Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh tham gia các hoạt động phong trào của nhà

- Qua một thời gian thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học bậc THCS đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức giáo dục học sinh để thích ứng với quá trình đổi mới của nền giáo dục Việt Nam.

- Do nhu cầu của quá trình hội nhập, bắt buộc người giáo viên phải không ngừng sáng tạo trong quá trình giáo dục học sinh. Từ đó đào tạo nên những con người có tính năng động, sáng tạo thích ứng với quá trình hội nhập của đất nước.

- Để chứng minh cho chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học của ngành giáo dục Việt Nam là một tất yếu phải thực hiện, đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

- Do tác động tiêu cực của cuộc sống, tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến học sinh, để các em tránh xa các tệ nạn xã hội, ngoài truyền thụ kiến thức cần phải lôi cuốn các em vào các hoạt động phong trào.

- Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, biết cách tập hợp học sinh và tổ chức điều hành các hoạt động phong trào của lớp chính là góp phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận động này.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh tham gia các hoạt động phong trào của nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan tâm tham gia của học sinh. Với nghiệp vụ sư phạm, giáo viên sẽ thuyết phục học sinh bằng những lời nói tình cảm, hành động thân thiện với học sinh, từ đĩ đ học sinh thấy được sự cần thiết tập thể lớp phải tham gia. Sau đó giáo viên tiến hành triển khai kế hoạch. Khi triển khai kế hoạch, chỉ cần triển khai những nội dung quan trọng trong kế hoạch, nên trình bày nội dung kế hoạch lên bảng để học sinh theo dõi. Phần này phải hết sức cụ thể: số lượng học sinh trực tiếp tham gia, vật dụng cần thiết, thời gian chuẩn bị, thời gian hoàn thành, số lượng học sinh phục vụ, hỗ trợ, địa điểm chuẩn bị và thực hiện công việc Trong quá trình triển khai kế hoạch, giáo viên phải có thái độ tình cảm nhẹ nhàng, không quá nghiêm khắc, nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên không khí tâm lí thoải mái cho học sinh, đây chính là biện pháp động viên học sinh tham gia tích cực, tranh thủ sự tự nguyện tham gia của học sinh. Khi phân công nhiệm vụ không nên áp đặt cho học sinh, trước tiên khuyến khích tinh thần tự giác, tự nguyện của học sinh. Nên gợi ý định hướng về những học sinh có khả năng, động viên khuyến khích các em có khả năng tự nguyện tham gia, nếu các em nhút nhát không dám xung phong, giáo viên tiếp tục động viên để các em khác giới thiệu, đây chính là cơ sở để giáo viên giao trách nhiệm cho những học sinh có khả năng. Nếu học sinh không tự nguyện, đồng thời không có học sinh giới thiệu thì giáo viên phải dùng biện pháp chỉ định. Khi chỉ định, giáo viên phải hết sức khéo léo, tế nhị, thuyết phục học sinh bằng những lời nói tình cảm, tạo ra sự tin tưởng cho học sinh khi tham gia phong trào, giáo viên phải làm thế nào đó để học sinh luôn hướng về giáo viên chủ nhiệm, coi giáo viên chủ nhiệm là một chỗ dựa vững chắc để các em tự tin tham gia. Khi các em đồng ý tham gia, giáo viên nên động viên các em bằng cách đề cao vai trò cá nhân của các em khi tham gia phong trào, để các em quyết tâm thực hiện nhiệm vụ. Sau khi phân công nhiệm vụ cho từng em tham gia, giáo viên cần phải phân công các em có nhiệm vụ phục vụ, hỗ trợ. Nên chọn các em là bạn thân, hợp tính nết với các em trực tiếp tham gia để phục vụ, hỗ trợ cho các bạn. Sau khi phân công nhiệm vụ xong, giáo viên nên cho biểu quyết để thể hiện sự quyết tâm của lớp. Sau nội dung này, giáo viên phải lên một thời gian biểu, một kế hoạch cụ thể trên giấy để các em tiện theo dõi và chuẩn bị. Khi kế hoạch đã được thống nhất trong lớp nên thông báo cho Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Nếu có thể trong buổi sinh hoạt chuẩn bị cho hoạt động phong trào nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cùng tham gia để tạo nên sự thống nhất chung giữa học sinh – giáo viên và gia đình. Trong quá trình tham gia của các em nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham gia cổ vũ và hỗ trợ cho các em. Đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ từ phía cha mẹ học sinh. Đối với các em, gia đình chưa hiểu và thơng cảm cho hoạt động phong trào của lớp, giáo viên cần phải làm cơng tác tư tưởng để gia đình tạo điều kiện cho các em tham gia. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần nhấn mạnh đến toàn bộ cha mẹ học sinh trong lớp về vai trò, vị trí của hoạt động phong trào để cha mẹ học sinh quan tâm giúp đỡ. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động phong trào, giáo viên phải kết hợp giáo dục tính chí công vô tư cho học sinh, xác định mục tiêu tham gia phong trào để các em có điều kiện vui chơi, giải trí, rèn luyện và học tập, không nên cay cú ăn thua. Điều quan trọng nhất khi tham gia phong trào các em sẽ được học nhiều điều bổ ích. Một công việc không thể thiếu trong hoạt động phong trào là cần phải có cổ động viên để cổ vũ (đối với các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, hội thi), giáo viên không quên nhắc nhở số học sinh còn lại tham gia cổ vũ cho lớp. Khi phân công nhiệm vụ cho một nhóm học sinh, cũng nên lựa chọn nhóm học sinh có quan hệ thân thiện, hoà đồng. Phải chỉ định một học sinh có uy tín trong nhóm làm nhóm trưởng và phải chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi mọi hoạt động của nhóm cùng với giáo viên chủ nhiệm. Khi tham gia hoạt động, giáo viên không nên phó thác hoàn toàn cho học sinh, cũng không nên làm hết tất cả, cần phải phân công công việc hợp lí cho từng thành viên trong lớp để các em thấy được vai trò trách nhiệm của mỗi thành viên , mỗi cá nhân trong hoạt động tập thể. Khi học sinh tham gia phong trào, sự quan tâm kịp thời của giáo viên chính là nguồn động viên lớn để các em tích cực tham gia. Một câu hỏi thăm, một việc làm chăm sóc các em như nước uống, bồi dưỡng, một lời cổ vũ, một lời tán dương đó chính là món quà tinh thần vô cùng lớn để động viên các em. Sau khi kết thúc đợt hoạt động phong trào, giáo viên cần phải tổ chức sinh hoạt lớp, cho học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt hạn chế. Dù đạt được kết quả cao hay không, giáo viên vẫn phải tuyên dương những học sinh tích cực tham gia. Đồng thời cần giải quyết ngay những tồn đọng trong và sau hoạt động phong trào, như thanh toán kinh phí, trao phần thưởng (nếu có), giải quyết những mâu thuẫn nhỏ trong học sinh (nếu có). Cuối cùng vẫn phải khẳng định cho học sinh thấy được phải biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí cho học tập và tham gia hoạt động phong tràò không nên quá say sưa với các hoạt động phong trào để rồi lơ là trong học tập. Cần thông báo kết quả hoạt động trước lớp và thông báo cho Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp biết về thành tích đạt được. Sau hoạt động phong trào, giáo viên cần tham khảo ý kiến đánh giá nhận xét của lãnh đạo nhà trường, của Liên đội để có những thay đổi kịp thời trong việc tập hợp, tổ chức và điều hành học sinh tham gia hoạt động phong trào. Kết quả thực hiện: Với những kinh nghiệm tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường trên đây, tập thể 7A6 trường THCS Lương Thế Vinh – Năm học 2007 – 2008 đã đạt được những kết quả cụ thể sau đây: Bài dự thi tìm hiểu phòng chống ma tuý: 42/42 học sinh tham gia. Đạt chuyên hiệu Nhà Sử học nhỏ tuổi: 42/42 Đạt chuyên hiệu Thầy thuốc nhỏ tuổi: 42/42 Tham gia vẽ tranh về đề tài phòng chống ma tuý: 42/42. Viết thư UPU lần thứ 37: 42/42. Bài tìm hiểu nội dung, ý nghĩa 5 Điều Bác Hồ dạy: 42/42. Thu gom giấy vụn: 50 kg (đứng thứ 2/24) Đạt giải nhất nuôi heo đất đợt I (282.000 đồng). Đạt giải nhì nuôi heo đất đợt II (410.000 đồng). Đạt giải khuyến khích văn nghệ chào mừng 22/12. Đạt giải nhì Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp trường. Đạt giải nhất Câu lạc bộ vui học khối 7. Trong Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường ngày 22/12/2007 đạt được nhiều giải: giải nhì nghi thức Đội; giải nhất cầu lông khối 6-7; giải nhì chạy bền nữ; giải nhất nhảy bao bố nam khối 7. Tham gia tất cả các hoạt động Đội do Liên đội phát động, kết quả đều đạt và vượt chỉ tiêu. Từ những kết quả của hoạt động phong trào trên đây, tác động tích cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trong lớp: kết quả về học học tập Cuối năm học 2007 – 2008 được nhà trường và Liên đội khen tặng là tập thể lớp tham gia hoạt động phong trào tích cực. IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Đối với lãnh đạo nhà trường: Cần bố trí giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm chủ nhiệm các lớp đầu cấp, để các em có cơ hội được học tập kĩ năng hoạt động phong trào của giáo viên và sớm bộc lộ, phát huy năng khiếu sở trường cá nhân. Thời gian dành cho các hoạt động phong trào phải hợp lí để khỏi ảnh hưởng đến thời gian, chương trình dạy – học. Cần cho xây dựng khu vực sân chơi, bãi tập tách riêng khỏi khu vực học tập để không ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh. 2. Đối với Liên đội: Xây dựng kế hoạch phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thời gian thực hiện kế hoạch phải hợp lí, không nên chồng chéo giữa các hoạt động. Chỉ đạo hoạt động phong trào nên hài hoà, mềm dẻo, tránh cứng nhắc, áp đặt cho giáo viên chủ nhiệm. Phải biết chọn lọc phong trào để thực hiện, không nhất thiết phong trào nào của Hội đồng Đội huyện chỉ đạo cũng phải tham gia, nên tuỳ thuộc vào tình hình thực tế của Liên đội để tổ chức. Chỉ đạo hoạt động phong trào phải đi đôi với kiểm tra thực tế. Cần tham mưu với nhà trường về kinh phí khen thưởng phù hợp cho các hoạt động phong trào để động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân học sinh tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường. Kiến nghị với Hội đồng Đội huyện Phải biết chọn lọc phong trào để chỉ đạo các Liên đội thực hiện. Phong trào thực hiện phải thiết thực, tránh hình thức. Phát động phong trào phải có kiểm tra đánh giá thực chất, khách quan, tránh phiến diện một chiều. Nhận xét của Hội đồng chấm cấp trường Chủ tịch Hội đồng (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc