Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói : “ Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì đời sống tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp Chính cái giàu đẹp đó đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt ”.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy học sinh lớp 9 rất hay nhầm lẫn các kiến thức về hệ thống từ vựng và từ loại tiếng Việt, dẫn đến dùng từ sai khá nhiều. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này, qua thực tiễn dạy học theo tôi là do rất nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố cơ bản là các kiến thức về từ vựng và từ loại học sinh được học trong chương trình THCS là khá nhiều và trải đều từ lớp 6 đến lớp 9.
Làm thế nào để giúp học sinh lớp 9 nắm vững và có một cái nhìn hệ thống, bao quát các kiến thức về từ vựng và từ loại được học trong chương trình, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời phát huy được vai trò chủ động, tích cực của các em trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học ?
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn kĩ năng ghi nhớ hệ thống từ vựng và từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 9 - Nguyễn Thị Thu Hiền - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Ea Tieu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o học sinh lớp 9 rất hay nhầm lẫn khi dùng từ và khó hệ thống được kiến thức từ vựng, từ loại mình đã học, đặc biệt là trong các tiết “Tổng kết về từ vựng” và “Tổng kết về ngữ pháp” ( Phần từ loại) .
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ :
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi đã tiến hành các biện pháp( sẽ trình bày cụ thể ở phần 1.III và 2.III của SKKN này) để giúp học sinh lớp 9 nắm vững hệ thống từ vựng và từ loại được học trong chương trình :
Để tiến hành cách làm này, chúng tôi đã phân loại từ vựng và từ loại theo các tiêu chí khác nhau ( như đã trình bày ở phần I.Cơ sở lí thuyết).Nói như Eran Kantz “Khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn”, chúng tôi cũng đã giúp học sinh ghi nhớ kiến thức theo cách ấy .
Tức là, thay vì tổng kết theo các mục như trong sách giáo khoa, chúng tôi tổ chức hướng dẫn học sinh tổng kết về lí thuyết bằng các sơ đồ và bảng hệ thống kiến thức trước giúp học sinh nắm vững kiến thức lí thuyết , rồi sau đó mới tổ chức luyện tập
* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể :
1. Lập sơ đồ hệ thống kiến thức bằng kĩ thuật bản đồ tư duy :
a. Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
b.Cách làm :
- Bước 1: Viết tên chủ đề chính ở trung tâm.
- Bước 2 : Từ chủ đề chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề xoay quanh chủ đề trung tâm nói trên.
- Bước 3 : Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp các nội dung thuộc nhánh chính đó.
- Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
(Từ năm học 2011-2012, dựa trên những thành công đã đạt được ở các năm học trước, chúng tôi tiếp tục áp dụng phần mềm Mind Map trong các bài giảng điện tử của mình với mục đích tiếp tục giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động trong học tập đồng thời hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học của giáo viên )
2. Lập bảng hệ thống kiến thức :
a. Lập bảng hệ thống kiến thức là hướng dẫn học sinh tổng kết các đơn vị kiến thức đã học sắp xếp trong các cột, hàng hợp lí.
b. Cách làm :
- Bước 1 : Giáo viên nghiên cứu kĩ bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Bước 2 : Hệ thống lại các kiến thức cơ bản.
- Bước 3 : Sắp xếp các kiến thức đó vào bảng hệ thống một cách khoa học.
* Yêu cầu của bảng hệ thống :
+ Làm nổi bật được đơn vị kiến thức của bài học.
+ Lời văn ngắn gọn, súc tích, bảo đảm tính khoa học, khái quát cao.
+ Đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ.
* Lưu ý :
Bảng hệ thống này có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà trước tiết học, hoặc lập trên lớp trong giờ học tùy theo yêu cầu và đặc trưng của mỗi tiết
3. Một số sơ đồ và bảng hệ thống từ vựng, từ loại (minh họa) :
a. PHẦN TỪ VỰNG
a.1
TỪ ĐƠN Vd:. Từ ghép đẳng lập
Vd:.
TỪ Từ ghép
(Phân loại theo cấu tạo) TỪ PHỨC Từ ghép chính phụ
Vd : ..
Từ láy hoàn toàn
Từ láy Vd: .
Từ láy bộ phận
a. 2 Vd:
TỪ
(Phân loại dựa vào nghĩa của từ)
TỪ TỪ TỪ TỪ
NHIỀU NGHĨA ĐỒNG ÂM ĐỒNG NGHĨA TRÁI NGHĨA
↓ ↓ ↓ ↓
Từ có thể có Những từ có âm Những từ khác nhau Là hiện tượng
một nghĩa hay giống nhau nhưng về hình thức âm của những từ
nhiều nghĩa nhưng nghĩa khác thanh, có nghĩa giống từ tạo thành từng
xa nhau, không liên nhau hoặc gần cặp mà các từ
quan gì với nhau giống nhau trong mỗi cặp từ,
tương phản nhau
về ý nghĩa trên cùng
một mặt bằng
logíc nào đó .
Vd:. Vd:. Vd:. Vd:.
a.3
TỪ THUẦN VIỆT Vd:.
TỪ Hán cổ(Vd:)
(Phân loại theo Gốc Hán
nguồn gốc) TỪ MƯỢN Hán Việt (Vd:)
mượn T.Anh(Vd:)
Gốc Âu mượn T.Pháp(Vd:)
mượn T. Nga(Vd:)
a.4
TỪ
(Phân loại dựa theo
phạm vi sử dụng)
TỪ TỪ THUẬT NGỮ BIỆT NGỮ
TOÀN DÂN ĐỊA PHƯƠNG XÃ HỘI
↓ ↓ ↓ ↓
Từ được sử dụng Từ được sử dụng Từ chỉ khái niệm Những từ ngữ
phổ biến trong một địa khoa học công nghệ, chỉ được dùng
trong toàn dân . phương nhất định thường được dùng trong những
trong các văn bản tầng lớp xã hội
khoa học công nghệ nhất định
Vd:. Vd:. Vd:. Vd:.
a.5
TỪ
(Phân loại dựa theo những
tính chất về nghĩa của từ )
TỪ TƯỢNG THANH
TỪ TƯỢNG HÌNH
↓ ↓
Là từ gợi tả hình ảnh,dáng vẻ, Là từ mô phỏng âm thanh
trạng thái của sự vật của tự nhiên , con người
Vd:. Vd:.
- Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
a.6
CÁC CÁCH TRAU
DỒI VỐN TỪ
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
a.7
Mượn
từ ngữ
của tiếng
nước ngoài
Vd :
Tạo
từ ngữ mới
Vd :
Phương thức
ẩn dụ
Vd :
Phương thức
hoán dụ
Vd :
Phát triển số lượng từ ngữ
Phát triển nghĩa của từ ngữ
( Trên cơ sở nghĩa gốc)
CÁC CÁCH PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG
a.8 BÀNG HỆ THỐNG CÁC PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG
TT
BIỆN PHÁP
KHÁI NIỆM
VÍ DỤ
1
So sánh
Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2
Ẩn dụ
Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3
Hoán dụ
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4
Nhân hóa
Là gọi tên sự vật, cây cối,đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người
5
Nói quá
Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6
Nói giảm
nói tránh
Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
7
Điệp ngữ
Là cách lặp lại từ ngữ hoặc kiểu câu nhằm làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh
8
Chơi chữ
Là phép tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm cho câu văn hấp dẫn, tế nhị.
b. PHẦN TỪ LOẠI
b.1.Danh từ, động từ, tính từ :
TỪ LOẠI
Ý NGHĨA KHÁI QUÁT
KHẢ NĂNG KẾT HỢP
CHỨC VỤ NGỮ PHÁP
( Thường gặp)
Phía trước
Từ loại
Phía sau
Danh từ
Chỉ sự vật(người,vật,hiện tượng, khái niệm)
những, các , một ...
DT
này , kia , nọ ....
- Chủ ngữ
Động từ
Chỉ hoạt động,trạng thái của sự vật.
Hãy , đừng , chớ ...
ĐT
được , ngay ....
- Vị ngữ
Tính
từ
Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động , trạng thái.
Rất , hơi, quá
TT
quá , lắm ....
- Vị ngữ
b.2. Các từ loại khác :
TỪ LOẠI
Ý NGHĨA KHÁI QUÁT
VÍ DỤ
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật .
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Trợ từ
Là những từ ngữ luôn đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị đánh giá sự vật, sự việc nói đến ở từ ngữ đó.
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
Tình thái từ
Là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Những giải pháp trên đã được tôi thực hiện trong hai năm học 2009-2010, 2010-2011 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2011-2012 ở các lớp 9A và 9B trường THCS EaTiêu trong các tiết dạy về từ vựng và từ loại trong chương trình Ngữ văn 9, cụ thể là :
+ Tiết 43,44,49,52,59 phần Tổng kết từ vựng .
+ Tiết 148,149 phần Tổng kết ngữ pháp.
+ Tiết 21, 25 bài Sự phát triển của từ vựng.
+ Tiết 33 bài Trau dồi vốn từ.
Với giải pháp này, chúng tôi đã giúp học sinh lớp 9 nâng cao khả năng ghi nhớ một cách có hệ thống và chính xác các kiến thức được học, rèn cho các em kĩ năng làm việc có bài bản, khoa học , từ đó phát huy vai trò chủ động, tích cực của các em trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học .Giúp các em có một cái nhìn hệ thống nhất, khái quát nhất về kiến thức từ vựng và từ loại được học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS tạo nền tảng vững chắc để các em học tốt bộ môn Ngữ văn ở bậc học Trung học phổ thông.
- Kết quả được đối chiếu cụ thể như sau :
Năm học
Mức độ nắm kiến thức
Biết
Thông hiểu
Vận dụng
2008-2009 *
40%
30%
15,5%
2009-2010
70%
60%
50,5%
2010-2011
90%
80,5%
70%
( * Năm học 2008-2009 là năm chưa áp dụng những giải pháp trong SKKN này).
- Và, trong quá trình thực hiện đề tài cũng giúp bản thân tôi tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao
D. KẾT LUẬN
Như vậy, với việc lập sơ đồ và bảng hệ thống từ vựng,từ loại tiếng Việt, ngoài việc chúng tôi đã giúp học sinh lớp 9 rèn luyện khả năng ghi nhớ kiến thức, mà qua việc thực hiện những giải pháp trên, chúng tôi đã cung cấp cho học sinh một kĩ năng khác , kĩ năng này có thể áp dụng trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống đó chính là kĩ năng”ghi nhớ theo nhóm”.
Và, chúng tôi xin được trích dẫn một câu trong cuốn Bí mật của một trí nhớ siêu phàm của Eran Kantz để khép lại bài viết này : Sự thật là một người thầy tốt có thể làm nên những điều thần kì. Một giáo viên giỏi có phương pháp giảng dạy hay và linh hoạt sẽ tác động tích cực đến khả năng ghi nhớ bài giảng của học sinh. Chúng tôi hi vọng, với những gợi ý nhỏ trong SKKN này, cùng với những tìm tòi sáng tạo của bản thân, quý đồng nghiệp sẽ có thêm những kinh nghiệm để dạy tốt phần từ vựng, từ loại tiếng Việt, mà hơn thế là dạy tốt bộ môn mà mình phụ trách
Trong khuôn khổ một bài viết nhỏ, tôi xin được trao đổi một số vấn đề liên quan về kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình giảng dạy của bản thân, rất mong được đón nhận các ý kiến đóng góp , trao đổi , bổ sung của các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng phát huy giá trị trong thực tiễn dạy học
Xin được trân trọng cảm ơn.
&
* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo khoa Ngữ văn ( 6,7,8,9 )
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo , Sách giáo viên Ngữ văn ( 6,7,8,9 )
3. Ngữ pháp Tiếng Việt, Đinh Văn Đức
4. Tạp chí Ngôn ngữ , số 02/2003
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM MON NGU VAN.doc