Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp thực hiện Chuyên đề quản lí cấp tổ - Lê Phú Tấn

1. Lí do chọn đề tài:

Hiện nay, việc quản lí cấp tổ trong hoạt động chuyên môn của nhà trường vẫn còn mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể và thống nhất, chưa có nội dung hoạt động chuyên môn rõ ràng, hợp lí. Nên lâu nay, việc hoạt động cấp tổ chưa phát huy được tính tích cực của tập thể GV trong tổ.

 Đó chính là lí do của đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ”.

2. Mục đích nghiên cứu :

Với đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ”, sẽ ít nhiều tạo điều kiện tốt cho việc quản lí hoạt động chuyên môn của tổ. Giúp cho công tác quản lí hoạt động tổ được hiệu quả hơn trong công tác quản lí chuyên môn tổ.

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu :

Đối tượng của phạm vi nghiên cứu đó chính là hoạt động quản lí cấp tổ của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ”, đưa ra một số chuyên đề về việc quản lí hoạt động chuyên môn của tổ. Giúp cho việc quản lí hoạt động chuyên môn của tổ tốt hơn, hiệu quả hơn.

5. Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” là sự học tập, tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu, định hướng và đưa ra kế hoạt quản lí hoạt động chuyên môn phù hợp với thực tế hoạt động của tổ trong công tác dạy học.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp thực hiện Chuyên đề quản lí cấp tổ - Lê Phú Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc trạng của đề tài nghiên cứu Khái quát phạm vi ( địa bàn ) nghiên cứu : Chuyên đề “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” là một đề tài phục vụ cho công tác quản lí cấp tổ của tổ trưởng trong trường học. Nhằm thúc đẩy việc dạy và học ngày càng thực chất hơn, chất lượng hơn. 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu : - Đề tài nghiên cứu về “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” là một đề tài được tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu và được đúc kết ra một cách cụ thể nhằm phục vụ cho công tác quản lí cấp tổ. - Đề tài nghiên cứu về “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” về cơ bản được viết hoàn chỉnh và được thông qua cấp tổ. Nhằm mục đích quán triệt công tác quản lí cấp tổ trong năm học 2007 – 2008 được hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Nội dung cơ bản của đề tài, đó là : Quản lí nguồn nhân sự, nhân lực. Quản lí hồ sơ chuyên môn. Quản lí chuyên môn. Quản lí hoạt động dạy học. Quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Quản lí nguồn sách. Quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học. Quản lí ngân hàng đề. Quản lí nguồn tư liệu chuyên môn. Quản lí tài chính – tài sản nhà trường. Quản lí ngày công. Quản lí môi trường dạy học “ Xanh – Sạch – Đẹp & Trong sáng”. 3. Nguyên nhân của thực trạng : Hiện nay, quản lí cấp tổ trong nhà trường vẫn còn tồn tại một số vấn đề yếu kém cần phải giải quyết triệt để, mới mong thực hiện tốt hơn cho việc quản lí cấp tổ trong trường học và cho sự phát triển của ngành GD. CHƯƠNG III : Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài Cơ sở xuất phát : Việc thực hiện công tác quản lí cấp tổ trong trường học cần phải có kế hoạch cụ thể, gọn nhẹ, hợp lí và đồng bộ. Hoạt động chuyên môn phải có kế hoạch xác thực, rõ ràng, cụ thể, và được thống nhất trong toàn tổ. Các giải pháp chủ yếu : Quản lí nguồn nhân sự, nhân lực. Cách thức thực hiện: Nắm rõ số lượng GV trong tổ. Nắm được tình hình, nơi ở của GV. Nắm và hiểu rõ thành tích, năng lực,nguyện vọng, hướng phấn đấu của GV trong tổ. Đề xuất ý kiến về nguồn nhân lực của tổ lên BGH trường. Mục đích: Tạo động lực tích thúc đẩy cho hoạt động dạy học của GV trong tổ. Nắm được nguồn nhân sự – nhân lực cần và đủ cho hoạt động dạy học của tổ. Quản lí hồ sơ chuyên môn. a.Cách thức thực hiện: Hướng dẫn cụ thể, lưu ý cách làm hồ sơ cho GV trong tổ. Định hướng làm hồ sơ theo hướng tích cực hóa. Kiểm tra định kì các loại hồ sơ chuyên môn. Có kế hoạch chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót. b.Mục đích: Quản lí được việc thực hiện hồ sơ của GV.. Tạo điều kiện cho GV làm tốt các loại hồ sơ chuyên môn. * Quản lí chuyên môn. a.Cách thức thực hiện: Quản lí theo các nhóm bộ môn cụ thể. Thực hiện kế hoạch giảng dạy – ôn tập – kiểm tra đồng bộ teo nhóm bộ môn. b.Mục đích: Củng cố kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn của GV trong tổ. Quản lí được chất lượng dạy học. Quản lí hoạt động dạy học. a.Cách thức thực hiện: Thực hiện qua việc kiểm tra các loại hồ sơ chuyên môn.. Dự giờ thăm lớp. Báo cáo định kì của GV. b.Mục đích: Tạo điều kiện tốt cho động dạy học của GV trong tổ. Giúp cho GV dạy đúng, đủ theo phân phối chương trình bộ môn. Quản lí hoạt động sinh hoạt chuyên môn. a.Cách thức thực hiện: Sinh hoạt định kì qua các chuyên đề chuyên môn của tổ. Sinh hoạt liên trường theo định kì. Kiểm tra việc thực hiện giảng dạy theo phân công chuyên môn. Sinh hoạt nhóm chuyên môn. b.Mục đích: Tạo điều kiện cho GV trong tổ nâng cao trình độ chuyên môn, phương thức, cách thức hoạt động trong công tác chuyên môn. Giúp cho GV thấy được tầm quan trọng hoạt động sinh hoạt chuyên môn. Quản lí nguồn sách. a.Cách thức thực hiện: Sử dụng hợp lí và giữ gìn tốt các nguồn sách có sẵn. Phát thảo kế hoạch sử dụng các loại sách, để có hướng đề xuất nguồn sách cho hiện tại và lâu dài. Đưa ra kế hoạch sử dụng sách hợp lí, kết hợp, luân phiên, thay phiên b.Mục đích: Tạo điều kiện cho tất cả GV trong tổ sử dụng, vận dụng tốt nguồn sách sẵn có. Phát huy tính tích cực thúc đẩy cho hoạt động sử dụng sách dạy học của GV trong tổ đem lại lợi ích cao nhất. Quản lí thiết bị và đồ dùng dạy học. a.Cách thức thực hiện: Đăng kí, mượn, sử dụng, trao đổi, kết hợp, và giữ gìn tốt các loại trang thiết bị – Đ D D H. Tự tạo, sư tầm, các loại Đ D D H phụ trợ. Tăng cường tầm suất sử dụng các loại trang thiết bị – Đ D D H trong tiết dạy. b.Mục đích: Tạo điều kiện sử dụng tối đa và hiệu quả các loại trang thiết bị – Đ D D H có sẵn. Bảo quản tốt các loại trang thiết bị – Đ D D H. Phát huy tính tích cực sáng tạo cho hoạt động dạy học củaGV Quản lí ngân hàng đề. a.Cách thức thực hiện: Nghiên cứu, ra đề kiểm tra, đề thi vừa có chất lượng vừa phù hợp với tình hình HS trong hiện tại Trao đổi, sử dụng và quản lí những đề kiểm tra, đề thi có chất lượng để sử dụng lâu dài. Tập trung, phân loại và lưu trữ các dạng đề theo từng nhóm đối tượng HS ( khó – trung bình – dễ ) cho từng bộ môn – cho từng khối lớp. b.Mục đích: Tạo ra bộ đề hợp lí, có chất lượng cho từng bộ môn, cho từng khối lớp. Nâng cao dần chất lượng dạy học. Quản lí nguồn tư liệu chuyên môn. a.Cách thức thực hiện: Khiến khích tìm tòi, sưu tầm các nguồn tư liệu mới có giá trị bổ sung cho kiến thức đang dạy. Thực hiện trao đổi triệt để các nguồn tư liệu chuyên môn giữa các GV trong giảng dạy và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. b.Mục đích: Tận dụng tối đa nguồn tư liệu sẵn có. Tránh lãng phí nguồn tư liệu đã tìm được. Lưu giữ và sử dụng lâu dài Quản lí tài chính – tài sản nhà trường. a.Cách thức thực hiện: Giúp nhà trường thu đúng, đủ các nguồn quỹ của trường. Xây dựng, góp ý việc thu – chi ( đưa ra các kế hoạch dự trù cho hoạt động dạy học của tổ ). Giáo dục HS ý thức gìn giữ, bảo vệ của công. b.Mục đích: Tạo điều kiện thu – chi hợp lí. Bảo quản và sử dụng tốt tài sản của nhà trường. Quản lí ngày công. a.Cách thức thực hiện: Kiểm tra công tác lên lớp của GV trong tổ. Kiểm tra việc thực hiện công tác chuyên môn qua sổ dầu bài, sổ báo giảng, Kết hợp với Công đoàn trường và BGH trường giám sát việc thực hiện giờ giất giảng dạy của GV. b.Mục đích: Giúp cho hoạt động công tác trong trường đồng bộ và ổn định. Tạo động lực nâng cao dần ý thức công tác của GV trong hoạt động dạy học của tổ. Quản lí môi trường dạy học “ Xanh – Sạch – Đẹp & Trong sáng”. a.Cách thức thực hiện: Thực hiện qua cuộc vận động “ Hai không – Bốn nội dung” trong nhà trường. Cùng với HS lao động, vệ sinh tốt môi trường dạy học. Có kế hoạch và thực hiện việc trồng cây xanh trong sân trường. Giáo dục HS ý thức học tập và bảo vệ môi trường. GV phải gương mẫu trong việc dạy học và bảo về môi trường. Đề xuất những kế hoạch, những việc làm có lợi cho việc bảo vệ môi trường “ Xanh – Sạch _ Đẹp & Trong sáng” trong trường học. b.Mục đích: - Tạo nên môi trường GD ngày càng “ Xanh – Sạch – Đẹp & Trong sáng” hơn. Tổ chức triển khai thực hiện : Đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” đã được thông qua cấp tổ và đang được tổ áp dụng trong năm học 2007 – 2008, theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 : Vận dụng trong công tác quản lí tổ của tổ trưởng trong hoạt động dạy học của tổ ( HK I ). Giai đoạn 2 : Tiếp tục thực hiện – Đánh giá kết quả thực hiện (HKII ) – Đưa ra kế hoạch cho năm học tiếp theo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Kết luận : Trên đây,là đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” tôi đã nghiên cứu. Có thể đó là điều không mới, mà bất kì tổ trưởng chuyên môn nào cũng đã biết và thực hiện rồi. Nhưng, dù sao đó cũng là một đề tài, dù cũ hay mới. Mà đã là một đề tài, thì dù cũ hay mới, chúng ta đều có thể trao đổi và thảo luận với nhau được, chỉ ngoại trừ chúng ta có tâm đắc với công tác mà nhà trường đã giao phó cho hay không mà thôi. Tóm lại, với đề tài : “Phương pháp thực hiện chuyên đề quản lí cấp tổ” là một đề tài mang tính cá nhân, nên nội dung hoàn toàn mang tính chủ quan. Nó có thể là điều không mới và cũng có thể chưa đúng với thực tế, với cái chung của việc quản lí cấp tổ trong hiện tại. Vì vậy, tôi rất mong sự nhận xét, đánh giá và góp ý của tập thể GV, của các nhà quản lí GD. Kiến nghị : Đề nghị BGH trường kiểm tra, thẩm định và cho phép tổ thực hiện đề tài trong năm học 2007 – 2008. Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp thẩm định cho đề tài và công nhận tính thiết thực của đề tài nếu được và có thể áp dụng trong việc quản lí cấp tổ trong nhà trường. Sơn Nguyên, ngày 08 / 11 / 2007 Người viết ( kí tên ) Lê Phú Tấn PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢo Sách chuyên đề quản lí trường học “ NGƯỜI HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS” của Nguyễn Văn Lê & Nguyễn Thanh Phong ( Nhà xuất bản Giáo dục – 1997 )

File đính kèm:

  • docSang kien 2 co chat luong.doc
Giáo án liên quan