Chương trình tiểu học là chương trình đồng bộ được mở rộng và khắc sâu kiến thức môn toán nói chung và phương pháp giải toán nói riêng. Chương trình toán tiểu học là chương trình chuyển tiếp giữa các lớp 1, 2 và lớp trên học sinh được củng cố mở rộng. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán. Vì vậy đối với việc giải toán trong từng tiết học để học sinh giải toán đúng quả là khó khăn cả về trả lời lẫn tính toán.
Nhưng trên thực tế đối với học sinh vùng sâu giải toán, các em rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy "phân tích, tổng hợp của các em có nhiều hạn chế". Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi còn có một số em giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào? Các em rất sợ học. Mà môn toán là môn "Thể thao trí tuệ" vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm, trong đó "cách giải toán" là chú trọng trong chương trình toán 1.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuân, Tiền ... là những em học toán còn yếu. Các em thường sợ làm loại toán này. Các em không biết giải, hay trả lời sai, làm tính không đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng.
Trong các giờ lên lớp tôi luôn động viện cho các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Tôi thường xuyên kiểm tra bài làm của em trên lớp, chấm chữa tay đôi với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố gắng (mặc dù chưa đạt yêu cầu) để các em phấn khởi học tập xoá đi ấn tượng sợ giải toán.
Về nhà: Tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở lớp để các em yếu kém nắm vững cách giải. Lần sau gặp loại bài như thế là làm được ngay. Tôi còn yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con học ở nhà giúp các em làm đầy đủ bài tập cô giao. Ngoài ra tôi còn giao cho những em giỏi toán ở lớp mỗi em giỏi giúp một em kém. Lập thành đôi bạn cùng tiến bằng cách: Giờ truy bài kiểm tra bài làm của bạn. Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán. Khi giao bài về nhà không nên giao nhiều, chỉ cần giao 1 đến 2 bài cho học sinh làm thôi, tôi lồng thêm những bài toán gắn với thực tế giúp các em hứng thú học toán hơn.
2.2. Biện pháp thực hiện rèn luyện học sinh.
Để giúp học sinh thực hiện những hoạt động trên có hiệu quả, người giáo viên phải có biện pháp để rèn luyện cho học sinh theo các kỹ năng sau:
2.2.1. Tập cho học sinh làm quen với việc nhận dạng bài toán có lời văn:
* Dạng 1: Bài toán có đề sẵn chỉ yêu cầu điền số:
+ Ví dụ 1: (Bài 1 trang 115 SGK lớp 1)
Bài toán: Có ...bạn, thêmbạn đang đi tới. Hỏi tất cả bao nhiêu bạn?
- Theo bài toán: Sau khi đọc đề toán cho học sinh nghe xong, giáo viên hướng dẫn học sinh điền số.
- Sau khi điền số ta được bài toán sau:
+ Có 1 bạn, thêm 3 bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Bài toán cho biết gì? Có 1 bạn có thêm 3 bạn nữa
- Bài toán hỏi gì?..... Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- Hướng dẫn giải Bài giải
Số bạn có tất cả là:
1 + 3 = 4 (bạn)
Đáp số: 4 bạn
- Giáo viên cho học sinh điền số có nhiều bài toán tương tự chỉ khác số liệu, qua đó rèn cho học sinh kỹ năng nhận dạng bài toán.
+ Ví dụ 2:
* Liên hệ thực tế: Giáo viên lấy đề toán gần gũi với học sinh
Bài toán: Trong nhà có 2 quả bí. Bố gởi về thêm 7 quả nữa. Hỏi trong nhà có tất cả bao nhiêu quả bí?
- Sau khi điền số ta được một bài toán hoàn chỉnh
- Bài toán cho biết gì? Có 2 quả bí, có thêm 7 quả bí nữa
- Bài toán hỏi gì?..... Hỏi có tất cả bao nhiêu quả bí?
- Hướng dẫn giải Bài giải
Số quả bí có tất cả là:
2 + 7 = 9 (quả bí)
Đáp số: 9 quả bí
* Dạng 2: Viết tiếp câu hỏi để có đề toán:
+ Ví dụ 1: (Bài 3 trang 116 SGK lớp 1)
Bài toán: Có một gà mẹ và 7 gà con.
Hỏi?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đề toán xong.
- Giáo viên hỏi: Bài toán còn thiếu gì? (Bài toán còn thiếu câu hỏi)
- Các em có thể trả lời khác nhau
- Hỏi có tất cả mấy con gà?
- Hỏi cả gà mẹ và gà con có tất cả bao nhiêu con?
- Hỏi có bao nhiêu con gà tất cả?
- Mỗi lần học sinh nêu câu hỏi lại cho học sinh đọc toàn bộ bài toán.
- Trong các câu hỏi đều phải có “từ hỏi nằm ở đầu câu”
- Trong câu hỏi của bài toán đều có từ tất cả.
- Giáo viên hướng dẫn giải:
Bài giải
Số gà có tất cả là:
1 + 7 = 8 (con)
Đáp số: 8 con
+ Ví dụ 2: Giáo viên lấy đề toán gần gủi với học sinh:
Bài toán: An câu được 4 con cá. Bình câu được 6 con cá .
Hỏi: .. ..?
- Tương tự như ví dụ 1 học sinh sẽ trả lời
- Hỏi có tất cả mấy con cá ?
- Hỏi 2 bạn câu được tất cả mấy con cá ?
- Hỏi An và Bình câu được tất cả mấy con cá ?
- Hỏi có bao nhiêu con cá tất cả ?
- Mỗi lần học sinh nêu lại câu hỏi cho học sinh đọc lại bài toán
- Giáo viên hướng dẫn giải:
Bài giải :
Số cá An và Bình câu được tất cả là:
4 + 6 = 10 (con)
Đáp số: 10 con
* Dạng 3: Nhìn tranh vẽ tiếp vào các chỗ chấm để có bài toán:
+ Ví dụ 1: ( Trang 116 bài 4 SGK lớp 1 )
Bài toán: Có con chim đậu trên cành, có thêm con chim bay đến.
Hỏi .. ?
- Cho học sinh đọc đề.
- Hướng dẫn học sinh điền số: Số 4 và số 2 (số 4 trước số 2 sau )
- Hướng dẫn học sinh viết tiếp câu hỏi .
- Hỏi trên cành cây có tất cả mấy con chim ?
- Hỏi có tất cả mấy con chim đang đậu trên cành ?
- Hỏi có bao nhiêu con chim tất cả ?
- Hướng dẫn giải
Bài giải .
Số con chim đậu trên cành là :
4 + 2 = 6 (con )
Đáp số: 6 con chim
+ Ví dụ 2: Ví dụ gần gủi với học sinh
Bài toán: Trên bảng hàng trên cô có chiếc thuyền . Hàng dưới có .. chiếc thuyền nữa . Hỏi ?
- Học sinh sẽ trả lời: Trên bảng hàng trên cô có 3 chiếc thuyền. Hàng dưới có thêm 2 chiếc thuyền nữa . Hỏi cả 2 hàng có bao nhiêu chiếc thuyền? “Hoặc”. Hỏi có tất cả bao nhiêu chiếc thuyền ?
Bài giải.
Số thuyền có tất cả lả:
3 + 2 = 5 (chiếc)
Đáp số: 5 chiếc thuyền.
2.2.2. Rèn luyện kỹ năng tóm tắt bài toán bằng lời văn qua hình vẽ.
- Dùng hình vẽ tóm tắt lá cách tốt nhất để diễn tả tốt nhất một cách trực quan giúp ta lược bỏ những cái không bản chất để tập trung vào những cái có bản chất của bài toán, điều này giúp cho nội dung bài toán được bộc lộ rõ nét. Gợi ra con đường suy nghĩ để tìm ra cách giải.
Ví dụ 1: ( Bài 2 trang 149 SGK lớp 1)
Bài toán: An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bay đi. Hỏi An còn mấy quả?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt:
- Tóm tắt: Có 8 quả bóng Bài giải
Đã thả 3 quả bóng Số quả bóng có tất cả là:
Còn quả bóng? 8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng.
+ Ví dụ 2: Nhà em Toàn có 5 con trâu và 7 con dê. Hỏi nhà em Toàn có tất cả mấy con trâu và dê?
- Tóm tắt: Có 5 con trâu và 7 con dê Bài giải
Hỏi có cả trâu và dê Số con trâu và dê có là:
7 + 5 = 12 (con)
Đáp số: 12 con trâu và dê
2.2.3. Rèn luyện kỹ năng phân tích bài toán và tìm lời giải.
- Có thể xem phân tích bài toán là một quá trình tách bài toán thành phần nhỏ, đơn giản để đi đến thiết lập 1 cách giải.
+ Ví dụ 1: Cửa hàng có 15 con búp bê, đã bán đi 2 con búp bê. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu con búp bệ?
* Muốn giải được bài toán này, giáo viên phải đặt hệ thống câu hỏi, thiết lập quy trình phân tích bài toán như sau:
Bài toán cho biết gì? 15 con búp bê
Bài toán biết gì nữa? Đã bán đi 2 con.
Bài toán hỏi gì? Còn lại mấy con
- Muốn tính số con búp bê còn lại ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính gì?
- Dựa vào hệ thống câu hỏi và gợi ý của giáo viên học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và xác định được cách giải của bài toán trên cơ sở đó trình bày bài giải:
Bài giải
Số búp bê còn lại là:
15 – 2 = 13 (con búp bê)
Đáp số: 13 con búp bê
+ Ví dụ 2: Em có 9 quả bắp, em ăn hết 4 quả. Hỏi em còn lại mấy quả?
* Muốn giải bài toán này giáo viên phải đặt hệ thống câu hỏi thiết lập quy trình câu hỏi như sau:
- Bài toán cho biết gì? 9 quả bắp
- Bài toán cho biết gì? Ăn hết 4 quả
- Bài toán hỏi gì? Còn lại mấy quả?
- Muốn tính được số bắp còn lại ta làm như thế nào? Thực hiện phép tính gì?
Dựa trên hệ thống câu hỏi và gợi ý của giáo viên học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và xác định được cách giải của bài toán trên cơ sở đó trình bày bài giải
Bài giải
Số quả bắp còn lại là:
9 – 4 = 5 ( quả bắp)
Đáp số: 5 quả bắp
2.2.4. Rèn luyện kỹ năng trình bày bài giải theo nhiều lời giải khác nhau nhưng cùng một nội dung.
+ Ví dụ 1: Thanh câu được 9 con cá. Thơm câu được 5 con cá. Hỏi 2 bạn câu được tất cả mấy con cá?
Lời giải:
Các lời giải học sinh có thể nêu là:
- Số cá có tất cả là:
- Số cá 2 bạn câu được là:
- Cả 2 bạn câu được là:
- Số Cá có là:
Nhưng chỉ có một phép tính duy nhất đi kèm đó là: 9 + 5 = 14 con cá.
Trình bày bài giải:
Bài giải:
Cả 2 bạn câu được là:
9 + 5 = 14 (con cá)
Đáp số: 14 con cá
+ Ví dụ 2: Nhà An có 8 buồng chuối, Nhà Thơm có 7 buồng chuối. Hỏi 2 nhà có tất cả bao nhiêu buồng chuối?
Các lời giải học sinh có thể nêu là:
Số buồng chuối có tất cả là:
Số chuối 2 nhà có là
Cả 2 nhà có là:
Số chuối có là:
- Nhưng chúng có chung một phép tính giải là:
Bài giải:
Cả 2 nhà có là:
8 + 7 = 15 (buồng chuối)
Đáp số:15 buồng chuối
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Đối với trường.
- Trang bị đồ dùng dạy học đầy đủ.
- Tổ chức hội thao giảng, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn toán, đặc biệt là chú ý đến kỹ năng “ Giải toán có lời văn”.
3.2. Đối bản thân giáo viên.
- Nắm được tâm sinh lý học sinh lớp 1.
- Nắm được đặc điểm, phương pháp giảng dạy“ Giải toán có lời văn”.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn.
- Giáo dục học sinh phải có ý thức học tập, tạo hứng thú cho các em trong học tập, tìm nhiều cách giải khác nhau.
- Phải phân được dạng toán và hệ thống các phương pháp giải, giải bằng phương pháp nào? Bài toán này tương tự với bài toán nào đã làm.
- Tăng cường luyện tập để rèn luyện kỹ năng giải toán.
- Giáo viên phải phân loại học sinh để có kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
- Thường xuyên theo dõi học sinh để kịp thời uốn nắn.
- Thường xuyên tiếp xúc với các em tại nhà.
- Tăng cường mối quan hệ giáo viên và phụ huynh.
Hiệu quả chính thức do Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài học kinh nghiệm (nếu có):
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết SKKN
Nguyễn Thị Thuý Phượng
File đính kèm:
- Phượng.doc