A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc tiểu học là giúp cho học sinh biết dùng dấu câu một cách phù hợp trong các bài viết, đặc biệt trong bài tập làm văn. Dùng dấu câu đúng, phù hợp với nội dung, một mặt giúp các em thể hiện được ý sáng sủa, rõ ràng; mặt khác giúp người dọc theo dõi được nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác. Hiện nay trong khá nhiều bài viết, các em còn tỏ ra lúng túng trong việc sử dụng dấu câu. Bên cạnh một số bài viết còn dày đặc những dòng chữ không dùng một dấu câu nào lại có những bài viết dùng dấu câu bất chấp đúng sai, phù hợp hay không phù hợp với nội dung diễn đạt. Bởi việc dùng tuỳ tiện, dùng sai dấu câu mà nội dung bài viết của các em trở nên khó hiểu.
Chính vì tầm quan trọng của dấu câu trong việc thể hiện nội dung cũng như tìm hiểu trong thực tế những lỗi về dấu câu học sinh tiểu học thường mắc cho nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng: "Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học" nhằm giúp các em có điều kiện luyện tập và dùng đúng, tiến tới dùng hay dấu câu trong các bài viết của mình.
22 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu nằm đấy.
Bài tập 24. Điền phần chú thích phù hợp vào những chỗ đặt dấu ngoặc đơn trong các câu dưới đây:
- Chủ thích về địa điểm: Cầu Long Biên (.) là một trong số những cây cầu dài và rộng bắc qua sông Hồng.
- Chú thích về thời gian: Bài tập toán cô giáo ra lần này, cả lớp em giải mất rất nhiều thời gian () mà vẫn không giải được.
- Chú thích về tên tác giả, tác phẩm:
"Dế mèn phiêu lưu ký" () là một trong những tác phẩm văn học được thiếu nhi yêu thích.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao.
(.)
Bài tập 25. Thay dấu phẩy tách biệt phần chủ thích trong câu sau bằng dấu ngoặc đơn:
Đêm hôm ấy trời mưa to, trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô. Suốt mất tuần tiếp theo, trời trong veo, không một gợn mây.
Bài tập 26. Đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc đơn theo các yêu cầu dưới đây:
- Câu có bộ phận chú thích về địa điểm
- Câu có bộ phận chú thích về thời gian
- Câu có bộ phận chú thích về tên tác giả
- Câu có bộ phận chú thích về tên tác phẩm
Lưu ý: Để làm các bài tập này các em cần:
- Vị trí của bộ phận chú thích: Luôn đi sau bộ phận được chú thích vì vậy dấu ngoặc đơn đặt ở vị trí nào trong câu là tuỳ thuộc vào vị trí của bộ phận được chú thích.
- Cấu tạo của bộ phận chú thích có thể là: Một từ, một tập hợp từ, một câu hoặc nhiều câu.
- ý nghĩa của bộ phận chú thích: Nêu rõ thêm về tình cảm, thái độ, hành động, thời gian, địa điểm, tên tác giả, tác phẩm, .
- Trong một số từ, em có thể dùng dấu phẩy (hoặc dấu gạch ngang) thay cho dấu ngoặc đơn.
8. Bài tập luyện cách sử dụng dấu ngoặc kép.
Bài tập 27. Các câu dưới đây có dùng dấu ngoặc kép em hãy giải thích tại sao lại như vậy?
- Rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân!"
(Sự tích Hồ Gươm)
- Anh thét lên: "Hãy nhớ lấy lời tôi!"
(Tố Hữu)
- "Tiếng suối trong như tiếng hát xa", câu thơ vang dài bất tận.
- Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ "giặc" ở trong lòng.
(Hồ Chí Minh)
Bài tập 28. Em hãy dùng dấu ngoặc kép vào những vị trí thích hợp trong những câu dưới đây:
- Người xưa có câu: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng.
- Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường đi về quê Bác. Nhưng tranh hoạ đồ giờ đây không phải chỉ có non xanh nước biếc.
Bài tập 29. Em hãy đặt câu, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép để dẫn lời cho sẵn dưới đây:
- Văn hay chữ tốt
- Lá lành đùm lá rách
- Không có gì quý hơn độc lập tự do
(Hồ Chí Minh)
9. Bài tập luyện cách dùng dấu gạch ngang:
Bài tập 30. Dựa theo mẫu, em hãy sử dụng phần chủ thích cho trước đặt vào vị trí thích hợp để tạo thành câu có dùng dấu gạch ngang, rồi sau đó chép lại.
Mẫu: Phần chú thích.
một nơi nghỉ mát kỳ thú thuộc Hoàng Liên Sơn
Câu: Sa Pa là vườn hoa và trái ôn đới giữa thiên nhiên Việt Nam nhiệt đới, là đất của rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác, nhiều mây.
Câu có dùng dấu gạch ngang tách biệt phần chú thích:
Sa Pa- một nơi nghỉ mát kỳ thú thuộc Hoàng Liên Sơn- là vườn hoa và trái ôn đới giữa thiên nhiên Việt Nam nhiệt đới, là đất của rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác, nhiều mây.
- Phần chú thích: Sự tích Bể Lầm, sự tích Bể Lù, sự tích Bể Lèng.
Câu: ở hồ Ba Bể, mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim cho đến từng loài thuỷ tộc đều gắn với một sự tích, một huyền thoại.
- Phần chú thích: Thầy Công ngừng lại như có ý nhấn mạnh phần sắp nói tiếp.
Câu: Chiều hôm qua, chưa hết giờ học, em đã bỏ đi đánh bóng bàn. Đánh bóng bàn là tốt, nhưng phải có giờ giấc.
Bài tập 31. Có bạn trong bài chép dưới đây đã quên không dùng dấu gạch ngang ở một số vị trí. Em hãy sửa lại giúp bạn, rồi sau đó chép lại:
Tan học, thầy Hải giáo viên toán nhẹ nhàng đến bên Thuỷ nói với giọng trầm trầm nhưng rất rõ:
Sáng nay, em không làm được bài thầy rất buồn.
Im lặng một lát, thầy nói tiếp:
Nhưng thôi em ạ. Đó là chuyện đã qua. Bây giờ em phải làm thế nào để không lặp lại chuyện ấy nữa!
Thuỷ lắng nghe, rơm rớm nước mắt rồi khẽ nói:
Thưa thầy, em có lỗi. Em hứa nhất định sẽ sửa chữa ạ!
Bài tập 32. Phần in đậm trong những câu dưới đây là phần chú thích. Em hãy lần lượt đặt câu với dấu phẩy, dấu ngoặc đơn và dấu gạch ngang để tách biệt phần chú thích đó.
- Thí sinh cuối cùng một em bé có dáng chắc nịch với nước da rám nắng vào phòng thi và bước tới gần bàn của Ban giám khảo
- Chiều ngày mai Lan nói với các bạn 2 giờ, chúng mình lại tập trung học nhóm nhé!
Bài tập 33. Em hãy viết một đoạn văn với nội dung tự chọn có sử dụng dấu gạch ngang để liệt kê các ý có liên hệ với nhau.
10. Bài tập luyện cách dùng dấu chấm lửng.
Bài tập 34. Em cho biết, trong những trường hợp dưới đây, người viết đã sử dụng dấu chấm lửng nhằm mục đích gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
(Tố Hữu)
Bà ấy cố trả lời, nói rời rạc như người sắp tắt thở:
- Nó ăn của tôi hai xu bún riêu rồi. nó quịt nó chạy.
(Nguyễn Công Hoan)
Biển vẫn lồng lộn. Nhưng tàu vẫn cứ đi, cứ tiến từng tí.từng tí Suốt đêm suốt đêm
(Nguyễn Trinh)
Bài tập 35. Đặt dấu chấm lửng vào vị trí thích hợp trong những câu dưới đây rồi chép lại những câu đó:
a) Dế choắt lên cơn hen, miệng lúc nào cũng rên hừ hừ hừ.
b) Ông lão mấp máy môi hỏi con:
- áo áo áo ai cho đấy hử con?
Bài tập 36. Với mỗi yêu cầu dưới đây, em hãy đặt một câu có dùng dấu chấm lửng:
- Biểu thị sự xúc động nghẹn ngào.
- Biểu thì sự kéo dài.
- Biểu thị sự không tiện nói ra.
11. Bài tập dùng cho học sinh khá, giỏi:
Sau khi học sinh làm thành thạo các bài tập trên, để các em thấy được cái hay, cái đẹp và nhằm giúp các em tự nâng cao trình độ sử dụng dấu câu của mình, từ dùng đúng đến dùng hay, để có thể vươn tới biết dùng sáng tạo các dấu câu tiếng Việt, tôi cho học sinh làm một số bài tập sau:
Bài tập 37. Người có trách nhiệm đã ghi trong đơn xin mổ bò của anh hàng thịt một câu như sau:
Bò cày không được thịt.
Vì có sơ suất trong việc dùng dấu câu nên câu này đã khiến cho người đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Vậy, em sẽ đặt dấu câu như thế nào để giúp người đọc hiểu câu ghi trên:
1. Cho phép anh hàng thịt được mổ bò.
2. Không cho phép anh hàng thịt mổ bò.
Gợi ý: Em có thể tách câu trên thành hai câu riêng biệt, hoặc thành hai về cuả một câu để mối quan hệ giữa các ý được rõ ràng.
Bài tập 38. Em hiểu thế nào về nội dung các câu sau:
a) - Bố mẹ con đi chợ chiều mới về!
- Bố, mẹ con đi chợ chiều mới về!
- Bố mẹ, con đi chợ chiều mới về!
b) - Bố mẹ con đi chợ, chiều mới về!
- Bố, mẹ con đi chợ, chiều mới về!
- Bố mẹ, con đi chợ, chiều mới về!
Gợi ý: Em có thể đặt câu hỏi để thấy được sự khác nhau của nội dung mỗi câu.
Bài 39. Đoạn văn dưới đây có dùng một số thành ngữ nhưng người viết quên không dùng dấu câu để tách biệt cho người đọc biết đó là những lời có sẵn. Em sẽ dùng dấu gì để tách biệt những thành ngữ này và viết lại đoạn văn đó:
ở làng nọ, có một chị vì già kén kẹn hom nên cuối cùng đã phải kết tóc xe tơ với một anh chàng xấu đến mức ma chê quỷ hờn mà còn lại vô tâm vô tính, ruột để ngoài da. Khốn nỗi anh chàng học chẳng hay cày chẳng biết nên anh ta làm gì cũng lúng túng như thợ vụng mất kim, ai bảo mười tám cũng ừ mười tư cũng gật, lúc nào trông cũng lừ đừ như ông từ vào đền. Bởi thế, trăm dâu đổ đầu tằm, tất cả mọi công việc to việc lớn trong nhà đều do một tay chị định liệu.
Gợi ý: Các thành ngữ tiếng Việt: Già kén kẹn hom, kết tóc xe tơ, ma chê quỷ hờn, vô tâm vô tính, ruột để ngoài da, học chẳng hay cày chẳng biết, lúng túng như thợ vụng mất kim, mươi tám cũng ừ mười tư cũng gật, lừ đừ như ông từ vào đền, trăm dâu đổ đầu tằm, công ta việc lớn.
Bài 40. Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và cho biết vì sao có một số từ ngữ tác giả lại đặt trong dấu ngoặc kép:
- Cái Gái lấy ngón tay dí vào một cục "chè", rồi bỗng nói to lên: à! con biết rồi! không phải chè, cám mà! cám nấu mà bu bảo chè.
(Nam Cao)
- Tôi viết mẫu giấy nhỏ hẹn gặp anh để nói chuyện "cần".
Gợi ý: Các từ đặt trong dấu ngoặc kép được dùng theo nghĩa chính hay nghĩa chuyển.
IV. Kết quả.
Qua việc củng cố vào đưa vào một số dạng bài tập về dấu câu tôi thấy học sinh đã có kỹ năng sử dụng dấu câu. Cụ thể:
- Học sinh đã biết sự cần thiết của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và nắm chắc cách sử dụng chúng.
- Các em đã biết nhận dạng nhanh chóng để sử dụng dấu câu hợp lý.
- Xoá bỏ được mặc cảm, gây cho học sinh lòng say mê học. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, đòi hỏi các em phải có tính sáng tạo và linh hoạt vận dụng một cách khéo léo các kiến thức đã học về dấu câu trong từng văn cảnh cụ thể.
Kết quả khảo sát về kỹ năng sử dụng dấu câu ở lớp 5B tôi phụ trách như sau:
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Em
%
Em
%
Em
%
Em
%
29 em
15
51,7
7
24,1
7
24,1
0
0
c. Kết luận.
Trong hoạt động giao tiếp bằng chữ viết, dấu câu có vai trò rất lớn, việc nắm vững công dụng, chức năng và quy tắc dùng dấu câu có thể giúp cho người viết diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác cũng như có thể giúp người đọc hiểu đầy đủ và chính xác tư tương, tình cảm của người viết.
Trong những năm gần đây, nhà trường của chúng ta đã có nhiều cố gắng, trong việc dạy cho học sinh nói và viết đúng ngữ pháp tiếng Việt. Song việc giảng dạy dấu câu chưa được quan tâm đúng mức. Việc rèn kỹ năng sử dụng dấu câu tiếng Việt cho học sinh tiểu học là bức thiết và quan trọng, nó góp phần vào việc rèn luyện các chức năng cơ bản cho học sinh. Mặc dù số tiết dạy về dấu câu tiếng Việt ở sánh giáo khoa còn ít, bài tập chưa phong phú, nhưng tôi đã hệ thống kiến thức và bài tập một cách đa dạng để học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả.
Với tuổi nghề còn ít, kinh nghiẹm chưa nhiều nhưng với tâm huyết của mình tôi đã thử làm và có hiệu quả. Chắc rằng kinh nghiệm này còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp.
File đính kèm:
- SKKN Dau cau.doc