I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Phạm Thị Phương Châu. Năm sinh: 26/9/1977.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vu: Đại học Ngữ Văn.
- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn Ngữ Văn.
- Đơn vị công tác: Truờng THCS Mỹ Hội.
II. NỘI DUNG
- Tên đề tài sáng kiến: “Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 9”; lĩnh vực áp dụng: Ngữ Văn lớp 9 (phân môn Tập làm văn).
- Những căn cứ, lý do chọn đề tài sáng kiến: Từ thực trạng chất lượng bộ môn Ngữ văn lớp 9 chưa cao trong các kỳ thi.
- Mục tiêu đề tài sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy và học nhằm mục đích đạt kết quả cao trong kiểm tra và các kì thi ở môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 9.
Trên đây là bảng đăng ký đề tài sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm 2014.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2641 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn kỹ năng làm bài văn nghị Luận văn học cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu chứng
minh cho luận cứ
Câu chuyển đoạn ..
A à B
Đoạn II: luận điểm:
B 1 2 luận cứ triển khai cho luận điểm B
Những câu chứng
minh cho luận cứ
Câu chuyển đoạn
B à C
Đoạn III: luận điểm:
C 1 2 3 luận cứ triển khai cho luận điểm C
Những câu chứng
minh cho luận cứ
Nêu ý tổng quát xâu chuỗi các ý A B C đã trình bày phần trên.
Liên hệ (mở rộng).
Câu thu hẹp đến kết luận .
* Kết bài:
(Phần thân bài chỉ trình bày khái quát cách triển khai luận điểm theo kết cấu diễn dịch. Phần hướng dẫn viết đoạn văn sẽ thực hiện đầy đủ các cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp)
b. Hướng dẫn viết đoạn văn theo bố cục bài văn:
* Định hướng khi viết phần mở bài cho bài văn nghị luận văn học:
- Mở bài trực tiếp: Đó là mở bài theo kiểu giới thiệu ngay vấn đề sẽ trình bày trong phần thân bài. Ta có thể viết mở bài với các yếu tố như sau:
1. Giới thiệu tác giả.
2. Giới thiệu tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác).
3. Đánh giá sơ bộ nội dung (nghệ thuật).
- Mở bài gián tiếp: Kiểu mở bài này:
- Không đi thẳng trực tiếp vào vấn đề mà gợi mở vào đề bằng biện pháp so sánh, tương phản, nghi vấn, giả định bằng cách đưa ra:
+ Một câu chuyện rồi dẫn vào vấn đề.
+ Mở bài gián tiếp theo kiểu so sánh.
+ Đưa ra một vài câu thơ, lời hát. (Lưu ý câu thơ, lời hát ấy phải gắn với điều định bàn, phải sinh động, hấp dẫn).
- Ta có thể chọn một trong các kiểu gợi mở vào đề đã giới thiệu kết hợp với các yếu tố ở phần mở bài trực tiếp (ở trên) để viết đoạn mở bài gián tiếp đúng và hay.
Ví dụ 1: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân
- Mở bài bằng cách đưa ra một hoặc vài câu thơ, lời hát rồi dẫn vào bài.
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu.
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Đỗ Trung Quân)
Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm dạt dào cháy bỏng với quê hương có sức sống mãnh liệt bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh gian khó nguy hiểm tình cảm ấy càng toả sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực, tâm hồn đồng cảm sâu sắc nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại đã khắc hoạ thành công hình ảnh những con người có tình cảm yêu làng quê da diết. Thành công hơn cả là nhà văn Kim Lân với nhân vật ông Hai trong truyên ngắn Làng- một lão nông nghèo luôn nặng lòng với quê hương.
*Định hướng triển khai luận điểm thành đoạn văn phần thân bài:
+ Đoạn diễn dịch: là cách trình bày ý đi từ khái quát đến cụ thể. Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai những nội dung chi tiết cụ thể ý tưởng của câu chủ đề đó. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh. Phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước như thế nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế, anh ngại ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho họa sĩ những người đáng để vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao nhiêu khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa mà mình được sinh ra, lớn lên, thấm thía sự hi sinh lặng thầm của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước.
+ Đoạn quy nạp: cách trình bày ý ngược lại với đoạn diễn dịch- đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến khái quát; câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
+ Đoạn tổng- phân- hợp: (là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp)
Ví dụ: Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
“Ngay từ khổ thơ đầu, Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu. Không phải là những rừng phong sắc đỏ, giậu cúc vàng, lá ngô đồng rơi hay ao sen tàn lạnh như trong thơ cổ. Cũng không phải là màu trời xanh ngắt hay làn nước biếc trong thơ thu Nguyễn Khuyến Tín hiệu của mùa thu này là làn hương ổi “phả vào trong gió se”. Phải có “gió se” thì mới có hương thơm nồng đậm thế. Làn gió heo may trong mát với thoáng chớm lạnh đầu mùa như biết thanh lọc, chắt chiu để có được mùi hương ấy. Gió đưa làn hương đi theo khắp nẻo, như để “thông báo” với đất trời, với hồn người một tín hiệu vui: mùa thu đang tới! Chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.”
Mô hình đoạn văn:
- Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về khổ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh mang đến cho người đọc những tín hiệu riêng của mùa thu.
- Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh những tín hiệu riêng đó.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định, nâng cao: chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã nắm bắt, tái hiện được vẻ đẹp mơ hồ, tinh tế của khoảnh khắc giao mùa.
* Phần kết bài:
- Kết bài là phần đánh giá chung tác phẩm (nội dung, nghệ thuật) và rút ra bài học (hoặc mở rộng). Một kết bài thường có các yếu tố sau:
1. Tác giả, tác phẩm
2. Nội dung , nghệ thuật
Rút ra bài học (Tình cảm, Hành động)
* Ngoài ra, chúng ta có thể nâng cao phần kết bài bằng biện pháp so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ
Ví dụ: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Xây dựng nhân vật ông Hai, tác giả đã tô thêm những nét đẹp cho con người Việt Nam. Họ không những cần cù chăm chỉ thông minh mà còn có tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân yêu. Có cùng tiếng nói với Kim Lân, nhà văn Anh Đức cũng khắc hoạ hình ảnh ông lão vườn chim - một ông lão nghèo sống cô đơn gắn bó với từng tấc đất U Minh, yêu từng gốc tràm, yêu từng con chim nhỏ. Tình cảm yêu quê hương, đất nước của nhân dân Việt Nam thật giống như lời tác giả I-li-a Ê-ren-bua khẳng định “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
- Giúp học sinh nắm vững được kiểu bài nghị luận văn học và bước đầu hạn chế được số lượng học sinh yếu, tỉ lệ học sinh khá giỏi từ đó nâng lên.
+ Đầu năm:
HS khá, giỏi: 49,5%
HS trung bình-yếu: 50,5%
+ Giữa HKII:
HS khá, giỏi: 68,4%
HS trung bình-yếu: 31,6%
- Kết quả đạt được qua các kì thi học sinh giỏi, thi Văn hay chữ tốt đều đạt giải vòng huyện.
+ Năm học 2011-2012:
.Thi HSG vòng trường: 03 học sinh; vòng huyện: 0
.Thi Văn hay chữ tốt: vòng trường: 02 học sinh; vòng huyện: 01 học sinh
+ Năm học 2012-2013:
.Thi HSG vòng trường: 03 học sinh; vòng huyện: 01 học sinh
.Thi Văn hay chữ tốt: vòng trường: 03 học sinh; vòng huyện: 02 học sinh
+ Năm học 2013-2014:
.Thi HSG vòng huyện: 01 học sinh (dự thi cấp tỉnh)
.Thi Văn hay chữ tốt: vòng trường: 03 học sinh; vòng huyện: 02 học sinh
- Điểm thi tuyển sinh môn Ngữ văn hàng năm có nâng lên về số lượng lẫn chất lượng:
+ Năm học 2011-2012: 01 điểm 0.
+ Năm học 2012 - 2013: không có điểm 0 và điểm trung bình được nâng lên đáng kể theo năm học.
- Trước đây hầu như các em khá, giỏi khi làm văn đều chọn cách mở bài trực tiếp. Khi được giáo viên hướng dẫn cách viết phần mở bài gián tiếp thì các em vận dụng khá tốt vào bài viết của mình.
+ Đầu năm:
Phần lớn các em đều viết mở bài theo kiểu trực tiếp chiếm 80%.
+ Giữa HKII:
Khi được hướng dẫn cách viết mở bài gián tiếp các em vận dụng khá tốt vào bài viết của mình chiếm tỉ lệ trên 70%.
- Tổ chức bồi dưỡng chéo buổi cho học sinh yếu. Đa số học sinh nắm được kỹ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn), đặc biệt các em trung bình, yếu đều viết đúng, đạt yêu cầu phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận văn học. Biết cách triển khai luận điểm theo các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn ở phần thân bài (cụ thể là đoạn diễn dịch).
+ Đầu năm:
Học sinh yếu khi viết phần mở bài các em mất nhiều thời gian do không biết bắt đầu từ đâu nên viết rất sơ sài, chung chung không đi vào trọng tâm vấn đề. Từ đó các em rất ngán, ngại khi làm tập làm văn.
Khi được giáo viên hướng dẫn cách viết mở bài các em không còn thấy gặp khó khăn trong việc viết mở bài như trước đây.
+ Đến giữa HKII tỉ lệ học sinh yếu viết đoạn mở bài đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ trên 90%.
- Mặc dù các em đã được hướng dẫn cách viết phần thân bài, tuy nhiên hầu hết các em học sinh trung bình, yếu đều chưa biết cách xây dựng luận điểm thành đoạn văn như thế nào. Do đó khi làm bài các em suy diễn lung tung hoặc có khi kể lại truyện, giải nghĩa câu chữ mà chưa biết cách phân tích lấy dẫn chứng từ đâu.
Khi được giáo viên hướng dẫn cách triển khai luận điểm thành đoạn văn ,phần lớn các em nắm được cách trình bày đoạn văn theo đúng hướng.
- Đối với học sinh khá, giỏi các em từng bước vận dụng các kiểu viết đoạn văn một cách linh hoạt trong bài văn của mình (trước đây hầu hết các em viết đoạn văn theo cách diễn dịch sau khi được hướng dẫn các em đã vận dụng viết đoạn tổng-phân-hợp)
Bài viết tập làm văn số 6, 7 ở HKII đạt khá, giỏi chiếm tỉ lệ: 63.4%.
- Khi nắm vững cách làm bài, học sinh cảm thấy tự tin và hứng thú hơn đối với bộ môn, các em không còn thấy sợ hay lúng túng khi làm bài viết nữa.
- Phần kết bài thường học sinh đuối ý nên hay viết lại ý ở phần mở bài và chưa biết liên hệ, mở rộng vấn đề từ bài viết để có phần kết bài đạt yêu cầu và hay. Khi giáo viên hướng dẫn học sinh trung bình, yếu đều vận dụng viết phần kết bài đạt yêu cầu; học sinh khá, giỏi từng bước viết phần kết bài ở dạng nâng cao hơn so với trước đây.
- Giảỉ pháp được thực hiện bước đầu hạn chế tỉ lệ học sinh yếu trong năm học này. Giúp các em tự tin và yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn.
Lớp
Đầu năm
HSYếu
HKI
Giữa HKII
9A1
9A2
9A3
0
4
16
0
2
10
0
0
5
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2014.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
XÁC NHẬN
NGƯỜI BÁO CÁO
Phạm Thị Phương Châu
File đính kèm:
- Ren ky nang lam bai van nghi luan van hoc cho hoc sinh lop 9.doc