Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam - Võ Thanh Lương

 Trong TDTT nói chung thì hệ thống giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”.

Trong phạm trù hoạt động TDTT nói chung thì giáo dục thể chất mà đặc biệt là giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học 1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam - Võ Thanh Lương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời “ một bắt một”: Bắt người chặt sẽ hạn chế được tầm hoạt động của tiền đạo đối phương, tranh cướp bóng quyết liệt khi đối phương có bóng sẽ hạn chế được sự phối hợp của đối phương. Cách thực hiện: chia đội thành hai nhóm tấn công và phòng thủ, sau đó cho các em đứng thành từng cặp tấn công và phòng thủ tập đối kháng nhau. Em tấn công tìm mọi cách thoát khoải sự đeo bám của đối phương còn em phòng ngự tìm mọi cách để cắt được đường lên bóng của bên tấn công. b. Phòng ngự khu vực: tôi cho các em tập phòng ngự theo khu vực hành lang cánh trái, hành lang cánh phải và khu vực trung lộ. Tôi phân tích cho các em vị trí và nhiệm vụ của từng vị trí (hình 5) Hình 5 4. Sơ đồ chiến thuật thi đấu: Căn cứ vào thực lực của đội bóng nên tôi có thể áp dụng nhiều sơ đồ chiến thuật khác nhau vào trận đấu, ví dụ đội bóng mạnh về tấn công, hàng tiền đạo sắc bén và lắc léo trong tân công tôi thường chọn sơ đồ thi đấu 2 – 3 – 1. Ngược lại, nếu đội có hàng công không sắc nén tôi áp dụng chiến thuật phòng ngự chắc – phản công nhanh với sơ đồ thi đấu là 3 – 2 – 1. Ví dụ: đội bóng mạnh về hàng công tôi chọn sơ đồ thi đấu sau (hình 6) hình 6 Trong đội hình nếu có hàng tiền đạo có thể hình vượt trội tôi cho các em tập đá dạt biên tạt cánh đánh đầu. Ngược lại, nếu các hàng công có thể hình vừa phải thì tôi cho các em tập phối hợp bật tường khu trung lộ. 5. Bài tập dành riêng cho thủ môn: như chúng ta đã biết vai trò của thủ môn là người gác đền, nên thủ môn chơi chắc chắn sẽ tạo động lực cho đồng đội thoải mát và tự tin trong thi đấu mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tập luyện cho thủ môn, ngoài tập thể lực ra thì thủ môn phải tập dẻo rất vất vả: a. Tập dẻo: bài tập cơ lưng, cơ bụng - Tập cơ lưng: cho các nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em bắt bóng từ dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập các em phải thực hiện từ 20 – 30 lần. - Tập cơ bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được ném bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được kéo dài ra sao cho các em dùng sức của mình trường tới, hoặc vươn dài ra để bắt bóng. b. Tập bắt bóng bổng: cho các em tập bắt bóng bổng từ những quả đá phạt góc. Tôi lưu ý với các em phải biết phán đoán điểm rơi của bóng để ra vào hợp lí. Ngoài ra tôi cũng cho các em tập đá phạt có hàng rào, vai trò của thủ môn phải biết điều chỉnh hành rào như thế nào. Mặt khác, tôi cũng cho các em tập đá luân lưu, đây cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỷ số hòa thì sẽ xảy ra trường hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trọng, chuẩn bị tâm lý cho các tốt sẽ giúp các em bắt bóng tốt hơn khi đá luân lưu. 6. Thi đấu giao hữu: sau thời gian tập được 2 đến 3 tháng tôi tiến hành cho các em thi đấu giao hữu với các đội bóng trong thị xã. Qua các trận đấu đó tôi đã kiểm nghiệm lại kết tập luyện và áp dụng chiến thuật phù hợp hay không để điều chỉnh kịp thời trước khi tham dự “Hội khỏe phù đổng” có hiệu quả nhất. Thi đấu giao hữu giữa hai đội THCS Trương Gia Mô – THCS Châu Phong Ảnh: Thanh Lương HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua một thời gian tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình về khâu tuyển chọn và huấn luyện đội bóng tham gia các kỳ “Hội khỏe phù đổng” cấp thị như sau đạt kết quả sau: Năm học 2007 -2008, cũng với đội hình tham dự là 1/3 các vận động viên là học sinh lớp 6,7 và 2/3 là vận động viên là học sinh lớp 8, 9. TT Họ và Tên Lớp Năm sinh Thành tích 1. Lê Văn Thái 7A4 1995 Huy chương đồng 2. Bùi Nguyễn Tuấn Kiệt 7A4 1995 Huy chương đồng 3. Phan Ngọc Ẩn 7A1 1995 Huy chương đồng 4. Trần Quốc Khánh 8A1 1994 Huy chương đồng 5. Vũ Văn Hậu 8A2 1994 Huy chương đồng 6. Trần Văn Khól 8A5 1994 Huy chương đồng 7. Huỳnh Công Sang 9A6 1994 Huy chương đồng 8. Dương Tiến Thành 9A1 1993 Huy chương đồng 9. Dương Thanh Phong 9A2 1993 Huy chương đồng 10. Phạm Trường Thi 9A4 1993 Huy chương đồng 11. Nguyễn Minh Trí 9A4 1993 Huy chương đồng 12. Nguyễn Văn Trung 9A4 1993 Huy chương đồng 13. Lưu Hoài Ân 9A5 1993 Huy chương đồng 14. Nguyễn Hoài Nam 6A9 1993 Huy chương đồng 15 Võ Thanh Lương HLV 1982 16 Huỳnh Anh Tuấn HLV 1973 Đạt huy chương đồng tại “HKPĐ” lần thứ 23 năm học 2007 – 2008. Ảnh : Thanh Lương Năm học 2009 -2010, cũng với đội hình tham dự là 1/3 các vận động viên là học sinh lớp 6,7 đã từng thi đấu “HKPĐ” lần 23 làm đội nòng cốt ở “HKPĐ” lần thứ 24, các em đã thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu nên đã đạt được huy chương vàng cấp thị và được chọn làm đội nòng cốt thi đấu “HKPĐ” cấp tỉnh năm học: 2009 - 2010. TT HỌ VÀ TÊN Lớp Năm sinh Thành tích 1 Võ Thanh Lương 1982 Huy chương vàng 2 Trần Quốc Vinh 1981 Huy chương vàng 3 Bùi Nguyễn Tuấn Kiệt 9A4 1995 Huy chương vàng 4 Nguyễn Văn Thái 9A3 1995 Huy chương vàng 5 Phan Ngọc Ẩn 9A1 1995 Huy chương vàng 6 Huỳnh Thanh Hùng 7A6 1995 Huy chương vàng 7 Huỳnh Nhựt Ngà 9A2 1995 Huy chương vàng 8 Huỳnh Quang Vinh 9A2 1995 Huy chương vàng 9 Nguyễn Văn Lợi 9A5 1995 Huy chương vàng 10 Phạm Vũ Hải 9A6 1995 Huy chương vàng 11 Nguyễn Văn Tới 9A3 1995 Huy chương vàng 12 Đoàn Quốc Hưng 9A5 1995 Huy chương vàng 13 Lương Quang Thanh Tùng 9A1 1995 Huy chương vàng 14 Nguyễn Văn Thuận 9A5 1995 Huy chương vàng 15 Đỗ Phan Quốc Vương 8A9 25/5/1996 Huy chương vàng 16 Phùng Ngọc Bản 7A2 1996 Huy chương vàng Thầy Quân – Trưởng BTC phát giải nhất, nhì, ba cho các đội bóng đá nam Đạt thành tích tại “HKPĐ” lần thứ 24 năm học 2009 – 2010. Ảnh : Thanh Lương Đội bóng đá nam trường THCS Trương Gia Mô Đạt huy chương vàng tại “HKPĐ” lần thứ 24 năm học 2009 – 2010. ảnh : Thanh Lương Năm học: 2011 – 2012 “Hội khỏe phù đổng” cấp thị lần 25 thị xã Châu Đốc khởi tranh từ ngày 22 tháng 10 năm 2011 đến ngày 30 tháng 10 năm 2011, trường cũng tham gia môn bóng đá nam, tuy thời gian chuẩn bị cho hội thi là rất ít nhưng nhờ có chuẩn bị từ trước nên đội đã đạt được kết quả khá tốt trong hội thi, giành được huy chương bạc với những học sinh sau đây: ccccccccccccccccccccccccccccc TT HỌ VÀ TÊN Giới tính Ngày, tháng năm sinh Dân tộc Chức vụ đoàn Môn thi Võ Thanh Lương Nam 1982 Kinh HLV Bóng đá nam Nguyễn Ngọc Anh Nam 1974 Kinh HLV Bóng đá nam Trần Văn Tuấn Nam 18/8/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam Tô Thiện Bình Nam 29/6/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Nguyễn Duy Khánh Nam 1/2/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Phạm Chí Cường Nam 22/2/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Trần Viết Khoa Nam 30/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Lê Phước Tài Nam 7/7/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Bùi Quốc Quân Nam 31/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Mạc Thanh Phương Nam 25/3/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Lê Đạo Toàn Nam 16/3/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam Cao Lê Đăng Khoa Nam 12/8/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Nguyễn Thành Tình Nam 5/8/1997 Kinh VĐV Bóng đá nam Lê Huỳnh Nam 15/3/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam Lê Quang Tín Nam 29/8/1998 Kinh VĐV Bóng đá nam Lê Hữu Phước Nam 1998 Kinh VĐV Bóng đá nam Đội bóng đá nam trường THCS Trương Gia Mô Đạt huy chương bạc tại “HKPĐ” lần thứ 25 năm học 2011 – 2012. ảnh : Thanh Lương PHẦN KẾT LUẬN NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để huấn luyện được đội bóng có đủ các yếu tố về kỹ thuật – chiến thuật và tinh thần đoàn kết là một điều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhiệt tình, lòng kiên trì và đầu tư thời gian vào tuyển chọn và huấn luyện ít nhất là 2 mùa “Hội khỏe phù đổng” có như thế mới xây dựng đội bóng mạnh về tấn và công chắc về phòng thủ. Tạo điều kiện để các em thi đấu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đội bóng của các trường lân cận. Qua các trận giao hữu đó, bản thân tôi phải có sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng vận động viên để các em hoàn thiện hơn. Đẩy mạnh công tác tham mưu với Ban giám hiệu, vận động xã hội hóa các mạnh thường quân để có nguồn kinh phí cho các em thi đấu giao hữu. Ý NGHĨA CỦA SKKN Khẳng định lại một lần nữa khâu đầu tư tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá của tôi trong khoảng thời gian dài đã mang lại hiệu quả nhất định tại các kỳ “ Hội khỏe phù đổng” cấp thị lần thứ 23, 24 và 25 Sáng kiến này giúp cho tôi rút ngắn được thời gian huấn luyện về kỹ thuật cơ bản cho các vận động viên khi đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng” so với trước đây là đến hội thi mới tuyển chọn và huấn luyện. Như thế sẽ không huấn luyện được cho các em hết về kỹ - chiến thuật của bóng đá 7 người như ở Hội thi lần thứ 25 này. Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong nhà trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại khâu dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI Sáng kiến kinh nghiệm này tuy là tốn công sức trong khoảng thời gian dài để tuyển chọn vận động viên kế thừa và đòi hỏi chúng ta phải thật sự có lòng kiên nhẫn và sự say mê mới có kết quả tốt. Đề tài này dễ thực hiện và có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THCS trong thị xã . NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh, song ở các trường THCS nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các môn khác. Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển không được công nhận thành tích cá nhân, do đó không lôi cuốn học sinh tham gia vào đội tuyển, nhất là đối với học sinh có học lực khá giỏi và có tố chất tốt về bóng đá. Do đó mong các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về khâu sân bãi, dụng cụ tập luyện khích lệ các em tham gia tích cực vào phong trào rèn luyện và thi đấu bóng đá để phong trào bóng đá học sinh ngày càng phát triển, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Xây dựng và cải tạo lại sân trường sao cho các em có được một khoảng sân nhỏ để các em học và chơi môn bóng đá, qua đó sẽ thu hút được các em học sinh hăng say rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt cho việc học tập.

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem bong da.doc
Giáo án liên quan