng phụ có ghi nhiều đoạn văn cụ thể” bài tập 1SGK lớp 9”để các em quan sát và đánh số La Mã vào đầu mỗi đoạn văn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đoạn?. Nội dung đoạn đó tác giả nêu vấn đề gì?. Khi hỏi một số em: Khi làm bài tập làm văn, bài làm của em có bao nhiêu đoạn’’? “Em thử đếm một bài bất kì và trả lời có mấy đoan văn?” Thế nào các em cũng trả lời có 3 đoạn: mở bài,thân bài, kết luận.Như vậy các em đã nhầm lẫn đoạn văn với bố cục của bài văn. Khi được học lý thuyết về đoạn văn và qua bài tập ứng dụng, các em đều hiểu đoạn văn theo đúng kiểu hình thức, nghĩa là “Muốn có đoạn văn chỉ cần chấmxuống dòng, mỗi chỗ xuống dòng sẽ cho ta một đoạn văn. Như vậy,các em hiểu biết về đoạn văn còn quá mơ hồ. Qua sự hiểu biết của các em, có thể nói rằng, các em ít được rèn về đoạn văn. Có chăng chỉ được hỏi chia đoạn văn ở giờ văn học. Vì hiểu mơ hồ như vậy, khi làm văn cứ được mấy câu các em lại xuống dòng, bất chấp nội dung, nghĩa là rất tuỳ tiện khi viết văn. Việc hiểu khái niệm đoạn văn như trên rất khó xây dựng những đoạn văn phong phú cho một văn bản. Xuất phát từ thực trạng trên và tầm quan trọng của môn Tập làm văn, năm học 2000 – 2001, nhómVăn- Tiếng Việt- Tổ khoa học xã hội của trường đã họp bàn thống nhất triển khai chuyên đề về phân mônTập làm văn vối nội dung “Rèn kỹ năng dựng đoạn văn cho học sinh” Trong các kỹ năng:Tìm hiểu đề, tìm ý chọn ý, lập dàn ý ; Dựng đoạn, liên kết đoạnTập miệng ở phân mônTập làm văn thì tổ đã xác định kỹ năng dựng đoạn là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Bởi vì đây là một kỹ năng giúp học sinh làm bài với một nội dung phomg phú và đúng hình thức. Vậy rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn cho học sinh như thế nào để đạt kết quả cao ? Muốn học sinh hiểu sâu sắc đoạn văn, giáo viên cần phải cho các em nắm chắc lý thuyết. Không chỉ cung cấp cho các em lý thuyết về đoạn văn mà phải cung cấp cả những lý thuyết về vấn đề liên quan trong đoạn văn, cụ thể “Câu chốt, đề tài,các kiểu liên kết, các cách trình bày nội dung trong đoạn văn” Có như thế thì các em mới nắm chắc được đoạn văn và sử dụng nó khi viết văn bản. Ví dụ :Khi dạy bài “ đoạn văn ’’ SGK lớp 9, giáo viên treo bảng phụ có ghi hai đoạn văn trong bài học, sau đó cho các em quan sát. Hai phần trích trên nhìn về hình thức chúng có dấu hiệu gì ? Số lượng câu ở mỗi phần trích có gì khác nhau không ? Mỗi phần trích trên nói về vấn đề gì? Với những câu hỏi như trên, giáo viên rèn cho các em nhận biết về hình thức và tìm hiểu nội dung của đoạn văn để rồi giúp các em hiểu định nghĩa:”.Đoạn văn là phần văn bản được quy ước tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng”.Đoạn văn nêu một sự việc hoặc hai sự việc.Giáo viên giúp các em hiểu quan hệ giữa đoạn văn với đoạn văn có hai quan hệ chính :Quan hệ phụ thuộc và quan hệ không phụ thuộc. Muốn khắc sâu đoạn văn, giáo viên cho các em làm bài tập từ dễ đến khó. Ví dụ :Bài tập luyện. Trước hết giáo viên rèn cho các em kỹ năng nhận biết đoạn văn Giáo viên treo bảng phụ có ghi nhiều đoạn văn cụ thể” bài tập 1SGK lớp 9”để các em quan sát và đánh số La Mã vào đầu mỗi đoạn văn. Với bài tập này,các em làm rất nhanh, đánh số La Mã vào đúng đoạn đầu đoạn văn.Cụ thể “bài tập 1 SGK- lớp 9” để các em quan sát và đánh số La Mã vào đầu mỗi đoạn văn.Với bài tập này, các em làm rất nhanh, đánh số La Mã đúng đầu đoạn văn. Như vậy dựa vào hình thức của đoạn các em nhận biết được ngay.Để khắc sâu kiến thức,mối quan hệ giữa hình thức và nội dung,giáo viên tiếp tục đưa ra một văn bản mà học sinh đã phân đoạn rất tuỳ tiện bởi không chú ý tới nội dung. Ví dụ, giáo viên đưa ra bài tập sau: “ Đó cũng là cái ngày một cuộc đổi thay lớn đã xảy ra trong cuộc đời tôi.Tôi đã trở thành học sinh giỏi được dự thi cấp toàn quốc. Và thế là Cho đến giây phút này, tôi vẫn còn nhớ lúc đó tôi xúc động đến trào nước mắt. Bất cứ cuộc đời của con người nào cũng có những phút giây xúc động tự hào như thế”. Giáo viên cho các em quan sát và nêu câu hỏi: Bạn học sinh cho rằng đoạn văn trên chỉ có hai đoạn văn, ý kiến của em thế nào? Để cho các em thảo luận các em trình bày ý kiến của mình.Thế là có hai ý kiến chia cho các em thảo luận nhóm. Nhóm 1 cho rằng: Phần trích trên chỉ có hai đoạn vănvì chẳng lẽ một cụm từ lại đứng một đoạn văn là sai. Nhóm hai cho rằng: Phần trích trên có ba đoạn, nhưng các em không giải thích nổi tại sao lại có ba đoạn. Cuối cùng giáo viên chỉ rõ đúng sai của học sinh và đi đến kết luận: Phần trích dẫn gồm có ba đoạn chứ không phải gồm có 2 đoạn, vì đoạn thứ hai mặc dù chỉ có một cụm từ quan hệ nhưng vẫn đủ tư cách là một đoạn văn:Hoàn chỉnh về hình thức và chứa đựng nội dung nhất định. các em còn lúng túng bởi các em chỉ mới nhận biết cảm tính về hình thức mà chưa chú ý đến nội dung để các em nhận biết đúng vá trúng một đoạn văn đảm bảo cả nội dung và hình thức, giáo viên tiếp tục rèn cho các em: Giáo viên cho các em làm bài tập hai SGK lớp 9 trang 59: Tóm tắt nội dung chính của mỗi đoạn bằng một câu. Phần bài tập này các em làm hơi lâu bởi vì các em phải đọc và rút ra ý chính. Để cá em tự đọc, giáo viên lưu ý các em xem trong đoạn văn đó câu nào chứa ý chính của đoạn văn. Nếu không có ý chính thì tóm tắt ý của từng đoạn bằng một câu, giáo viên nhận xét cách làm của các em và đi đến kết luận từng đoạn. Đoạn 1: Hoàn cảnh xảy ra sự việc Hôxê bị bắt và xử án. Đoạn 2: Anh công nhân da đen bị bắt và bị kết án. Đoạn 3: Công nhân biểu tình bản án đối với Hôxê. Đoạn 4: Thắng lợi cuộc đấu tranh của công nhân. Đoạn 5: Chỉ có tình hữu ái vô sản là có thật trên đời này. Sau khi làm xong bài tập này giáo viên hé mở cho các em: Việc tìm ý chính trong đoạn văn chính là cáh tìm đề tài trong đoạn văn đó. Như vậy khi cung cấp kiến thức về khái niệm đoạn văn giáo viên đã rèn cho các em nhận biết thành thạo về đoạn văn và hướng cho các em kiến thức sắp tới để có mối quan hệ giữa kiến thức này và kiến thức khác. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa giáo viên cho học sinh bài tập về nhà để các em thực hành ngay trong bài của mình. Em hãy đếm trong đoạn văn của em có bao nhiêu đoạn. Em hãy viết một đoạn văn bất kì và nêu ý chính của đoạn văn đó. Giờ học tuần sau giáo viên kiểm tra bài tập đó của các em, đáng giá kết quả. Muốn học sinh có kĩ năng trình bày nội dung trong một đoạn văn, cần cho các nắm được phần lí thuyết về đề tài, về câu chốt và các cách trình bày, nội dung trong một đoạn văn. Trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích. Sau phần học lí thuyết trên giáo viên chú trọng về câu chốt và các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn.Khi trình bày bài tập về câu chốt, giáo viên nên chia làm hai kiểu: Kiểu 1: Luyện dựng đoạn văn trong một câu chốt: Thể hiện trong đoạn diễn dịch,đoạn quy nạp hoặc có thể trong đoạn móc xích. Kiểu 2: Luyện dựng đoạn văn không có câu chốt: Thể hiện trong đoạn văn song hành hoặc có thể trong đoạn văn móc xích. Đối với kiểu 1: Giáo viên chia bài tập trong SGK xếp vào loại bài tập này. Bài tập 1, 2, 3 của tiết 21.Bài tập 1, 2, 4 của tiết 20. Khi luyện tập phần này giáo viên cho học sinh đọc kỹ từng đoạn văn, tìm ý chính, ý chính đó nằm ở vị trí nào của đoạn văn. Đối chiếu với lý thuyết về cách trình bày về nội dung của đoạn văn thì cứ ý cơ bản ý khái quát nằm ở câu số 1 của đoạn văn, kết luận đoạn đó là đoạn diễn dịch.Ngược lại, nếu ý cơ bản ý khái quát nằm ở cuối đoạn văn thì kết luận đoạn văn đó là đoạn quy nạp.Qua những tiết được luyện tập các em dần dần biết xác đinh được câu chốt, nêu được ý chính của đoạn, biết nhận biết đoạn văn kiểu diễn dịch, kiêủ quy nạp. Bài tập 4 của tiết 20 là loại bài tập củng cố về kiến thức câu chốt, về cách trình bày nội dung trong một đoạn văn. Khi làm các bài tập này các em còn lúng túng, chưa biết triển khai thành đoạn. Giáo viên nên cho sẵn một vài câu chốt để các em triển khai. Ví dụ: “Trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy” Để các em triển khai được giáo viên hướng dẫn các em cách viết: Các em nên coi đó là câu số 1.Các câu 2, 3, 4...bổ sung minh hoạ cho câu 1 Giáo viên cho các em trình bày ra giấy nháp và gọi các em đọc phần bài làm của mình.Gọi em khác nhận xét và cuối cùng là phần đáp án của giáo viên. Ví dụ: Trong thơ Bác ánh trăng luôn tràn đầy(1).Trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, mắc dù bị giam cầm tù đày nhưng Bác vần hướng lòng mình về ánh trăng (2).Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ mặc dù bận rộn nhưng Bác vẫn dành thời gian cho trăng (3). Không phải chỉ có một bài tập 4, giáo viên nên cho học sinh luyện tập cách viết này nhiều lần.Có thể cho câu chốt sẵn có thể để tự các em xác định câu chốt, xác định đề tài. Kiểu bài tập 2: Cách làm của giáo viên cũng tương tự, chú ý bài tập này không có câu chốt,bởi ý khái quát không tập trung ở câu nào. Vì vậy yêu cầu các em phải đọc kĩ để nắm ý cơ bản. Như vậy, muốn học sinh nắm chắc được đoạn văn giáo viên phải là người nắm chắckiến thức. Đối với đoạn văn giáo viên không chỉ truyền thụ cho các em khái niệm về đoạn mà còn truyền thụ cho các em về nội dung, cách trình bày nội dung. Việc truyền thụ lý thuyết là căn bản, song quan trọng cơ bản là rèn kĩ năng bài tập, phải đề ra nhiều dạng nhiều tình huống. Bài tập phải đi từ đơn giản đến phức tạp.Đáng lưu ý phải để các em tự làm, tự suy nghĩ phát huy tư duy tích cực của các em. Việc rèn luyện bài tập, việc học lý thuyết để cuối cùng đi tới một mục đích là: Học sinh tái tạo được một văn bản. Trong các văn bản đó các em chỉ ra được nhiều đoạn nhỏ, nêu được nội dung và cách trình bày nội dung trong một đoạn đó. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên cho các em kiểm tra, giáo viên trực tiếp kiểm tra phần làm của học sinh. Muốn các em học tốt, giáo viên phải kiểm tra, kiên nhẫn uốn nắn những sai sót của các em để các em học tập tốt hơn. Trên đây là những định hướng trong việc rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn. Tổ chuyên môn triển khai học tập tinh thần của chuyên đề sau đó dự giờ mẫu đồng chí Ngọc – rút kinh nghiệm Tiếp theo các nhóm chuyên môn trao đổi bài dạy trong nhóm, áp dụng chuyên đề trong bài dạy của nhóm. Tổ chuyên môn sẽ đánh giá việc áp dụng chuyên đề. Sau đó rút kinh nghiệm, tiếp tục triển khai chuyên đề cho các thể loại còn lại trong chương trình Tập làm văn ở THCS. Người viết Đinh Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docSKKN Ren ky nang dung doan van.doc
Giáo án liên quan