Theo Từ Điển Tiếng Việt: “ Phương pháp là tuần tự cần làm theo trong những bước có quan hệ với nhau khi tiến hành công việc có mục đích nhất định”. Với TD phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo cho mỗi một giờ lên lớp tránh được việc làm mẫu quá nhiều, tránh được việc giải thích quá kỹ về kỹ thuật, động tác và loại trừ được không khí căng thẳng trong buổi tập. Qua đó tạo cho giờ học luôn có một không khí vui tươi, nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp cho các em học mà chơi, chơi mà học đạt được kết quả cao. Nhằm phát huy được tính năng động – sáng tạo – tích cực – chủ động của HS. Muốn đạt được kết quả trên đòi hỏi người GV phải có sự tích cực, sáng tạo trong hoạt động dạy học, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp.
Cũng theo Từ Điển Tiếng Việt thì : “ Kỹ năng là khả năng thực hành thành thạo những hiểu biết ”
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp rèn luyện kỹ năng chạy cho học sinh bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó tốc độ tăng dần đến giới hạn song vẫn giữ được sự thoải mái và nhẹ nhành của động tác.
2.Cũng như bài tập 1 song chạy xuống dốc có độ nghiêng 3 – 5 độ . Làm 5 – 7 lần.s
3. Chạy 5-6m xuôi gió hay theo sau người dẫn đầu. Làm3 – 5 lần.
4. Chạy 30 – 40m xuất phát cao hay thấp. Làm 4 – 6 lần.
5. Chạy nâng cao đùi 4 – 6 lần, mỗi lần 30 – 40m.
6. Chạy đá gót chạm mông, 2 – 4 lần qua các đoạn 30 – 40m. Chú ý không đổ vai về trước.
9. Chạy nâng cao đùi và hất cổ chân ra sau. Làm 3 – 5 lần, mồi lần 30 – 40m.
III. Bài Tập Phát Triển Sức Mạnh
Các bài tập không có dụng cụ và có dụng cụ
1. Chạy lên dốc. Chú ý đạp sau mạnh và nâng cao đùi. Bài tập này được thực hiện với nhịp điệu trung bình và nhanh. Làm 4 – 6 lần, mỗi lần 60 – 80m.
2. TTCB : hai tay tỳ vào thang dóng ở mức ngang ngực còn 2 chân đứng cách thang 120 – 140cm. Ơ tư thế thên thực hiện động tác đạp sau mạnh, nhanh, nâng đùi cao hơn mức hông và đặt chân về phía sau. Khi thực hiện bài tập người không chuyển gần đến thang. Làm một vài lần, mỗi lần 10 – 12 giây.
3. Chạy lên cầu thang ( lên tầng 3 – tầng 4 ), chú ý khi đạp sau chân duỗi thẳng hoàn toàn. Làm 2 – 4 lần.
4. Cũng như bài tập 3 song lúc xuống thì đi theo thang máy .
5. Chạy xuất phát thấp có khắc phục lực cản. Làm 3 – 5 lần. Lực cản có thể do người cùng tập dùng hai tay tỳ vào vai hoặc phía trước vùng thắt lưng người xuất phát hoặc dây vòng qua vai người tập.
Bài Tập Có Trọng Lượng
1. TTCB : đứng thẳng. buộc một trọng lượng phụ 2 – 4kg vào cẳng chân và co gối, nâng cẳng chân lên để gót chân chạm mông. Làm 6 – 8 lần mỗi chân.
2. TTCB : ngồi trên bàn, chân hạ xuống dưới. Móc bàn chân vào tạ bình vôi có trọng lượng 4 – 6kg và duỗi thẳng chân. Làm 6 – 8 lần mỗi chân.
3. TTCB : gánh tạ, đứng đặt một chân lên ghế thể dục. Thực hiện động tác bật nhảy lên ghế. Trọng lượng tạ bằng 30 – 50% trọng lượng cơ thể, Làn 4 – 6 lần. Cần thực hiện các lần nhảy trên cả hai chân và chú ý làm nhanh.
4. Nhảy bật khi có tạ đòn trên vai. Trọng lượng tạ bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể. Thực hiện nhiều loạt mỗi loạt 15 – 20 lần bật và di động không nhiều.
5. TTCB : hai tay cầm hai tạ bình vôi ngồi trên hai ghế thể dục đặt song song. Thực hiện bật nhảy lên cao. Làm 8 – 15 lần.
Bài soạn minh hoạ
thể dục lớp 7
Tiết : 18
Chạy ngắn – bài thể dục – chạy bền
i.mục tiêu :
- Chạy ngắn :
+ Ôn một số động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.
+ Xuất phát cao chạy nhanh 60m.
- Bài TD : Ôn các động tác : Vươn thở, tay, chân, lườn
.- Chạy bền:
+ Trò chơi : TÂNG CầU.
II.ĐịA ĐIểM PHƯƠNG TIệN :
1.địa điểm :
Sân thể dục trường THCS Hán Đà.
2.Phương tiện :
- Chuẩn bị sân tập đủ rộng, daì, sạch sẽ, thoáng mát và đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
- Đủ đồ dùng dạy và học cần thiết như : đồng hồ thể thao, giầy, quần áo thể thao
- Mỗi học sinh một quả cầu
III.TIếN TRìNH DạY HọC :
NộI DUNG
định lượng
Phương pháp tổ chức
A.Phần mở đầu :
1.Nhận lớp :
- Giáo viên kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến mục tiêu nội dung bài học và các yêu cầu khác về kĩ thuật, an toàn.
- Kiểm tra bài cũ :4 động tác Bài TD: Vươn thở, tay, chân, lườn.
8 – 10 phút
- Tập trung lớp thành 3 hàng ngang.
Do cán sự lớp điều khiển
* GV
* * * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
* * * * * * * * * *
- GV gọi 3 -5 học sinh kiểm tra bài cũ : 4 động tác bài thể dục.
NộI DUNG
định lượng
Phương pháp tổ chức
2.Khởi động :
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc khi trở về thành 1 vòng tròn.
+ HS tại chỗ khởi động các khớp : cổ, cổ tay, cổ chân,vai, hông, gối
+ HS đi theo vòng tròn thực hiện một số động tác khởi động chung như :Luân phiên đánh tay lên cao, đi vặn mình, gập bụng, chân-hông,đi mở hông sang bên
+ ép dây chằng : ép dọc, ép nghang
b. phần cơ bản :
1.Chạy nhanh :
- Ôn tập :
+ Chạy bước nhỏ.
+ Chạy nâng cao đùi.
+ Chạy đạp sau.
- Chạy 60m chuyển vào đường vòng. Chú ý chuyển đều vào đường vòng, nghiêng thân về trước-sang trái và đưa khuỷu tay sang phải khi đánh tay phải ra sau.
- Chạy 60m xuôi gió.
2.Bài TD :
- Ôn các động tác:
+ Vươn thở, tay, chân và động tác lườn.
6 – 8 phút
2 x 8 nhịp
2 x 8nhịp
2 x 8nhịp
25-30phút
20m x 4
20m x 4
20m x 4
3 – 5 lần
3 – 5 lần
- Chạy thành vòng tròn, thực hiện các động tác khởi động ( cán sự lớp điều khiển khởi động ).
GV *
- GV cùng khởi động cho HS quan sát và tập theo.
- GV làm mẫu động tác 1 – 2 lần cho học sinh quan sát và tập theo.
*** * **
*** * 20m **
*** * **
*
- Chia nhóm cho học sinh tập luyện : chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 học Bài TD, nhóm 2 học Chạy nhanh. Sau đó đổi cho nhau.Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình tập luyện, GV quan sát và sửa sai cho từng nhóm.
NộI DUNG
định lượng
Phương pháp tổ chức
3. Chạy bền :
-Trò chơi : Tâng cầu + Cách chơi : Sau lệnh của chỉ huy, tất cả HS đồng loạt bắt đầu tâng cầu bằng đùi, má trong, má ngoài hoặc mu chân, nhưng tâng liên tục trong 3 – 5 phút. Nếu cầu rơi, nhanh nhặt cầu để tiếp tục tâng cho liên tục.
- Củng cố bài.
C. phần kết thúc :
+ Thực hiện một số động tác thả lỏng.
+ GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
+ Giao bài tập về nhà cho từng nhóm HS cụ thể
+ Cán sự làm thủ tục xuống lớp.
5 phút
5 – 6 phút
- GV hướng dẫn cho HS cách chơi, luật chơi sau đó làm quản trò cho HS chơi .
- GV cùng chơi với HS.
- HS chơi trò chơi nhiệt tình, vui vẻ, chơi đúng luật và theo sự hướng dẫn của GV.
+ GV gọi 3 – 5 HS thực hiện các động tác bổ trợ cho chạy và 4 động tác bài thể dục : Lớp quan sát và nhận xét
+ GV cùng thả lỏng cho HS quan sát và tập theo.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
*
+ GV cho HS giải tán
+ HS hô khoẻ
Phần III : kết luận :
+ Cùng với vui chơi giải chí, TDTT là một nhu cầu mang tính tự nhiên của trẻ em. Có thể nói vui chơi, tập luyện TDTT cũng cần thiết và quan trọng như ăn uống, ngủ, học tập trong đời sống thường ngày của các em. Chính vì vậy dù có được hướng dẫn hay không hướng dẫn, các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời gian, điều kiện để chơi, tập luyện TDTT. Như vậy với trách nhiệm của một GV giảng dạy bộ môn TD chúng ta phải làm thế nào và bằng những công việc cụ thể tạo cho các em không những ham mê TDTT mà còn biết “ cách chơi ” như thế nào và tập luyện như thế nào để đạt được thành tích cao nhất về TDTT và đảm bảo được sức khoẻ nhằm đạt được mục đích cao nhất về giáo dục thể chất. Trong quá trình tham gia tập luyện, thi đấu TDTT, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đồng đội cũng như cho bản thân mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của TDTT.
+ Trong khi triển khai chuyên đề này ,tôi thấy học sinh học bộ môn TD rất hào hứng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập ở lớp và tự tập luyện hằng ngày. Tôi cũng thực sự bất ngờ trước nhu cầu tập luyện thể thao hằng ngày của các em, mỗi tiết lên lớp lại được các em hỏi về những bài tập mới, mỗi tiết Chạy trong giờ TD chính khoá là thêm một lần tôi thấy được sự tiến bộ của các em về thành tích cũng như kỹ thuật của từng bước chạy.
+ Cụ thể về thành tích và chất lượng các môn Chạy khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này qua kiểm tra Chạy trong năm học 2005 – 2006 như sau:
+ Chạy Nhanh ( Chạy cự li ngắn ):
27% HS đạt điểm Giỏi.
59% HS đạt điểm Khá.
14% HS đạt điểm Đạt ( Trung bình )
Không có học sinh Chưa đạt TCRLTT
+ Chạy bền :
35% HS đạt điểm Giỏi.
52% HS đạt điểm Khá.
13% HS đạt điểm đạt.
Không có HS Chưa đạt TCRLTT.
* Khi áp dụng Sáng Kiến Kinh Nghiệm vào trong giảng dạy, tôi đã rút cho mình một số kinh nghiệm sau:
- Là một giáo viên trước mỗi giờ lên lớp phải chuẩn bị giáo án thật tốt và luôn tự tin trước học sinh
- Rèn luyện cho HS tự quản tốt, chọn những em cán sự có năng khiếu, hướng dẫn các em chỉ huy nhóm và giao nhiệm vụ cho các em tập tốt hướng dẫn các em học yếu. Nhằm giúp HS biết điều khiển và tự điều khiển quá trình tập luyện.
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và tham khảo ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ...
- Tích cực tham gia tập luyện TDTT nâng cao khả năng thực hành của bản thân..
Và điều quan trọng là phải luôn yêu nghành, yêu nghề và coi đó là cuộc sống của mình mà luôn sống tốt cũng là luôn dạy tốt hơn.
+ Sáng kiến kinh nghiệm : “ Rèn luyện kỹ năng chạy cho học sinh” trình bầy hệ thống các bài tập chuyên môn dùng trong giảng dạy và hướng dẫn HS luyện tập chạy, cùng những chỉ dẫn cụ thể khi sử dung chúng cho các đối tượng nam, nữ thanh thiếu niên khác nhau. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người viết cũng như cho các bạn đồng nghiệp quan tâm. Trong quá trình biên soạn, nghiên cứu mặc dù rất cố gắng nhưng chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp xây dựng ý kiến của các bạn đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn !
đề xuất
Mong muốn được sự quan tâm của các cấp các nghành,Sở TDTT, Sở GD & ĐT, Phòng GD, thường xuyên có những hoạt động TDTT có ích cho các em HS có điều kiện tham gia và phát huy khả năng của bản thân về TDTT. Trang bị cho các cơ sở trường học đầy đủ đồ dùng dạy học của bộ môn để những GV như chúng tôi có điều kiện giảng dạy tốt hơn, và các em có đồ dùng , dụng cụ tập luyện như: Bóng các loại, đệm nhảy cao, lưới bóng chuyền, cầu lông
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hán Đà, ngày 15/11/2006
Người viết
Nguyễn Văn Linh
Nhận xét - đánh giá - xếp loại
Tổ khoa học xã hội ban giám hiệu
Phụ lục
Danh mục
Trang
Phần I: Đặt Vấn Đề
01 - 04
Phần II: Giải Quyết Vấn Đề.
Cơ sở khoa học.
Thực trạng.
Phương pháp – Giải pháp - Biện pháp thực hiện.
04 - 17
Phần III: Kết Luận.
18 - 19
* Tài liệu tham khảo :
Sách giáo khoa TD 6, 7, 8, 9
Điền kinh và Thể dục ( Nxb : tdtt )
Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn td ở trường thcs.
Những bài tập chuyên môn giảng dạy và huấn luyện Điền kinh.
Bồi dưỡng thường xuyên chu kì III môn TD.
File đính kèm:
- SKKN CHAY NGAN THCS.doc