TDTT là một bộ phận quan trọng cấu thành nền TDTT toàn dân, là nơi giao nhau của hai lĩnh vực Giáo dục và TDTT. TDTT trường học không chỉ là phương tiện nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ý chí, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam. Chính vì vậy TDTT trường học góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập Thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục”(Đăng trên báo cứu quốc số 199, ngày 27/ 03/1946) người viết:
22 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy và huấn luyện chạy bền cho học sinh THCS - Trịnh Công Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chân tay.
+ Tại chỗ hít thởi sâu.
+ Ngồi, chống hai tay phía sau làm động tác thả lỏng 2 chân; rung để thả lỏng đùi và cẳng chân, bàn chân chạm đất hoặc không, dùng hai tay vuốt ngược từ gót chân lên trên giúp dồn máu tĩnh mạch trở về tim...
- Hồi tĩnh theo nhóm hai người:
+ Hai người ngồi đối diện nắm nhẹ bàn tay nhau, luân phiên một người lắc nhẹ nhiều lần để thả lỏng tay và thân trên cho người kia.
+ Một người đứng hai tay chống gối để người kia đấm nhẹ ở sau lưng...
+ Luân phiên làm động tác “phơi cá” cho nhau.
Hồi tĩnh đủ là khi mạch trở về trước lúc buổi tập.
Để học sinh không tập vượt quá sức, việc theo dõi nhịp tim trong tập luyện là rất cần thiết, để rèn luyện sức bền cần phải rèn luyện nó trong điều kiện cơ thể được cung cấp đầy đủ ôxi. Khi tập chạy liên tục nhịp từ 130 - 150lần/ phút, khi tập chạy biến tốc nhanh mạch tối đa 180lần/ phút là hợp lý và vừa với học sinh.
Để tập luyện có kết quả tốt, tôi yêu cầu các em chú ý mấy điểm sau:
- Chạy đúng kỹ thuật để tiết kiệm sức.
- Phải tích cực phối hợp chạy với thở.
- Khi chạy phải có cảm giác tốc độ tốt để chủ động về tốc độ, đảm bảo phân phối sức hợp lý.
- Tập thường xuyên, liên tục như một thói quen sinh hoạt hàng ngày.
- Trước khi thi đấu khoảng một tuần tôi tiến hành kiểm tra thành tích của các em, thời gian còn lại tôi cho tập với cường độ trung bình và nghỉ ngơi tích cực, trước thi đấu hai ngày chỉ cho các em khởi động kỹ và chạy nhẹ nhàng.
III. Hiệu quả áp dụng:
* Bảng 3 – Kết quả sau huấn luyện đội tuyển năm học 2010 - 2011
STT
Họ và tên
Nam/
Nữ
Cự ly
(m)
Thành tích
Trước HL
Thành tích
Sau HL
Ghi chú
1
Vũ Thị Đào
Nữ
1.800
9’01’’
7’35
2
Nguyễn Tường Xuân
Nữ
1.800
9’12’’
7’37
3
Nguyễn Thị Phượng
Nữ
1.800
9’20’’
7’48
4
Hoàng Thúy Ngọc
Nữ
1.800
9’37’’
7’57
5
Nguyễn Trí Thành
Nam
1.800
7’15’’
6’47
6
Nguyễn Quang Khải
Nam
1.800
7’54’’
7’03
7
Trần Nam Anh
Nam
1.800
8’06’’
7’12
8
Trần Hữu Hoan
Nam
1.800
8’17’’
7’17
(Kết quả có đối chứng)
* Bảng 4 – Kết quả sau huấn luyện đội tuyển năm học 2011 – 2012
STT
Họ và tên
Nam/ Nữ
Cự ly
(m)
Thành tích
Trước HL
Thành tích
Sau HL
Ghi chú
1
Đỗ Thị Khánh Ninh
Nữ
1.800
8’19’’
7’23
2
Lê Phương Anh
Nữ
1.800
8’23’’
7’34
3
Phạm Thị Thu Hằng
Nữ
1.800
8’59’’
7’48
4
Đỗ Hà Ngân
Nữ
1.800
9’06’’
7’50
5
Nguyễn Văn Lợi
Nam
1.800
7’11’’
6’44
6
Nguyễn Quang Nghĩa
Nam
1.800
7’13’’
6’51
7
Nguyễn Quang Hiếu
Nam
1.800
7’49’’
6’55
8
Đỗ Hồng Phúc
Nam
1.800
7’54’’
7’08
(Kết quả có đối chứng)
Nhìn vào bảng thành tích ở trên của học sinh thì ta thấy, sau khi được huấn luyện thành tích đã được tăng lên rõ rệt.
Từ khi tôi áp dụng những phương pháp trên vào quá trình giảng dạy và huấn luyện Chạy bền ở trường THCS Ngọc Thụy. Kết quả là chất lượng môn TDTT trường THCS Ngọc Thụy không ngừng được nâng lên và thành tích cụ thể như sau:
- Năm học 2010- 2011: HKPĐ cấp quận học sinh đã đạt được tổng cộng 20 giải Nhất - Nhì - Ba. HKPĐ cấp thành phố đạt 7 giải Nhất - Nhì - Ba. Giải chạy báo Hà Nội mới cấp quận đạt giải Nhất toàn đoàn, giải Nhất đồng đội nữ, giải Ba đồng đội nam, về giải cá nhân có giải Nhì của học sinh Vũ Thị Đào, giải Ba của học sinh Nguyễn Trí Thành.
- Năm học 2011- 2012: HKPĐ cấp quận học sinh đã đạt tổng cộng 21 giải Nhất - Nhì - Ba. (HKPĐ thành phố chưa kết thúc giải). Giải chạy báo Hà Nội mới cấp quận đạt giải Nhất toàn đoàn, giải Nhất đồng đội nữ, giải Nhì đồng đội nam, về giải cá nhân có giải Ba của học sinh Đỗ Thị Khánh Ninh, giải Ba của học sinh Nguyễn Văn Lợi.
Một điều đáng phấn khởi là trong quá trình luyện tập cũng như thi đấu TDTT không có một em nào bị chấn thương xảy ra. 100% học sinh được nâng cao thể chất, hăng say luyện tập, tạo phong trào thi đua sôi nổi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Để đạt được thành tích trên là có sự tập trung chiều sâu mũi nhọn ở tất cả các môn học, thực hiện giáo dục toàn diện, đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên thể dục có kế hoạch tuyển chọn, luyện tập ngay từ đầu năm học nên đã đạt được thành tích cao.
c. phần Kết luận
I. ý nghĩa của SKKN:
Sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền mang một ý nghĩa rất quan trọng, bởi việc luyện tập và thi đấu Chạy bền không những có tác dụng tốt tới sức khoẻ mà còn có tác dụng phát triển thể lực một cách toàn diện, đồng thời còn tạo điều kiện nâng cao thành tích các môn thể thao khác. Góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ý chí, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.
II. Bài học kinh nghiệm:
- Muốn đạt được kết quả cao trong những giải thi đấu Chạy bền, trong việc đánh giá chất lượng học tập của các em, ngoài việc thực hiện tốt các phương pháp trên giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ phân phối chương trình môn thể dục và chương trình Chạy bền để sắp xếp một cách trình tự, có hệ thống và tính khoa học, có kế hoạch giảng dạy cụ thể với từng bài, từng tiết học.
- Giáo viên cần phải làm mẫu rõ ràng, chính xác về kỹ thuật, cách phối hợp, điều hòa nhịp thở trong quá trình tập luyện. Ngoài ra giáo viên cũng cần thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn, sửa chữa những động tác kỹ thuật chưa tốt của học sinh trong quá trình học tập.
- Có thể đưa một số trò chơi vận động vào tiết học để giúp các em hưng phấn hơn trong tập luyện, tạo ra một tiết học sôi nổi, vui vẻ. Nhưng điều quan trọng hơn cả là giáo dục cho các em có thói quen tự tập luyện, tính tự giác tích cực và tinh thần kỷ luật tốt.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả quá trình học tập và rèn luyện của các em.
Từ những kết quả nghiên cứu cho phép tôi rút ra kết luận sau:
Thành tích thi đấu của đội tuyển Chạy bền tham gia giải chạy báo Hà Nội mới nhà trường chỉ được nâng cao trên cơ sở giáo viên chịu khó đầu tư thời gian học tập, nghiên cứu để có những bài tập hiệu quả. Những phương pháp mà tôi lựa chọn là bài tập đơn giản, theo trình tự dễ học, khối lượng vận động phù hợp với khả năng của từng học sinh và những bài tập phù hợp đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính.
Tuy nhiên do các em không có nhiều thời gian để tập luyện như VĐV chuyên nghiệp nên thành tích cũng có phần hạn chế. Vì vậy mà tôi vẫn có kế hoạch huấn luyện tiếp để cho các em có thành tích ngày một tốt hơn.
III. Những ý kiến đề xuất:
- Tôi thiết nghĩ nhà tập Thể chất của các trường học được xây dựng lên là nhờ ngân sách của Nhà nước đầu tư cho Giáo dục và mục đích chính là giành cho học sinh học tập trong các giờ học thể dục chính khoá, học sinh tập luyện nâng cao sức khoẻ, thể chất, kỹ chiến thuật sau những giờ học căng thẳng (dưới sự quản lý của giáo viên Thể dục). Nhưng nhà tập Thể chất của trường THCS Ngọc Thụy thì học sinh lại không được vào để học tập TDTT sau những giờ học chính khoá, giáo viên thể dục chỉ được dạy học trong nhà tập Thể chất khi trời mưa, còn trời nắng cũng không được cho học sinh vào để học tập. Và một điều đáng nói là nhà tập Thể chất trường THCS Ngọc Thụy không để giành cho học sinh tập luyện, không cho lớp năng khiếu TDTT do giáo viên Thể dục tổ chức cho học sinh nhà trường tập luyện mà nhà tập Thể chất lại giành cho Câu lạc bộ cầu lông là người dân thuê, giành cho những ai có nhu cầu thuê để tổ chức đám cưới,...
- Vậy tôi kính đề nghị các cấp quản lý xem xét, có ý kiến chỉ đạo Ban giám hiệu trường THCS Ngọc Thụy giành nhà tập Thể chất cho học sinh học tập khi trời mưa cũng như trời nắng trong những giờ học chính khoá và cho lớp năng khiếu TDTT do giáo viên nhà trường tổ chức được tập luyện trong nhà tập Thể chất, giúp học sinh có điều kiện tập luyện tốt nhất có thể, học sinh được tập luyện nâng cao sức khoẻ toàn diện, phát triển kỹ chiến thuật, tạo nguồn vận động viên xuất sắc cho trường, quận và thành phố.
- Đề nghị các cấp quản lý giáo dục, các trường THCS cần quan tâm hơn nữa đối với chế độ đãi ngộ cho giáo viên và đội tuyển học sinh trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu. Đây là nguồn cổ vũ động viên góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong các trường THCS. Có như vậy mới thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn mới.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về Phương pháp giảng dạy và huấn luyện Chạy bền trong trường THCS. Sẽ vẫn còn những điểm thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả Quý thầy cô.
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là do tôi viết, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngọc Thụy, ngày 20 tháng 03 năm 2012
Người viết
Trịnh Công Phong
phụ lục
* Danh mục thiết bị tối thiểu cần có:
- Sân tập tối thiểu 80m x 30m để dạy – học.
- 2 đồng hồ TDTT
- 1 còi TDTT
- 50 quả cầu (để đá cầu).
- 50 dây nhảy cá nhân và 10 dây nhảy dài (tập thể).
- 1 thước dây 5 – 30m.
- 1 băng kỹ thuật điền kinh.
tài liệu tham khảo
1. Sách giáo viên thể dục 6 - 7 - 8 - 9 - NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn, Lý luận và phương pháp Thể Dục Thể Thao - Tái bản có bổ sung 2000.
3.Trần Kiều, Đổi mới phương pháp dạy học trường THCS - Viện KHGD 1999.
4. Phương pháp dạy học môn thể dục trong trường phổ thông - NXB Giáo dục.
5. Trò chơi vận động - NXB TDTT 1981.
6. Điền kinh trong trường phổ thông – NXB TDTT 1996
7. Luật Điền kinh, NXB TDTT 2000.
8. Nguyễn Kim Minh – Nguyễn Thế Xuân, Chạy tiếp sức, cự li dài, cự li trung bình, việt dã - NXB GD, 1998.
Mục lục
Nội dung
Trang
Trang phụ bìa
Chữ viết tắt sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm
A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
1
2
3
3
3
2. Cơ sở thực tiễn
4
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
5
1. Mục đích
5
2. Phương pháp nghiên cứu
III. Phạm vi - Thời gian áp dụng đề tài
B. Phần nội dung
I. Thực trạng và những mâu thuẫn
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Khảo sát thực tế lựa chọn đội tuyển
2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
III. Hiệu quả áp dụng
C. Phần kết luận
I. ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
II. Bài học kinh nghiêm
III. Những ý kiến đề xuất
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Mục lục
5
7
8
8
8
8
8
8
10
15
17
17
17
18
20
20
21
File đính kèm:
- SKKN Phuong phap Giang day va Huan luyen Chay Ben choHS THCS SKKN Cap TP Ha Noi.doc