Sự phát triển của lứa tuổi học sinh cấp Trung học cơ sở (THCS) thường không đồng đều dẫn đến việc tập luyện, thi đấu của các em cũng có sự chênh lệch về thể chất. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước thì con người luôn là vị trí trung tâm, là nhân tố quyết định. Giáo dục là quốc sách hàng đầu đã nói lên mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ mới, việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân nói chung học sinh nói riêng được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Do đó một trong những nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh ,phát triển cân đối về thể chất và tinh thần là điều nên làm trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục thể chất hay Thể dục thể thao (TDTT) trường học góp phần bồi dưỡng,tăng cường thể chất cho học sinh ,đó là một quá trình giáo dục mang tính toàn diện. Muốn đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiến hành đánh giá đúng sự phát triển qua từng giai đọan. Từ đó tìm ra các giải pháp phương pháp tốt nhất nhằm cải tiến nội dung, chương trình giáo dục thể chất trong trường học. Phải lựa chọn các biện pháp thích hợp nâng cao thể chất cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số phương pháp nhằm phát triển sức nhanh, sức mạnh cho học sinh THCS với mong muốn tăng cường thể chất cho các em để vững bước trên con đường tập luyện giữ gìn sức khỏe, đảm bảo hai yếu tố: Trí lực và Thể lực.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện phát triển sức nhanh - Mạnh lứa tuổi học sinh THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài :
“PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH - MẠNH LỨA TUỔI HỌC SINH THCS”
ĐẶT VẤN ĐỀ :
Sự phát triển của lứa tuổi học sinh cấp Trung học cơ sở (THCS) thường không đồng đều dẫn đến việc tập luyện, thi đấu của các em cũng có sự chênh lệch về thể chất. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước thì con người luôn là vị trí trung tâm, là nhân tố quyết định. Giáo dục là quốc sách hàng đầu đã nói lên mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ mới, việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất của nhân dân nói chung học sinh nói riêng được xem là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhà nước. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi nhân dân có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Do đó một trong những nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh ,phát triển cân đối về thể chất và tinh thần là điều nên làm trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục thể chất hay Thể dục thể thao (TDTT) trường học góp phần bồi dưỡng,tăng cường thể chất cho học sinh ,đó là một quá trình giáo dục mang tính toàn diện. Muốn đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tiến hành đánh giá đúng sự phát triển qua từng giai đọan. Từ đó tìm ra các giải pháp phương pháp tốt nhất nhằm cải tiến nội dung, chương trình giáo dục thể chất trong trường học. Phải lựa chọn các biện pháp thích hợp nâng cao thể chất cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên tôi đã lựa chọn và ứng dụng một số phương pháp nhằm phát triển sức nhanh, sức mạnh cho học sinh THCS với mong muốn tăng cường thể chất cho các em để vững bước trên con đường tập luyện giữ gìn sức khỏe, đảm bảo hai yếu tố: Trí lực và Thể lực.
CÁC BIỆN PHÁP –PHƯƠNG PHÁP
a.Biện pháp :
Xác định được bài kiểm tra đánh giá sức nhanh- mạnh ở 120 học sinh khối lớp 8 trường THCS Tân Hưng Tây.
Cho học sinh chạy cự ly 40- 60m trên địa hình tự nhiên sân xi - măng sau nhà trường .
Dùng phương pháp, từng emtự bắt mạchsau khi chạy cự ly 60m .
Sau khi lấy được kết quả của hai nội dung trên ta đánh giá được thực trạng sức nhanh- mạnh chung của các em học sinh ở trường còn thấp so với các trường khác trong huyện.
Bảng kết quả đánh giá nội dung chạy 60m trước khi đua ra phương pháp rèn luyện.
Kết quả thu được trước khi thực nghiệm .
Giỏi: 18,3 %
Khá: 33,3%
TB: 43,4%
Yếu: 5
µBảng kết quả đánh giá đo huyết áp trước khi áp dụng các bài tập.
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
Số Lượng
54
66
%
45
55
Từ những kết quả thu được trên tôi đã lựa chọn và tiến hành thực nghiệm đến sức nhanh- mạnh của học sinh trường THCS Tân Hưng Tây đã được tôi lựa chọn trong quá trình công tác giảng dạy, cũng như thông qua thăm dò ý kiến các giáo viên Thể Dục trong địa bàn huyện .
Chia nhóm tâp theo thể trạng sức khỏe của các em.
Phương pháp tập phải được lựa chọn cho phù hợp với lứa tuổi, từng nhóm tập và từng nội dung bài dạy .
Các phương pháp
1. Chọn nhóm có sức khỏe tốt, đều nhau...
2. Nhóm sức khỏe tốt ( nhómA) thì tập nội dung tốt còn nhóm có sức khỏe chưa tốt (nhóm B) thì tập nội dung nhẹ hơn. (nội dung giáo viên cho hai nhóm bài tập: 40m, 60m có tính thời gian.
3. Điều tra hoặc hỏi xem em nào có bệnh tật bẩm sinh...
4. sau môt,hai tuần chọn một số em ở nhóm B thực hiện tốt đưa sang tập ở nhóm A. cứ như thế phải thường xuyên chú ý phân loại nhằm kích thích học sinh. vì ở lứa tuổi này học sinh hiếu động, muốn thể hiện mình với mọi người.
Trong quá trình tập luyện các nội dung này sẽ giúp tăng được tần số bước chân, các em trở nên nhanh hơn, mạnh hơn nhờ vậy các em được cải thiện đáng kể thể chất đồng thời huyết áp các em cũng ổn định hơn, chỉ còn rất ít trường hợp là huyết áp chưa tốt.
Sau một học kỳ trải nghiệm, kết quả thu được rất khả quan. Thể lực các em được cải thiện rõ rệt thông qua kết quả sau :
Giỏi : 40%
Khá : 46%
T bình: 14%
Yếu :
Kết quả đo huyết áp sau khi áp dụng các bài tập trò chơi vận động .
Mức độ
Tốt
Chưa tốt
Số Lượng
108
12
%
90
10
Kết quả đánh giá này so với thực trạng đầu năm của trường thì
đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy việc đưa phương pháp rèn luyện thể lực vào dạy trong giờ thể dục là thật cần thiết nhằm tăng sức cường sức mạnh tốc độ trong trường THCS đã được giáo viên quan tâm và có sự đầu tư rèn luyện.
b. Phương pháp :
Tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây khi giải quyết các nhiệm vụ trên:
-Phương pháp phỏng vấn :
Thăm dò ý kiến từ giáo viên chuyên thể dục thể thao để từ đó lựa chọn ra những phương pháp, biện pháp phù hợp với lứa tuổi, sở thích của các em để các em có thể tập hết sức trong khi tập luyện và thi đấu.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm :
Để kiểm tra đánh giá sự tăng trưởng sức nhanh của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các nội dung biện pháp, phương pháp nêu trên.
HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP
Kết quả khả quan như sau:
- Học sinh đều tham gia tốt các nội dung mà viên đã đề ra.
- Trong luyện tập, tạo được sự hưng phấn, gợi được tính tích cực và tự giác của học sinh .
- Tạo được sân chơi hòa thuận, thân thiện và cảm giác thích thú khi đến với bộ môn thể dục
- Điều quan trọng nhất là sức khỏe của các em ngày càng được cải thiện tiến bộ rõ rệt.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Phân môn Thể dục hay bất kỳ phân môn nào, người giáo viên cần phải có nghệ thuật để cuốn hút các em. cũng nên quan tâm, theodõi điều chỉnh, hệ thống hóa kiến thức vừa phải với từng đối tượng, để học sinh dần thích nghi . Tất cả các trường THCS đều có thể thực hiện tốt phương pháp này vì nó mang tính thực tế, gần gũi với học sinh thông qua các trò chơi bổ trợ hoặc rèn thể lực .
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
- Thông qua thực nghiệm và trải nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên có chuyên môn và học sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp nhằm nâng dần thể lực tăng cường sức nhanh, sức mạnh cho học sinh trong giờ tập luyện thể dục thể thao là vấn đề hết sức quan trọng .Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt ,có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy. Giáo viên cần phải tích cực tham mưu với Ban giám hiệu xin ý kiến chỉ đạo ở từng thời điểm. Ngoài ra giáo viên phải có tính sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng và tự làm đồ dùng để khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dụng cụ như hiện nay. Góp phần hình thành nhân cách và giáo dục các phẩm chất đạo đức của học sinh,tinh thần, tác phong nhanh nhẹn, tính kỹ luật và tập thể
µ KIẾN NGHỊ:
Muốn đạt hiệu quả cao, theo tôi người giáo viên phải được tham gia tập huấn những cái mới dễ sử dụng mang tính thường xuyên để áp dụng vào trong bài giảng, phải tích cực học hỏi, trao dồi kiến thức, cũng như phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm người giáo viên còn cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu, kiên trì không nôn nóng và tạo sự gần gũi với học sinh. Phải thường xuyên theo dõi so sánh rồi có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
Tân Hưng Tây ngày 20 tháng 03 năm 2010.
Người soạn
Nguyễn Hoài Nam
File đính kèm:
- SKKN(6).doc